« Home « Kết quả tìm kiếm

Tìm hiểu về giáo dục thể chất Nhật Bản qua nghiên cứu Chương trình giáo dục Tiểu học Nhật Bản


Tóm tắt Xem thử

- Tìm hiểu về giáo dục thể chất Nhật Bản qua nghiên cứu Chương trình giáo dục Tiểu học Nhật Bản.
- 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Trong xu thế toàn cầu hóa, Nhật Bản là một quốc gia có nền giáo dục phát triển và đậm chất văn hóa.
- Giáo dục (GD) Tiểu học (TH) là cấp học được Nhật Bản rất quan tâm và đầu tư rất nhiều nguồn lực để phát triển, trong đó giáo dục Thể chất đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc phát triển con người Nhật Bản.
- Ở hầu hết các trường TH Nhật Bản, giáo dục thể chất chiếm 10% thời lượng tổng số các tiết học, thậm chí một số trường, một số môn như bơi lội....
- Ngoài giờ học chính thức của môn thể chất đã được quy định, học sinh (HS) TH của Nhật Bản còn tham gia vào các câu lạc bộ thể thao trong nhà trường trước và sau giờ học, ngoài ra còn có thời gian chơi tự do cho HS TH..
- Đề tài độc lập cấp quốc gia, mã số 03/07- ĐTĐL.XH- XNT với tên gọi “Nghiên cứu mô hình GD TH Nhật Bản và đề xuất vận dụng cho GD TH ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” nước nhà, do nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT.
- Giáo dục thể chất và sức khỏe, dinh dưỡng HS TH cũng là một lĩnh vực nghiên cứu được đề tài quan tâm và thực hiện.
- Để giúp cho quá trình nghiên cứu đề tài được thuận lợi, đã có nhiều tài liệu được Nhật Bản cung cấp cùng sự tìm tòi của những người tham gia nghiên cứu, cũng như những trải nghiệm của các đợt công tác tại Nhật Bản và một số trường quốc tế Việt Nam- Nhật Bản tại Hà Nội.
- Nhóm tác giả tham gia nghiên cứu vấn đề này là các chuyên gia GD thể chất giàu kinh nghiệm đã có nhiều năm tham gia nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn giáo viên (GV), cũng như làm công tác chỉ đạo chuyên môn của Bộ GD&ĐT.
- Sau đây là một số phát hiện được khi tìm hiểu về GD thể chất của Nhật Bản qua chương trình GD TH Nhật Bản mới nhất được ban hành năm 2017 (Thông báo số 63, ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ GD, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản về việc thực hiện Chương trình giảng dạy, học tập cấp TH)..
- Những phát hiện về giáo dục Tiểu học Nhật Bản 2.1.1.
- GD Nhật Bản từ lâu đã được thế giới ca ngợi là hình mẫu của một nền GD thành công.
- Triết lí GD của Nhật Bản cho rằng mỗi đứa trẻ đều đặc biệt cần được hưởng một nền GD chất lượng và công bằng.
- Mục tiêu bao quát của GD Nhật Bản là truyền cảm hứng cho HS và giúp họ sống một cuộc sống hạnh phúc, trọn vẹn.
- Vì vậy, Nhật Bản có một hệ thống GD bình đẳng, đồng bộ, HS được phát huy hết năng lực và dễ dàng hòa nhập với cuộc sống..
- GD TH Nhật Bản bao gồm 6 năm học (lớp 1 đến lớp 6) với mục đích hoàn thiện nhân cách con người, đào tạo ra những công dân khỏe mạnh cùng với tinh thần và thể chất được trang bị đầy đủ những tư chất cần thiết để làm người xây dựng xã hội, xây dựng một quốc gia hòa bình dân chủ và đạt được 5 mục tiêu tóm tắt là:.
- Chương trình giáo dục Tiểu học Nhật Bản.
- Chương trình giảng dạy - học tập cấp TH của Nhật Bản là một chương trình mở do Bộ trưởng Bộ GD, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản ban hành thống TÓM TẮT: Bài viết đưa ra một số phát hiện về chương trình giáo dục Nhật Bản, gồm có những phát hiện về mục tiêu chương trình chung, chương trình giáo dục và sách, đội ngũ giáo viên, học sinh và các vấn đề khác.
- Những phát hiện về chương trình giáo dục Thể chất của Nhật Bản bao gồm mục tiêu chương trình giáo dục Thể chất cho học sinh tiểu học, nội dung phương pháp giảng dạy của giáo viên, phương pháp dạy học và đánh giá.
- Từ đó, tác giả đề xuất 09 biện pháp vận dụng cho giáo dục thể chất ở Việt Nam..
- TỪ KHÓA: Giáo dục thể chất.
- giáo dục Tiểu học Nhật Bản.
- chương trình giáo dục Nhật Bản..
- Dựa trên khung Chương trình GD chung này, mỗi địa phương sẽ vận dụng những đặc trưng riêng, những kinh nghiệm trong thực tiễn giáo dục, những tích lũy trong nghiên cứu khoa học, những vấn đề hiện trạng của địa phương, nhu cầu và đặc điểm của trẻ em trong vùng, sự hợp tác với gia đình và cộng đồng để sáng tạo xây dựng một chương trình GD phù hợp với từng nơi..
- Các trường TH Nhật Bản đều thực hiện dạy học cả ngày ở trường với một thời khóa biểu khép kín rất khoa học.
- Hầu hết các trường TH tại Nhật Bản đều có Nhà đa năng để tổ chức các hoạt động GD tập thể.
- Chương trình GD thể chất là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong GD TH Nhật Bản với khẩu hiệu.
- “Đức-Trí-Thể-Thực” bởi người Nhật Bản quan niệm rằng HS ở lứa tuổi TH cần được chuẩn bị một sức khỏe và thể lực tốt nhất để thành công trong những cấp học tiếp theo và cuộc sống sau này.
- Do vậy, trong các trường TH ở Nhật Bản luôn có nhiều sân tập thể thao ngoài trời và trong nhà cho HS tập luyện..
- Về đội ngũ giáo viên và học sinh Nhật Bản.
- Chuẩn GV TH của Nhật Bản phải tốt nghiệp đại học sư phạm, họ được đào tạo bài bản, chính quy và phải có thẻ hành nghề.
- Kĩ năng độc lập và tinh thần vượt khó, vươn lên là những kĩ năng được chú trọng trong GD cho HS Nhật Bản.
- Do vậy, HS TH Nhật Bản dù ít tuổi nhưng rất độc lập, tự chủ, có kĩ năng giao tiếp tốt, mạnh dạn, tự tin, hăng hái tham gia các hoạt động học tập.
- Một số vấn đề khác trong giáo dục tiểu học.
- Nguyên tắc bình đẳng trong GD được đề cao, GD thể chất luôn được coi trọng như những môn học khác và không phân biệt.
- Khái quát về GD của Nhật Bản có thể được gói gọn trong mấy chữ: “Đức-Trí-Thể-Thực”..
- Chế độ dinh dưỡng dành cho HS TH Nhật Bản hợp lí và cùng với các hoạt động thể dục, thể thao sẽ rất đảm bảo cho HS phát triển toàn diện..
- Những HS khuyết tật cũng được tham gia các hoạt động GD thể chất như các bạn HS bình thường khác và được GV và nhân viên hỗ trợ điều chỉnh theo nhu cầu và khả năng của HS..
- Những phát hiện đối với môn Giáo dục thể chất ở cấp Tiểu học.
- Về mục tiêu của chương trình môn học.
- Mục tiêu của môn học nhằm trang bị cho HS cách nhìn và cách suy nghĩ về thể dục và bảo vệ sức khỏe, thông qua quá trình học tập, rèn luyện thể dục thể thao nhằm phát triển những tư chất, năng lực, duy trì và tăng cường sức khỏe trong cuộc sống.
- Thông qua chương trình môn GD thể chất ở cấp Tiểu học:.
- Việc bảo vệ sức khỏe và an toàn của con người luôn được người Nhật rất chú trọng, do Nhật Bản là một nước chịu nhiều thiên tai, con người luôn phải khắc phục hoàn cảnh..
- Thông qua các hoạt động GD thể chất, HS TH Nhật Bản còn hiểu rõ được năng lực của bản thân, cơ hội và những thách thức mà bản thân gặp phải, từ đó xây dựng và thực hiện các giải pháp phù hợp với năng lực và khả năng của bản thân..
- Trong các hoạt động vận động hằng ngày, HS TH Nhật Bản sẽ được cải thiện sức khỏe để chuẩn bị thể lực cho các cấp học cao hơn và cho cuộc sống sau này.
- Về nội dung chương trình.
- GD thể chất cho HS của Nhật Bản rất được coi trọng và quan tâm đặc biệt.
- Tại Nhật Bản các lớp tiểu học đều có ít nhất 3 tiết Thể dục/tuần và mỗi ngày vào cuối buổi học đều có hoạt động của các câu lạc bộ thể dục thể thao.
- Chương trình môn GD thể chất cấp TH của Nhật Bản có 6 năm với 6 nội dung cơ bản.
- Các nội dung của chương trình môn Thể dục cấp TH Nhật Bản là:.
- Những trò chơi vận động sử dụng cơ thể.
- Những vận động mà có sử dụng dụng cụ (thể dục dụng cụ) c.
- Những trò chơi vận động chạy-nhảy (vận động Chạy nhảy - điền kinh).
- Trò chơi vận động.
- Trích dẫn theo thông báo số 63, ngày 31/3/2017 của Bộ GD, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản về việc thực hiện Chương trình giảng dạy, học tập cấp TH..
- Nội dung môn Thể dục ở cấp TH chủ yếu là trò chơi vận động.
- Số giờ học môn Thể dục cấp TH của Nhật Bản dao động từ 90 đến 105 tiết và không chia đều ở các lớp.
- Nội dung dạy học cụ thể của mỗi tỉnh, mỗi trường có thể khác nhau, căn cứ vào chương trình chung, mỗi tổ GV sẽ thống nhất xây dựng kế hoạch học tập cho phù hợp với trình độ, năng lực của HS, điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp, kinh nghiệm, truyền thống của địa phương....Những điều trên rất khác biệt với chương trình môn Thể dục trong chương trình GD TH mới của Việt Nam..
- Là một quốc gia có biển bao bọc xung quanh, Nhật Bản rất coi trọng việc “Xóa mù bơi” cho HS và coi đây vừa là phương tiện vừa là phương pháp GD thể chất hữu hiệu cho HS.
- Tất cả HS TH trong tuần đều có 3 tiết học thể dục và có 2 tiết tập bơi tại các bể bơi của nhà trường.
- Do chương trình thể dục TH Nhật Bản có 6 năm, nên trong Hướng dẫn thực hiện chương trình môn Thể dục được chia làm 3 nhóm lớp (lớp 1 và 2.
- Phương pháp dạy học Thể dục lấy HS làm trung tâm, GV là người tổ chức và hướng dẫn HS học tập.
- Phương pháp dạy học chủ đạo của môn Thể dục ở cấp TH là tổ chức và hướng dẫn HS tham gia các trò chơi vận động với những yêu cầu được nâng cao tăng dần và rất linh hoạt.
- Các trò chơi vận động có sử dụng dụng cụ được ưu tiên vận dụng vào các tiết dạy học.
- Hiện nay, phần lớn các trường TH của Nhật Bản đang áp dụng chương trình Hexathlon, một chương trình vận động cơ bản dành cho HS TH thông qua các trò chơi vận động với các dụng cụ của tập đoàn Mizuno sản xuất đã đem lại những hiệu quả rõ rệt đối với phát triển thể chất HS TH..
- Bảng 1: Phân phối nội dung của chương trình môn Thể dục cấp TH Nhật Bản.
- để phát triển cơ thể Vận động thư giãn.
- cơ thể Vận động thư giãn.
- Trò chơi với nước Vận động nổi- bơi Bơi.
- Trò chơi vận động Trò chơi vận động Vận động với bóng.
- Chương trình môn học Thể dục cấp TH của Nhật Bản có nêu rõ các nội dung và yêu cầu cần đạt đối với mỗi nhóm lớp HS.
- Đây là sự khác biệt lớn giữa GD của Nhật Bản và Việt Nam..
- Về sách giáo khoa môn học và các hoạt động GD: HS TH Nhật Bản không có sách học môn Thể dục, chỉ có sách dành cho GV và mỗi lớp 1 cuốn.
- Sách GV hướng dẫn dạy học môn Thể dục đối với từng nội dung của mỗi lớp rất cụ thể và kĩ càng.
- Đề xuất vận dụng cho giáo dục thể chất Tiểu học Việt Nam Có rất nhiều điều hay và thú vị được rút ra khi nghiên cứu về GD TH Nhật Bản mà Việt Nam có thể vận dụng được, trong đó có lĩnh vực GD thể chất nói chung và GD thể chất, sức khỏe và dinh dưỡng học đường cấp TH nói riêng.
- 1/ Chương trình GD thể chất cấp TH chỉ nên là khung chung và mang tính mở.
- Căn cứ vào chương trình chung, mỗi thành phố, tỉnh lựa chọn và thống nhất biên soạn để có chương trình cụ thể phù hợp với HS địa phương mình.
- Điều này Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được, nhưng trước hết phải nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí, GV và biên soạn lại chương trình GD thể chất theo tinh thần của Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Có thể vận dụng một số nội dung phù hợp trong Chương trình GD thể chất của Nhật Bản để xây dựng chương trình GD thể chất mới của Việt Nam.
- 2/ Chương trình GD thể chất nên được thực hiện khoảng 3 tiết/tuần đối với HS TH Việt Nam, đặc biệt là các lớp đầu cấp TH.
- Bởi thông qua chương trình GD thể chất, HS được học nhiều kĩ năng hơn trong cuộc sống, xây dựng các thói quen tập thể dục và chăm sóc sức khỏe, nâng cao tính độc lập, tự chủ trong học tập và sinh hoạt, xây dựng và trau dồi các phẩm chất và năng lực cần thiết cho cuộc sống sau này..
- Do vậy, cần cấu trúc lại Chương trình GD phổ thông trong đó tăng thêm thời gian học tập cho môn Thể dục và các hoạt động thể dục thể thao..
- 3/ Chủ động, tích cực đổi mới nội dung và phương pháp GD thể chất.
- Trước hết về nội dung dạy học thể dục ở cấp TH tập trung vào các trò chơi vận động và hoạt động tự nhiên của con người để GD thể chất, giữ gìn sức khỏe và phát triển các tố chất thể lực cho HS.
- Học tập phương pháp dạy học thể dục TH của Nhật Bản, đưa Hexathlon là.
- chương trình vận động cơ bản tiên tiến vào GD thể chất HS TH.
- 4/ Đào tạo - bồi dưỡng: Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng GV dạy môn Thể dục.
- Ngành GD cần có biên chế cho đội ngũ GV dạy Thể dục cấp TH, bởi tính chất đặc thù của môn học là đào tạo nên con người có sức khỏe tốt..
- Thực tế của GD thể chất phổ thông nước ta hiện nay cho thấy chất lượng đội ngũ GV thể chất còn yếu, đặc biệt về kĩ năng lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phù hợp cho các đối tượng của GV còn kém.
- Đội ngũ GV dạy thể dục của Nhật Bản lại rất mạnh trong lĩnh vực này..
- 5/ Cơ sở - vật chất: Đầu tư đủ cơ sở vật chất, thiết bị cho tập luyện và hoạt động thể dục thể thao trong trường học.
- GD TH Nhật Bản và chương trình GD thể chất cấp TH Nhật Bản có nhiều điểm thú vị, trong đó GD thể chất tại Nhật Bản có vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị cho thế hệ tương lai phát triển lành mạnh và có nhân cách tốt..
- Việt Nam hoàn toàn có thể học tập mô hình GD Nhật Bản để hướng tới một nền GD có chất lượng trong tương lai, nhưng muốn làm được điều đó cần có thêm những nghiên cứu sâu về vấn đề này, đồng thời đi đầu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng GV ngay tại các trường sư phạm..
- [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục Báo cáo tình hình về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các trường sư phạm..
- [3] Bộ Giáo dục, Thể thao, Văn hoá, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, (2017), Chương trình giáo dục thể chất cấp Tiểu học của Nhật Bản..
- [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, (2017), Báo cáo của Đoàn công tác khảo sát chương trình Hexathlon-Mizuno Nhật Bản..
- [5] Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, (2017),Chương trình giáo dục thể chất “Hex- athlon”- Mizuno Nhật Bản..
- [7] Đề tài độc lập cấp Quốc gia Nghiên cứu mô hình giáo dục Tiểu học Nhật Bản và đề xuất vận dụng cho giáo dục Tiểu học ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
- [8] Đề tài độc lập cấp Quốc gia, mã số 03/07- ĐTĐL.XH- XNT, Báo cáo của nhóm nghiên cứu giáo dục thể chất và dinh dưỡng học đường tại Hội thảo về cơ sở lí luận khoa học và thực tiễn nghiên cứu của đề tài tại Hà Nội, tháng 6/2018.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt