« Home « Kết quả tìm kiếm

Cơ hội và thách thức đối với ngành da giày Việt Nam xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập


Tóm tắt Xem thử

- CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM XUẤT KHẨU TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP.
- Việt Nam đã và đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng.
- Bài viết trên cơ sở nhận diện những cơ hội, thách thức đối với ngành da giày Việt Nam xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập, đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm da giày nước ta, góp phần phát triển bền vững ngành da giày Việt Nam..
- Từ khóa: cơ hội và thách thức, ngành da giày Việt Nam xuất khẩu, thời kỳ hội nhập Abstract.
- Việt Nam tích cực hội nhập vào khu vực và thế giới.
- 10 hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương và trở thành thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam tích cực đàm phán, ký kết và thực thi các FTA song phương, đa phương và khu vực.
- Tính đến tháng 02/2016, nước ta đang thực thi 9 FTA, FTA Việt Nam - Liên Minh Kinh tế Á-Âu và TPP đang chờ có hiệu lực thi hành, EVFTA đang hoàn tất thủ tục để ký kế tvà 3 FTA đang đàm phán (RCEP, FTA ASEAN - Hồng Công, FTA Việt Nam - Khối EFTA).
- ký kết và thực thi các Hiệp định như: Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và các nước đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zealand), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á - Âu (VN-EAEU FTA).
- Đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EV FTA) ký ngày 2 tháng 12 năm 2015 và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ký ngày 4 tháng 2 năm 2016 đã mở ra nhiều cơ hội phát triển các ngành kinh tế nói chung, ngành da giày nói riêng như:.
- đòi hỏi các ngành, các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp… phải cùng nhau vào cuộc, tìm các giải pháp để nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm Việt Nam nói chung, sản phẩm da giày nói riêng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần đưa kinh tế nước ta hội nhập thành công vào nền kinh tế quốc tế..
- Một trong những nghiên cứu điển hình về sự tham gia TPP của Việt Nam là nghiên cứu của Jodie Keane, Jane Kennan and Dirk Willem Te Velde (2011), Nghiên cứu chính sách về việc tham gia đàm phán thương mại của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình dương (TPP)..
- với Việt Nam trong việc phải tuân thủ các quy tắc, các quy định trong thỏa thuận của Hiệp định..
- Bên cạnh đó, MUTRAP cũng Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do đối với kinh tế Việt Nam tại Hội thảo của dự án Hỗ trợ thương mại đa biên.
- Nghiên cứu của Bộ kế hoạch và đầu tư (2011) về Đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến kinh tế Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO, Hà Nội trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách cũng như cho các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có ngành da giày.
- Được sự phê duyệt của Chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ định hướng đến năm 2030, tháng 10/2015, còn thành phố Hồ Chí Minh xây dựng Dự án Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ da giày TP.
- Hay của Thanh Vũ về Dệt may, da giày Việt Nam tìm cách chiếm lĩnh thị trường Đông Âu, Thời báo Ngân hang.
- Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ngành da giày Việt Nam 2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu liên quan khác..
- kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước để nhận diện các cơ hội, thách thức đối với ngành da giày Việt Nam xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập, để từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm tận dụng cơ hội, giảm thiểu thách thức, nâng cao kim ngạch xuất khẩu, góp phần phát triển bền vững ngành da giày Việt Nam..
- Khái quát tình hình xuất khẩu ngành da giày Việt Nam thời gian qua.
- Ngành da giày Việt Nam phát triển rất nhanh, là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
- Ngành da giày Việt Nam hiện nằm trong top 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về da giày, đứng thứ ba trong nhóm các nước xuất khẩu da giày lớn nhất thế giới tính về trị giá, chỉ sau Trung Quốc và Ý.
- Riêng xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, da giày Việt Nam chỉ đứng thứ 2 sau Trung Quốc.
- Theo Hiệp hội da - giày - túi xách Việt Nam (Lefaso), năm 2015, ngành da giày hoàn thành sớm kế hoạch xuất khẩu 14,5 tỷ USD.
- Có thể nói, ngành da giày nước ta phát triển khá nhanh, xuất khẩu tăng trưởng hàng năm là kết quả đáng ghi nhận kể từ khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thị trường Nhật Bản dù rất kén chọn và yêu cầu rất cao các sản phẩm da giày về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật vẫn duy trì sự tăng trưởng nhập khẩu đối với sản phẩm da giày của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu đến cuối năm 2014 khoảng 500 triệu USD.
- Có thể thấy các thị trường xuất khẩu chính của ngành da giày nước ta ở Bảng 1.1.
- Bảng 1.1: Các thị trường xuất khẩu da giày chính của Việt Nam năm 2014.
- Ước tính thuế đối tác đánh trên SP nhập khẩu của Việt Nam.
- trọng so Tỷ với tổng XK của Việt Nam.
- xuất khẩu giai.
- Đây cũng vừa là cơ hội cho ngành da giày Việt Nam khi được thị trường lớn nhất và có tiềm lực nhât thế giới chấp nhận, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho ngành da giày khi thực hiện quy định về nội địa hoá theo cam kết của TPP.
- Bảng 1.2: Xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ năm 2014.
- Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ Mỹ nhập khẩu từ thế giới Xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.
- Giá trị xuất khẩu.
- xuất khẩu giai đoạn.
- Việt Nam.
- (Nguồn: Tính toán của ITC dựa trên số liệu của UNCOMTRADE) Tại các thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản, sản lượng giày dép xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ hai, chỉ sau Trung Quốc.
- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường EU tăng lên từ đầu năm 2014 khi chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) với mức thuế nhập khẩu giảm 3,5%-5% áp dụng cho Việt Nam và một số nước..
- Bảng 1.3: Xuất khẩu giày dép và phụ kiện của Việt Nam sang thị trường EU (EU 28) năm 2014.
- code Product label Việt Nam xuất khẩu sang EU (EU 28) Xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.
- Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã có mặt ở hơn 50 quốc gia và đang tiếp tục gia tăng thị phần tại những thị trường trọng điểm.
- Da giày là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam.
- Tổng doanh thu của các công ty con này đạt trên 30.000 tỉ đồng trong năm 2014, tương đương 17% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành da giày của Việt Nam.
- Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung có quy mô khá nhỏ, khó có khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực gia công sản phẩm da giày với các doanh nghiệp FDI.
- phần xuất khẩu các sản phẩm da giày Việt Nam cũng chỉ chiếm một thị phần nhỏ (chẳng hạn thị phần xuất khẩu vào thị trường Mỹ mặt hàng giày da chỉ chiếm 9,09.
- nên Việt Nam còn nhiều cơ hội và cần thiết tăng thị phần xuất khẩu vào thị trường này.
- Sắp tới đây, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), AEC… chính thức có hiệu lực thì chúng sẽ động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế nước ta, trong đó việc tác động đến sự phát triển của ngành da giày không phải là một ngoại lệ..
- Cơ hội đối với ngành da giày Việt Nam xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập.
- Từ thực trạng xuất khẩu ngành da giày Việt Nam thời gian qua, căn cứ vào nội dung các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia ký kết, có thể nhận diện một số cơ hội chủ yếu đối với ngành da giày xuất khẩu nước ta, đó là:.
- Các nước TPP cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu dành cho hàng hóa của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực khoảng từ 78-95% số dòng thuế và xóa bỏ hoàn toàn từ 97-100%.
- Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường TPP được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3-5 năm như nông sản, thủy sản, một số mặt hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su… Cam kết thuế nhập khẩu cho mặt hàng da giày xuất khẩu Việt Nam của một số nước TPP như sau [4], [5]:.
- Cam kết của Úc: Tổng số 93% số dòng thuế của Úc, tương đương 95,8% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này (2,9 tỷ USD) sẽ được xóa bỏ thuế ngay khi thực hiện Hiệp định.
- Từ ngày 1/1/2014, các sản phẩm giày dép của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của EU trong vòng 3 năm là một ưu thế lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu da giày Việt Nam khi đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
- Năm 2014, xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào EU đã tăng trưởng tới 20%.
- các cam kết cắt giảm thuế quan và các hàng rào bảo hộ của các FTA sẽ làm cho giá cạnh tranh xuất khẩu giày dép Việt Nam giảm xuống, tạo lợi thế và đẩy mạnh xuất khẩu giày dép tại các thị trường lớn, như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.
- Điều này giúp tạo cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu tại khu vực có địa lý gần gũi với Việt Nam, đồng thời tạo cơ hội hợp tác phát triển nguồn nguyên phụ liệu cho ngành da giày Việt Nam.
- Thứ hai, thị trường xuất khẩu mặt hàng da giày được mở rộng, ngành hàng da giày Việt Nam có thêm nhiều đối tác kinh doanh.
- Với các Hiệp định đã và sắp ký kết hiện nay, cùng với lộ trình cắt giảm thuế quan, Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu, và quan trọng nhất là sản phẩm da giàyViệt Nam sẽ tiếp cận sâu hơn, rộng hơn vào hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Nhật Bản.
- Đây sẽ là cơ hội lớn để tăng kim ngạch xuất khẩu da giày của Việt Nam.
- Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ đến từ các quốc gia chưa có hiệp định FTA với Hoa Kỳ..
- Khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế quan bị bãi bỏ, cùng với những chính sách khuyến khích xuất khẩu, sản xuất, Việt Nam trở thành điểm đến cho việc đầu tư của các nhà sản xuất giày da.
- Cùng với EU và các thị trường trong khối TPP và RCEP, ngành da giày Việt Nam đã có trên 70% thị trường tiêu thụ của ngành da giày thế giới, đây là cơ hội rất lớn cho ngành da giày Việt Nam trong thời gian tới.
- Số liệu của Tổng cục Hải quan công bố vào tháng 3/2016 cho thấy trong năm 2015, Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với 33,48 tỉ USD, tăng 16,9% so với năm trước.
- Mỹ cũng là thị trường mà Việt Nam có thặng dư thương mại lớn khi xuất siêu lên tới 25,68 tỉ USD.
- Đây là cơ hội để các doanh nghiệp trong ngành da giày Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
- Thứ ba, thu hút đầu tư, góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu hàng da giày Việt Nam..
- nhiên, hàng loạt FTA mà Việt Nam tham gia sẽ tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất nguyên phụ liệu và sản phẩm xuất khẩu, xu hướng dịch chuyển nhà máy, đơn hàng sản xuất của các thương hiệu giày dép lớn từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh..
- Những tập đoàn sản xuất túi xách cao cấp với thương hiệu hàng đầu như Lancaster, Sequoia Paris lâu nay chỉ đặt hàng sản xuất tại Trung Quốc giờ cũng chuyển đầu tư qua Việt Nam để tránh rủi ro.
- Timberland, Puma cũng muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các đơn hàng chuyển từ Trung Quốc sang..
- Gần đây, lượng đơn hàng xuất khẩu dịch chuyển mạnh từ Trung Quốc sang Việt Nam do chi phí nhân công giá rẻ (chi phí nhân công của Trung Quốc khoảng 500 USD/người/tháng, trong khi Việt Nam chỉ 250 USD/người/tháng ) cũng mở ra nhiều cơ hội cho ngành.
- Hàng loạt tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất giày dép lớn thế giới cũng chọn Việt Nam làm cứ điểm mở rộng hoạt động hoặc đầu tư mới nhằm tận dụng ưu đãi thuế quan khi các FTA được ký kết.
- Đại diện Hiệp hội Da giày Quảng Đông (Trung Quốc) cho biết trong làn sóng nhiều thương hiệu lớn đổ vào Việt Nam, một số doanh nghiệp ở Trung Quốc cũng sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội, đầu tư vào ngành giày dép..
- Ngoài các cơ hội trên, các doanh nghiệp da giày Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ một môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn do Việt Nam thực thi các cam kết mới ở mức độ cao hơn theo Hiệp định TPP.
- Thách thức đối với ngành da giày Việt Nam xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập Bên cạnh những cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại, ngành da giày Việt Nam xuất khẩu cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó phải kể đến các thách thức lớn sau đây:.
- Tham gia vào TPP và các Hiệp định thương mại song phương và đa phương thế hệ mới, với phạm vi rộng và mức độ cam kết sâu, đồng nghĩa với việc thực hiện yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng khắt khe hơn, theo đó, sản phẩm da giày của Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm da giày sản xuất của các nước có lợi thế cạnh tranh vượt trội với Việt Nam cũng như cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu giả rẻ ồ ạt vào thị trường Việt Nam do được hưởng lợi từ lộ trình cắt giảm thuế quan, nhất là từ các nước Trung Quốc, In-đô-nê-sia, Mê-hi-cô, Ấn Độ, Thái Lan..
- Với các nước thành viên TPP, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các nước trong thu hút đầu tư bởi các quốc gia này là những nền kinh tế phát triển, có dịch vụ, chính sách liên quan đến đầu tư quốc tế rõ ràng trong khi vấn đề này ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, thiếu sót.
- Một trong những đối thủ cạnh tranh lớn của ngành da giày Việt Nam là Trung Quốc..
- Sức mua của các thị trường truyền thống (EU) vẫn ổn định tuy nhiên, Việt Nam vẫn chịu thuế và những rào cản khác với các quốc gia như Brazil, Indonesia… Từ EU thi hành thuế chống bán phá giá lên mặt hàng giày da làm từ Việt Nam xuất khẩu sang EU là 10%.
- Xuất khẩu sang Mỹ cũng đẩy mạnh trong những năm gần đây, nhưng thị phần của Việt Nam chỉ chiếm 2.1% so với 83.5% của Trung Quốc..
- Thứ hai, phải đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ trong khi công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn chưa phát triển.
- Hơn 70% nguyên phụ liệu cho ngành da giày Việt Nam hiện vẫn phải nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Ấn Độ.
- Việt Nam cũng chỉ cung ứng được vải cho sản xuất loại giày vải cấp thấp, các chủng loại vải cao cấp đều phải nhập khẩu.
- Ngành da giày mới chỉ chủ động được 30% nguyên liệu da thuộc, nên mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu từ 1,1-1,5 tỉ USD da thuộc cho sản xuất hàng xuất khẩu..
- Trong khi đó, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn yếu, phát triển chậm, trình độ công nghệ còn thấp và giá thành cao đã không những làm cho xuất khẩu tăng chậm mà còn gây cản trở quá trình tham gia vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu, chưa đáp ứng được nguồn nguyên liệu, phụ liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu.
- Thứ ba, trình độ công nghệ của ngành da giày Việt Nam còn thấp..
- Trình độ công nghệ hiện tại của ngành da giày Việt nam còn thấp và đang phải phụ thuộc vào máy móc, thiết bị nước ngoài.
- Điều này dẫn đến nguy cơ làm giảm sự cạnh tranh của ngành giày dép Việt Nam trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế..
- Ngoài ra, các FTA cũng tạo sức ép không nhỏ lên doanh nghiệp xuất khẩu da giày Việt Nam.
- Ngay trong năm 2015, thị trường xuất khẩu giày dép lớn của Việt Nam đã dựng một loạt hàng rào phi thuế quan, như thay đổi đạo luật REACH, tiêu chuẩn về formaldehyd và azo cho sản phẩm da thuộc của EU, yêu cầu về trách nhiệm xã hội… Hàng rào phi thuế quan này sẽ tiếp tục gây khó cho các doanh nghiệp.
- Ngày Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giày, đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu (XK) của ngành da giày sẽ đạt mức trên 23 tỉ USD và đến năm 2025 đạt trên 35 tỉ USD.
- Để thực hiện được mục tiêu trên, ngành da giày Việt Nam cần phải tận dụng cơ hội, giảm nguy cơ từ những thách thức do hội nhập quốc tế mang lại.
- Hai là, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng thương hiệu cho hàng da giày Việt Nam xuất khẩu.
- phẩm, nâng cấp chất lượng da giày Việt Nam để có thể cạnh tranh với các đối tác trong khu vực..
- Bốn là, xây dựng và phát triển thương hiệu da giày Việt Nam, tăng cường liên kết các doanh nghiệp Việt Nam để tăng sức mạnh trên trường quốc tế.
- Sự phát triển ngành da giày Việt Nam gắn liền với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước.
- Vấn đề cơ bản là phải nắm cơ hội, đồng thời có giải pháp hữu hiệu đối phó với những thách thức, biến những thách thức trở thành cơ hội để ngành da giày Việt Nam có thể tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu, xứng đáng là ngành mũi nhọn trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam.
- [2] Bộ Công Thương (2015), Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ định hướng đến năm 2030, Báo cáo tóm tắt Đề án, tháng 10/2015..
- [8] Website của Bộ Công Thương Việt Nam http://www.moit.gov.vn/.
- [9] http://thuvienphap luat.vn/vanban/Doanhnghiep/Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt