« Home « Kết quả tìm kiếm

Chính sách cho giáo viên và lãnh đạo giáo dục thế giới và Việt Nam trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế


Tóm tắt Xem thử

- Forward Hội thảo quốc tế: Chính sách cho giáo viên và lãnh đạo giáo dục thế giới và Việt Nam trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
- Trung tâm nghiên cứu Hợp tác quốc tế trong giáo dục,.
- trường Đại học Hiroshima.
- Secretary, “Africa-Asia University Dialogue for Educational Development” Network Thư ký, Mạng lưới “Đối thoại Đại học Á - Phi để phát triển giáo dục, Kính chào các vị khách quý, các đồng nghiệp, bạn bè, thưa quý bà, quý ông.
- Tôi rất vui mừng và vinh dự được có cơ hội để nói một vài lời khai mạc nhiệm vụ rất thú vị của hội thảo quốc tế về "Chính sách cho giáo viên và các nhà lãnh đạo giáo dục thế giới và Việt Nam trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
- Trước hết cho phép tôi chúc mừng Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục và các cán bộ của bà về việc cơ sở giáo dục của bà vừa được trở thành một trường đại học trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Vì thế Hội thảo này là một sự kiện rất đáng nhớ đối với trường đại học mới..
- Vì tôi không phải là một chuyên gia chuyên ngành nghiên cứu giáo viên và các nhà lãnh đạo giáo dục mặc dù nền tảng học vấn của tôi là xã hội học giáo dục, tôi hiểu những gì tôi được chờ đợi nói nhân dịp này là ít lời về công cuộc hợp tác mới giữa các trường đại học liên khu vực của chúng ta nhằm phát triển giáo dục.
- Nỗ lực này được gọi là “Đối thoại Đại học Á - Phi để phát triển giáo dục", gọi tắt là "Đối thoại A-A".
- Đây là một dự án nối mạng liên đại học quốc tế nhằm phát triển giáo dục.
- Hiện nay có hai mươi tám trường đại học (28).
- mười sáu (16) trường thuộc mười hai (12) nước châu Phi và mười hai (12) trường thuộc sáu (6) quốc gia châu Á là thành viên chính thức của mạng lưới này, trong đó Đại học Giáo dục, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, là một thành viên rất quan trọng.
- Mạng lưới này mới bắt đầu trong năm nay và trung tâm của tôi, Trung tâm nghiên cứu Hợp tác quốc tế trong giáo dục, trường Đại học Hiroshima, Nhật Bản, đóng vai trò Thư ký.
- Mục đích của mạng này rất đơn giản và rõ ràng, đó là thúc đẩy cách tiếp cận tự lực cánh sinh để phát triển giáo dục thông qua đối thoại và hợp tác giữa các trường đại học châu Phi và châu Á trong ba lĩnh vực.
- 1) nghiên cứu, 2) trao đổi cán bộ và 3) trao đổi sinh viên.Về nghiên cứu, các nghiên cứu so sánh quốc tế về các vấn đề quan trọng cho phát triển giáo dục đang được thiết kế để triển khai trong năm tới.
- Có ba lĩnh vực rộng lớn đã được xác định để nghiên cứu.
- 1) tính công bằng trong giáo dục bao gồm cả vấn đề giới tính, 2) chất lượng giáo dục hiện nay đã nổi lên như một vấn đề rất quan trọng vì sự tiếp cận giáo dục đã từng bước được mở rộng, và 3) toàn bộ các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp giảng dạy.
- Những lựa chọn này là tự phát của các nhà nghiên cứu của các trường đại học thành viên trong mạng lưới (không bị áp đặt bởi một số chương trình nghiên cứu của các tổ chức bên ngoài như các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế), và do đó các vấn đề về giáo viên rõ rằng đang được nhiều nhà nghiên cứu quốc tế coi là một trong những điều thách thức quan trọng của giáo dục..
- Khi thảo luận về đề tài nghiên cứu cần được tiến hành về nghề dạy học, trong số những thứ khác, hai phương pháp tiếp cận sau đã được nhấn mạnh.
- Cách tiếp cận toàn diện bao gồm cả chu trình có thứ tự như sau: 1) thu hút người có khả năng để đào tạo giảng viên, 2) cung cấp giáo dục/đào tạo sư phạm có chất lượng trong giai đoạn trước khi hành nghề, 3) lựa chọn các giáo viên có đủ năng lực (cấp giấy phép hành nghề và thi tuyển) 4) quản lý giáo viên (làm thế nào để sử dụng hiệu quả nghiệp vụ giảng dạy đặc biệt là ở cấp trường), và 5) cung cấp cơ hội phát triển nghề nghiệp (đào tạo tại chức).
- Điều này chỉ có nghĩa đơn giản là các vấn đề khác nhau về giáo viên phải được giải quyết trong một bức tranh tổng thể như đã chỉ ra ở trên hơn là chỉ những mặt riêng biệt..
- Một tiếp cận nữa được nhấn mạnh bởi các nhà nghiên cứu thuộc mạng lưới, có liên quan chặt chẽ đến điều đã nêu, là phương pháp tiếp cận phát triển đối với nghề dạy học.
- Đối với các chuyên gia về giáo dục/ đào tạo sư phạm thì điều này có thể không mới, nhưng tôi nghĩ rất quan trọng.
- Đó là tiếp cận phát triển coi sự phát triển năng lực giảng dạy là một quá trình liên tục kéo dài cả đời, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, có thay đổi, có thăng trầm.
- Cách tiếp cận này gợi ý một số phương pháp luận nghiên cứu thú vị cần được sử dụng, chẳng hạn nghiên cứu theo dõi lịch sử cuộc đời của giáo viên, hay nghiên cứu so sánh các giáo viên trong các giai đoạn khác nhau, v.v.
- Nhưng đồng thời vì sự thay đổi thực tế luôn diễn ra trong giáo dục, đòi hỏi phải có cam kết mạnh mẽ hơn việc giáo dục/ đào tạo thường xuyên cho giáo viên, đối với cả hai phía, cụ thể là cả cơ quan giáo dục và bản thân giáo viên, mà phía giáo viên là phía khó hơn của tiếp cận này.
- Trong khi cơ quan giáo dục phải cung cấp ngày càng nhiều các cơ hội đào tạo, các giáo viên phải quyết tâm để tiếp tục đào tạo bản thân, coi đây như một phần của nhiệm vụ giáo viên..
- Trên cơ sở các phương pháp tiếp cận trên, ba nhóm chủ đề sau đây về nghề dạy học đã được chọn để nghiên cứu.
- Nhóm đầu tiên của đề tài nghiên cứu xuất phát từ một câu hỏi rất cơ bản là lý do tại sao các giáo viên không hoặc không thể dạy theo cách mà họ đã được đào tạo tại cơ sở đào tạo giáo viên/trường sư phạm ? Người ta thường nói vui là giáo viên có xu hướng dạy theo cách họ đã được dạy khi đang là sinh viên chứ không phải theo cách mà họ đã được đào tạo.
- Nói cách khác, có sự công nhận ngày càng tăng giữa các nhà nghiên cứu cũng như các nhà quản lý về sự khác biệt giữa đào tạo giáo viên và thực hành thực tế của giáo viên trong lớp học.
- Từ câu hỏi này nhiều chủ đề nghiên cứu đã xuất hiện như 1) Giáo dục sư phạm đã sản xuất những kết quả nào (các kỹ năng, kiến thức, thái độ, các giá trị, vv.
- 2) Các yếu tố cản trở giáo viên thực hành trong lớp học những gì họ đã học được?, 3) Liệu giáo dục sư phạm đã đáp ứng nhu cầu xã hội và đáp ứng với những thay đổi khác nhau trong giáo dục?, 4) ứng viên cho nghề dạy học (là những người như thế nào.
- Nhóm chủ đề thứ hai là về sự phát triển liên tục của giáo viên, cụ thể là đào tạo tại chức (in-service teacher training viết tắt INSET).
- Một trong những trọng tâm ở đây là nghiên cứu bài giảng.
- Các nhà nghiên cứu trong mạng lưới hiểu việc nghiên cứu bài giảng là nỗ lực cộng tác liên tục của các giáo viên cùng suy nghĩ và cải tiến khi thực hành giảng dạy.
- Nói cách khác đây là một loại nghiên cứu hành động thực hiện bởi các giáo viên về việc giảng dạy của mình và thường là hoạt động của nhà trường.
- Ở Nhật Bản việc nghiên cứu bài giảng có nhiều tản mạn, nhưng ở Mỹ và ở một số nước ở Châu Á và Châu Phi việc nghiên cứu bài giảng đang thịnh hành.
- Trong các quốc gia này, các cơ quan giáo dục thường hỗ trợ và khuyến khích nỗ lực của giáo viên trong nhiệm vụ này và đồng thời các nhà nghiên cứu hỗ trợ về mặt học vấn và kỹ thuật.
- Một câu hỏi nghiên cứu cơ bản về nghiên cứu bài giảng là liệu đó có phải là phương tiện hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo viên và vì thế thành tích của học sinh.
- Và nếu như vậy, các yếu tố thuận lợi để việc nghiên cứu bài giảng có hiệu quả là gì?.
- Cuối cùng nhưng không ít nhất là các chủ đề về môi trường và điều kiện xung quanh giáo viên.
- Các nhà nghiên cứu trong mạng lưới đều công nhận rằng các điều kiện này là "hạ tầng cơ sở" cho giáo viên có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, và do đó, trừ khi các điều kiện tối thiểu được đảm bảo, bất kỳ biện pháp chính sách nào để tác động đều có thể thất bại.
- Ngoài các điều kiện kinh tế của giáo viên, quan tâm nghiên cứu đã tập trung vào khía cạnh xã hội và tâm lý của giáo viên bao gồm cả sự tôn trọng xã hội, nhân cách, động lực, v.v..
- Tôi vừa thông báo cho quý vị về những gì một nhóm các nhà nghiên cứu giáo dục từ các trường đại học ở Châu Á và Châu Phi đã thảo luận về giáo viên.
- các vấn đề, thách thức, các hiểu biết chung, các chủ đề nghiên cứu sẽ theo đuổi, v.v.
- Cho phép tôi kết thúc phát biểu của mình bằng thông báo với quý vị là có sự nhất trí cao rằng nghiên cứu về giáo dục nói chung và về giáo viên nói riêng phải sát với thực tế và do đó hướng về hướng giải quyết vấn đề, và cần nhiều đối thoại hơn nữa không chỉ trong giới nghiên cứu mà còn giữa các nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục và chính các giáo viên