« Home « Kết quả tìm kiếm

Tất cả vì tây bắc phát triển bền vững


Tóm tắt Xem thử

- NGÀY 21/2/2013, TẠI CÔNG VĂN SỐ 1442/VPCP-KGVX, CHÍNH PHỦ ĐÃ GIAO CHO ĐHQGHN CHỦ TRÌ VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.
- ĐÂY LÀ CHƯƠNG TRÌNH KH&CN CÓ TÍNH LIÊN NGÀNH, LIÊN LĨNH VỰC, TÍNH HƯỚNG ĐÍCH VÀ ỨNG DỤNG CAO, NHẰM CUNG CẤP LUẬN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO VIỆC GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ NÓNG BỎNG NHẤT ĐANG ĐẶT RA TRONG THỰC TIỄN CỦA VÙNG TÂY BẮC..
- TÂY BẮC - TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC Vùng Tây Bắc gồm 12 tỉnh (Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang) và 21 huyện phía tây của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An..
- Đây là vùng giàu có tiềm năng, với lợi thế phát triển nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu, cũng là nơi có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu đối với sự phát triển bền vững của Vùng và của cả nước.
- Trong lịch sử cũng như hiện tại, vùng Tây Bắc luôn có vị thế địa - chính trị vô cùng quan trọng, liên quan mật thiết đến sự hưng thịnh, tồn vong của đất nước.
- Tuy nhiên, hiện nay Tây Bắc là một trong những vùng đang phải đương đầu với những khó khăn gay gắt và phức tạp nhất, có tới 43/62 huyện nghèo nhất cả nước, tỉ lệ hộ nghèo chiếm 25,6% (cả nước là 10.
- đạo Tây Bắc - cho rằng, Tây Bắc là địa bàn chiến lược trọng điểm.
- Vì vậy, Tây Bắc rất cần có một chương trình nghiên cứu tổng thể toàn diện với tầm nhìn chiến lược mang tính đột phá, tiếp cận và giải quyết các vấn đề của vùng một cách bền vững, tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng.
- Do đó, theo ông, việc trao đổi, thảo luận giữa các nhà quản lý địa phương và Trung ương với các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp và cộng đồng địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của vùng Tây Bắc..
- GS.TSKH Vũ Minh Giang - nguyên Phó Giám đốc ĐHQGHN - cũng cho rằng, Tây Bắc có vị trí chiến lược nhưng còn khó khăn về nhiều mặt, ẩn chứa nhiều nguy cơ, tuy giàu tiềm năng nhưng chưa được đánh thức.
- những vấn đề đặt ra là tập trung đầu tư cho Tây Bắc một chủ trương thể hiện tầm nhìn xa của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
- xây dựng chương trình trọng điểm về Tây Bắc trên quan điểm mọi quyết sách đều có căn cứ khoa học là quyết định hợp với quy luật và xu thế thời đại.
- sự gắn kết của các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và doanh nghiệp địa phương là nền tảng vững chắc cho thành công của chương trình..
- Giám đốc ĐHQGHN Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, việc đề xuất ra được định hướng quy hoạch, mô hình và các giải pháp khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và cơ chế chính sách sẽ góp phần phục vụ sự phát triển bền vững của vùng Tây Bắc.
- Là đại học đa ngành, đa lĩnh vực có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học đỉnh cao..
- ĐHQGHN có đội ngũ đông đảo các nhà khoa học đầu đàn, đầu ngành.
- và ĐHQGHN đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc xây dựng và triển khai Chương trình.
- Lãnh đạo và các chuyên gia của ĐHQGHN đã có nhiều cuộc làm việc với các tỉnh Tây Bắc để nắm được nhu cầu của các địa phương và tổ chức nhiều cuộc hội thảo tư vấn với các nhà khoa học, nhà quản lý và nhà đầu tư và với quan điểm triển khai khả thi - bền vững - thiết thực - ứng dụng cao - hiệu quả, cùng với nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của địa bàn, góp phần xây dựng vùng Tây Bắc phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã chuẩn y đề xuất của ĐHQGHN và Ban Chỉ đạo Tây Bắc.
- về việc tổ chức triển khai Chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước "Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc".
- Có thể khẳng định, đây là chương trình KH&CN có tính liên ngành, liên lĩnh vực, tính hướng đích và ứng dụng cao, nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc giải quyết những vấn đề cơ bản và nóng bỏng nhất đang đặt ra trong thực tiễn, nhằm giải phóng các tiềm năng, tháo gỡ khó khăn, phát huy cao độ các nguồn lực, tạo nên xung lực mạnh mẽ trong quá trình phát triển bền vững của vùng Tây Bắc..
- Trong thời gian vừa qua, để có hướng đi đúng và hiệu quả Chương trình cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo với sự tham gia đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý đến từ nhiều cơ quan khoa học, công nghệ trong cả nước, các bộ, ngành hữu quan nhằm hiến kế để xác định nhiệm vụ triển khai chương trình.
- Chủ nhiệm chương trình Phùng Xuân Nhạ cho biết, đến nay việc chuẩn bị triển khai đã được hoàn tất.
- Tất cả các nhiệm vụ đều tập trung thực hiện 4 mục tiêu: Thứ nhất, cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ điều chỉnh, xây dựng, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển bền vững, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc.
- Thứ hai, đề xuất các mô hình sinh kế, phát triển kinh tế phù hợp cho một số tiểu vùng, liên vùng, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao mức tăng trưởng kinh tế của vùng Tây Bắc.
- Thứ ba, đề xuất, chuyển giao các giải pháp khoa học và công nghệ.
- Chương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước.
- "Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc".
- là chương trình KH&CN có tính liên ngành, liên lĩnh vực, tính hướng đích và ứng dụng cao, nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc giải quyết những vấn đề cơ bản và nóng bỏng nhất đang đặt ra trong thực tiễn, nhằm giải phóng các tiềm năng, tháo gỡ khó khăn, phát huy cao độ các nguồn lực, tạo nên xung lực mạnh mẽ trong quá trình phát triển bền vững của vùng Tây Bắc..
- KHOA HỌC &.
- phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Thứ tư, xác định nhu cầu đào tạo và đề xuất giải pháp phù hợp thực hiện phát triển nguồn nhân lực vùng Tây Bắc..
- Chủ nhiệm chương trình còn cho biết trong giai đoạn 1, từ nay đến 2015, chương trình tập trung triển khai nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, điều tra bổ sung để đến năm 2014 có được bộ cơ sở dữ liệu tích hợp về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế, văn hóa, xã hội, nguồn nhân lực, môi trường và tai biến thiên nhiên vùng Tây Bắc, làm cơ sở đề xuất xây dựng, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển các tiểu vùng, liên vùng và cho toàn vùng Tây Bắc.
- Cùng với nghiên cứu, điều tra bổ sung, cần đẩy mạnh rà soát các nghiên cứu đã có, các mô hình thực tiễn thành công để lựa chọn những kết quả, mô hình, công nghệ phù hợp với điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và trình độ phát triển của các địa phương để chuyển giao, đưa.
- vào triển khai ứng dụng sớm trong thực tiễn, đặc biệt là trong một số vấn đề bức thiết hiện nay như quốc phòng - an ninh, dân tộc và thiên tai.
- trên cơ sở đó đề xuất với Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan xác định các mô hình, giải pháp phù hợp để phát triển nguồn nhân lực cho vùng Tây Bắc.
- Huy động đội ngũ giảng viên của ĐHQGHN, Đại học Thái Nguyên, các trường đại học trong vùng Tây Bắc và các cơ sở giáo dục đào tạo khác triển khai ngay các khóa đào tạo, bồi dưỡng phù hợp nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các sở, ngành, huyện, xã, phường, thị trấn và doanh nghiệp của các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc..
- Giai đoạn 2, từ 2016 đến 2018, Chương trình tập trung đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ theo 4 nhóm nội dung của Chương trình đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt vào thực tiễn để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Bắc..
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho rằng, Tây Bắc là vùng.
- vô cùng khó khăn, cho nên việc triển khai chương trình cũng sẽ có nhiều thách thức nhất định nhưng chúng ta phải làm thế nào để sản phẩm KHCN của chương trình có hiệu quả thiết thực, làm thay đổi cuộc sống của người dân vùng này.
- Bộ trưởng mong muốn, Ban Chủ nhiệm Chương trình Tây Bắc phối hợp chặt chẽ với các địa phương vùng Tây Bắc triển khai các dự án, đề tài mang lại lợi ích cho người dân nơi đây..
- Bộ trưởng hi vọng, Chương trình sẽ triển khai và sớm thành công đóng góp vào sự nghiệp phát triển Tây Bắc nói riêng và đất nước nói chung..
- Với khẩu hiệu "Tất cả vì Tây Bắc phát triển bền vững!".
- Đại học Quốc gia Hà Nội và đội ngũ các nhà khoa học trong cả nước cam kết mang hết tâm huyết, trí tuệ cố gắng triển khai thành công Chương trình..
- Chương trình hy vọng và tin tưởng sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Trung ương Đảng, Chính phủ, của Bộ Khoa học và công nghệ, các bộ ngành hữu quan, cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt là sự đồng thuận, giúp đỡ và hợp tác của chính quyền và nhân dân các dân tộc trong vùng Tây Bắc.