« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm chuối ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CHUỐI Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ.
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xác định cấu trúc chuỗi giá trị chuối, thành phần tác nhân tham gia và vị thế tài chính của những tác nhân trong chuỗi giá trị chuối ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - một trong những địa phương nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây.
- Theo kết quả nghiên cứu, sản phẩm chuối được tiêu thụ ở cả 2 thị trường trong nước và ngoài nước, cụ thể: có đến 80% sản lượng chuối ở huyện Hướng Hóa được tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc, và 5% được xuất khẩu sang thị trường Thái Lan và khoảng 15% còn lại được tiêu thụ ở thị trường nội địa.
- Có 3 kênh tiêu thụ chuối ở thị trường trong nước và 2 kênh tiêu thụ ở thị trường nước ngoài, với 4 tác nhân chính tham gia thu mua chuối ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa.
- Hộ nông dân trồng chuối là tác nhân giữ vị thế tài chính cao nhất trên cả ba chỉ tiêu về chi phí, doanh thu biên và lợi nhuận, nhưng họ là tác nhân hưởng lợi ít nhất trong chuỗi ở cả 3 thị trường: Trung Quốc, Thái Lan và nội địa.
- Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mức độ phụ thuộc cao vào thị trường Trung Quốc là một trong những yếu tố chính tạo ra tính bất ổn và không bền vững của chuỗi giá trị chuối ở huyện Hướng Hóa trong dài hạn..
- Từ khóa: chuỗi giá trị chuối, thị trường nội địa, thị trường nước ngoài, Hương Hóa, Quảng Trị Abstract.
- Kể từ khi tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây (East-West economic corridor - EWEC) chính thức được thông tuyến vào năm 2006, một số mặt hàng nông sản của các địa phương có EWEC đi qua đã tiếp cận được thị trường xuất khẩu.
- Chính vì vậy, trong những năm gần đây, nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả nhiệt đới đã hình thành và phát triển, trong đó đáng kể đến vùng sản xuất chuối ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị..
- Theo số liệu thống kê của huyện Hướng Hóa, tổng diện tích trồng chuối của toàn huyện trong năm 2015 đạt khoảng 6,4 nghìn ha (tăng gấp 2 lần so với năm 2005), với sản lượng thu hoạch ước tính đạt được 80 nghìn tấn [1].
- Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ chuối ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa là thị trường cấp thấp, kém chất lượng, giá cả tiêu thụ vẫn còn bấp banh và phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, do đó thu nhập của người dân chưa cao, chưa thực sự là nguồn thu nhập vững chắc.
- Một đặc điểm quan trọng khác là sản lượng chuối ở huyện Hướng Hóa hầu hết được tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc (chiếm khoảng 80% tổng sản lượng chuối thu hoạch.
- một kiểu thị trường “phập phù” giá rẻ, thiếu thông tin và không có các cam kết hợp đồng thương mại, dẫn đến tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro, bất ổn thị trường và có thể làm phá vỡ ngành hàng chuối của địa phương..
- Xuất phát từ đó, nghiên cứu này tập trung làm rõ bức tranh toàn cảnh về thị trường tiêu thụ sản phẩm chuối ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị thông qua tiếp cận phân tích chuỗi giá trị nhằm chỉ ra được mối liên kết, cơ chế hoạt động, sự phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi và các rủi ro thị trường.
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà làm chính sách trong việc hoạch định và xây dựng chiến lược phát triển sản xuất đúng đắn và tìm chỗ đứng vững chắc và bền vững ở trên thị trường cho sản phẩm chuối của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị..
- Dữ liệu định lượng được thu thập từ các số liệu và thông tin thứ cấp ở trong các Báo cáo và Niên giám thống kê huyện Hướng Hóa.
- Ngoài ra, dữ liệu định lượng được thu thập từ các số liệu và thông tin ở dạng sơ cấp thông qua sử dụng bảng hỏi điều tra khảo sát các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị chuối ở huyện Hướng Hóa, bao gồm: (1) nông dân trồng chuối.
- Điểm điều tra, khảo sát hộ nông dân trồng chuối được lựa chọn trong nghiên cứu này là 2 xã Tân Long và Tân Thành của huyện Hướng.
- Có 2 cuộc phỏng vấn KII được thực hiện tại Phòng kinh tế và hạ tầng và Phòng tài nguyên và môi trường thuộc UBND huyện Hướng Hóa.
- Quy mô mẫu điều tra các thành phần tham gia chuỗi giá trị chuối ở huyện Hướng Hóa.
- Tình hình sản xuất chuối ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
- Trong đó, chuối được đánh giá là loại cây trồng chủ lực có thị trường tiêu thụ khá rộng, không chỉ được tiêu thụ ở trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước Trung Quốc và Thái Lan.
- Chính vì vậy, diện tích và sản lượng chuối ở huyện Hướng Hóa trong hơn 10 năm qua đã tăng lên nhanh chóng..
- Nếu như năm 2005 diện tích trồng chuối ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa chỉ có 2.920ha, thì đến năm 2015 đã tăng lên 6.372ha, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt ở mức 8,12%/năm.
- Toàn bộ diện tích đất trồng chuối ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa là đất rừng, tập trung phần lớn ở các xã Thuận, Tân Long, Tân Thành và Hướng Lộc.
- Đặc biệt, khi thị trường tiêu thụ chuối ngày càng được mở rộng, nhiều hộ nông dân đã sang Lào để thuê đất trồng chuối dọc theo dòng sông Xê Pôn (ranh giới giữa Lào và Việt Nam).
- Chuỗi giá trị chuối ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
- Kết quả điều tra cho thấy, sản phẩm chuối của các nông hộ ở huyện Hướng Hóa được tiêu thụ ở cả 2 thị trường trong nước và ngoài nước, do đó cấu trúc chuỗi giá trị được tổ chức khá phức tạp với nhiều thành phần tác nhân tham gia và hoạt động trên không gian địa lý rộng lớn, đặc biệt là đối với những thành phần tham gia vào kênh phân phối sản phẩm chuối xuất khẩu.
- Chính vì thế, nghiên cứu này tập trung phân tích cấu trúc chuỗi, dòng sản phẩm, quan hệ trao đổi mua bán và vị thế tài chính của những tác nhân hoạt động ở phạm vi không gian huyện Hướng Hóa..
- Theo số liệu ở hình 3, sản phẩm chuối ở huyện Hướng Hóa được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Trung Quốc và Thái Lan, chiếm đến 85% tổng sản lượng chuối của người sản xuất.
- Trong khi đó, khối lượng chuối được xuất bán ở thị trường trong nước là khá thấp, chỉ chiếm 15% tổng sản lượng thu hoạch..
- Ở thị trường trong nước, sản phẩm chuối được tiêu thụ ở các tỉnh thành lân cận của tỉnh Quảng Trị, bao gồm: Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
- Người thu gom quy mô nhỏ ở huyện Hướng Hóa 3 .
- Các thương lái đến từ các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng;(3) Điểm cân chuối ở huyện Hướng Hóa 4 .Chuối được tiêu thụ ở thị trường trong nước là sản phẩm loại 1, có trọng lượng bình quân khoảng 13 – 17kg/buồng và được người tiêu dùng mua với mục đích chủ yếu để thờ cúng vào các ngày Rằm và dịp Tết.
- Mặc dù có khá nhiều tác nhân tham gia vào hướng tiêu thụ ở thị trường nội địa, nhưng khối lượng sản phẩm được tiêu thụ chỉ chiếm khoảng 15% tổng sản lượng chuối thu hoạch, chủ yếu đi qua 3 kênh như sau:.
- Theo kết quả điều tra, sản phẩm chuối xuất bán ở thị trường nội địa chủ yếu đi theo kênh này, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng chuối thu hoạch của các nông hộ và chiếm đến 71,43% sản lượng chuối xuất bán ở thị trường nội địa..
- 3 Thu gom quy mô nhỏ là những người dân địa phương ở huyện Hướng Hóa chuyên làm nghề thu gom chuối từ các hộ nông dân..
- 4 Điểm cân là những người dân địa phương ở huyện Hướng Hóa chuyên làm nghề thu gom chuối từ các hộ nông dân và thu gom nhỏ..
- Các điểm cân có khả năng dự trữ chuối từ 2 – 3 ngày, đồng thời thực hiện các công việc phân loại, đóng gói để phân phối sản phẩm chuối đi thị trường trong và ngoài nước (theo kết quả điều tra)..
- Điều này có thể được giải thích bởi lý do là những người thu gom nhỏ thực hiện các hoạt động thu mua chuối chủ yếu là phục vụ cho thị trường chuối xuất khẩu, trong khi đó việc trao đổi mua bán với các điểm cân và thương lái không được diễn ra thường xuyên, chỉ tập trung vào những ngày 10 – 13 âm lịch hàng tháng và những ngày giáp Tết nhằm cung cấp sản phẩm chuối tiêu dùng nội địa..
- Chuỗi giá trị sản phẩm chuối ở huyện Hướng Hóa.
- Thị trường Thái Lan Thị trường.
- Trung Quốc Thị trường trong nước.
- So với thị trường trong nước, hoạt động mua – bán chuối xuất khẩu được tổ chức khá chặt chẽ và có sự phân công rõ ràng giữa các tác nhân tham gia chuỗi.
- Sản phẩm chuối ở huyện Hướng Hóa được xuất bán sang thị trường Trung Quốc và Thái Lan, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm đến 95% tổng khối lượng chuối xuất khẩu.
- Tham gia vào thị trường xuất khẩu này có 4 tác nhân chính hoạt động ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa, đó là: (1) nông dân trồng chuối.
- Kênh 1: Hộ nông dân trồng chuối xuất bán trực tiếp cho các điểm cân, sau đó được các đầu mối thu gom ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa đến thu mua để cung cấp cho các thương lái ở nước ngoài thông qua cửa khẩu Lao Bảo (xuất khẩu sang thị trường Thái Lan) và cửa khẩu Hà Thanh (xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc).
- Số liệu ở hình 3 cho thấy, khối lượng chuối xuất khẩu sang thị trường nước ngoài chủ yếu đi theo kênh này, chiếm đến 80% tổng sản lượng chuối thu hoạch..
- Kênh 2: Chuối được bán cho những người thu gom nhỏ, sau đó được bán lại cho những đầu mối thu gom lớn ở huyện Hướng Hóa để xuất khẩu qua thị trường Thái Lan và Trung Quốc.
- Khác với thị trường tiêu thụ nội địa, những người thu gom chuối quy mô nhỏ hoạt động ở thị trường xuất khẩu có vai trò giống như các điểm cân chuối.
- Nghiên cứu này lựa chọn 2 kênh phân phối chính, đại diện cho 2 thị trường tiêu thụ sản phẩm chuối, bao gồm thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu nhằm làm rõ vị thế tài chính, sự phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị.
- Ở thị trường xuất khẩu, nghiên cứu lựa chọn kênh thứ nhất với sự tham gia của 3 tác nhân chính: hộ nông dân trồng chuối.
- Đây được xem là kênh phân phối chủ đạo và chi phối toàn bộ thị trường tiêu thụ sản phẩm chuối ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị, với sản lượng tiêu thụ chiếm đến 80% tổng sản lượng chuối thu hoạch.
- Đối với thị trường tiêu thụ nội địa, kênh thứ nhất được đưa vào phân tích, với 3 tác nhân chính: hộ nông dân trồng chuối.
- Sản lượng chuối tiêu thụ theo kênh này chiếm 10% tổng sản lượng thu hoạch và chiếm 71,43% sản lượng chuối xuất bán ở thị trường nội địa..
- Số liệu ở bảng 2 chỉ ra rằng doanh thu biên của toàn bộ chuỗi giá trị đối với 1kg chuối xuất bán sang thị trường Trung Quốc là 10.700 đồng, trong đó chi phí tăng thêm trên 1kg chuối là 3.547 đồng, chiếm 33,15% doanh thu biên của toàn bộ chuỗi và lợi nhuận là 7.153 đồng/kg, chiếm.
- phân phối sang thị trường các nước Trung Quốc và Thái Lan.
- Họ chính là nhà xuất khẩu mặt hàng chuối ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (theo kết quả điều tra)..
- Mặc dù chi phí tăng thêm của người trồng chuối chiếm 63,43% tổng chi phí gia tăng nhưng tỷ lệ lợi nhuận mà họ nhận được chỉ chiếm 39,84% tổng lợi nhuận thu được từ 1kg chuối của toàn bộ chuỗi bán ở thị trường Trung Quốc.
- Như vậy, có thể nói rằng các đầu mối thu gom không phải là tác nhân giữ vị thế tài chính cao nhất trong chuỗi nhưng là tác nhân hưởng lợi nhiều nhất từ chuỗi giá trị chuối xuất bán sang thị trường Trung Quốc.
- Các trật tự về vị thế tài chính, lợi ích của những tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị chuối xuất khẩu sang thị trường Thái Lan cũng không có sự thay đổi nhiều so với chuỗi giá trị chuối xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
- Mặc dù tỷ lệ lợi nhuận thu được từ 1kg chuối xuất khẩu ở thị trường này có sụt giảm do giá bán thấp, nhưng các đầu mối thu gom vẫn là người hưởng lợi cao nhất.
- Ở thị trường nội địa, doanh thu biên của toàn bộ chuỗi giá trị đối với 1kg chuối là cao hơn nhiều so với thị trường xuất khẩu, đạt ở mức 14.500đồng/kg, trong đó chi phí tăng thêm trên 1kg.
- Vị thế tài chính của các thành phần tham gia chuỗi giá trị chuối ở thị trường nội địa.
- Xét về vị thế tài chính thì hộ trồng chuối giữ vị thế cao nhất trên cả ba khía cạnh chi phí gia tăng, lợi nhuận và doanh thu biên, nhưng trật tự hưởng lợi vẫn không có gì thay đổi khi họ bán sản phẩm ở thị trường trong nước.
- Trong ngắn hạn, hoạt động sản xuất chuối đã trở thành sinh kế quan trọng,mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
- Tuy nhiên, khi đi sâu tìm hiểu về cấu trúc thị trường tiêu thụ cũng như thực trạng sản xuất ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã cho thấy tính không bền vững của chuỗi giá trị sản phẩm chuối.
- Thứ nhất, quan sát cấu trúc chuỗi giá trị sản phẩm chuối cho thấy mức độ phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ ở Trung Quốc là rất cao, trong khi quy mô tiêu thụ sản phẩm chuối ở thị trường Thái Lan và nội địa là rất thấp.Sự phụ thuộc hoàn toàn vào một thị trường dẫn đến giá bán thấp, đồng thời tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro thị trường tiêu thụ đối với nông dân trồng chuối.
- Minh chứng cho điều này là từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 9 năm 2015, các nhà nhập khẩu của Trung Quốc đã ngừng thu mua chuối ở huyện Hướng Hóa và dẫn đến lượng cung sản phẩm bị tồn đọng rất cao, kéo.
- theo giá bán chuối xuất khẩu sang thị trường Thái Lan cũng như giá bán chuối tiêu dùng nội địa giảm xuống nghiêm trọng..
- Nếu như trước đâykhi thị trường Trung Quốc chưa đóng cửa đối với mặt hàng chuối ở Hướng Hóa, người trồng chuối nhận được đồng cho 1kg chuối xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, thì đến thời điểm nhà nhập khẩu Trung Quốc ngừng thu mua,giá bán giảm xuống chỉ còn đồng/kg.
- Đặc biệt nghiêm trọng hơn, giá bán 1kg chuối loại 1 xuất bán ở thị trường trong nước giảm từ 10.000 đồng xuống còn 3000 đồng.
- Khi được hỏi về lý do thị trường Trung Quốc đóng cửa đối với sản phẩm chuối ở huyện Hướng Hóa, tất cả các thành phần tham gia chuỗi cũng như cán bộ chính quyền địa phương đều trả lời là không biết được lý do.
- Điều này cho thấy thông tin thị trường tiêu thụ chuối ở Trung Quốc là không hoàn hảo, thậm chí người trồng chuối và những tác nhân tham gia thu gom chuối cũng không biết mục đích Trung Quốc thu mua chuối ở Hướng Hóa là để làm nguyên liệu chế biến hay tiêu dùng trực tiếp..
- Đối với thị trường tiêu thụ ở Thái Lan, nguồn cung sản xuất chuối trong nước của Thái Lan khá dồi dào với nhiều giống chuối có chất lượng cao, do đó sản phẩm chuối của huyện Hướng Hóa rất khó cạnh tranh được sản phẩm chuối củaThái Lan về chất lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người Thái.
- Theo ý kiến của một số đầu mối thu gom, các trang trại sản xuất nông nghiệp ở vùng Đông Bắc Thái Lan (nơi có EWEC đi qua) đã nhận biết giá xuất khẩu chuối ở huyện Hướng Hóa sang thị trường Trung Quốclà tương đối thấp, vì vậy họ đã tiến hành thu mua sản phẩm chuối có chất lượng thấp (chuối loại 3) được trồng ở huyện Hướng Hóa nhằm phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc.
- Như vậy, rõ ràng nhu cầu của thị trường Thái Lan đối với sản phẩm chuối ở Hướng Hóa là sản phẩm nhập khẩu có chất lượng thấp và giá rẻ, dẫn đến giá trị xuất khẩu thấp và tính bền vững của thị trường là không cao..
- Thứ ba, theo kết quả điều tra khảo sát các hộ nông dân trồng chuối ở huyện Hướng Hóa, việc hình thành vùng chuyên canh cây chuối ở địa phương là hoàn toàn mang tính chất tự phát, chạy theo phong trào dựa trên tín hiệu của thị trường tiêu thụ ở Trung Quốc.
- Sự phụ thuộc thị trường tiêu.
- Thị trường tự phát Không có.
- Tính không bền vững của thị trường tiêu.
- Thông tin thị trường.
- ở Hướng Hóa.
- Nguy cơ phá vỡ ngành hàng chuối ở huyện Hướng Hóa Nông dân ngừng.
- thị trường và xúc tiến thương mại.
- Hình 5.Cây vấn đề của chuỗi giá trị chuối ở huyện Hướng Hóa.
- Ở cấp độ địa phương, sản phẩm chuối đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
- Sự ra đời của tuyến hành lang này không chỉ giúp kết nối thị trường giữa 4 nước có tuyến hành lang đi qua mà còn tạo ra cơ hội để các mặt hàng nông sản của các nước tiếp cận được với thị trường rộng lớn của Trung Quốc.
- Bằng chứng cho điều này là sự hình thành chuỗi giá trị chuối ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, có đến 80% sản lượng chuối ở huyện Hướng Hóa được tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc, và 5% được xuất khẩu sang thị trường Thái Lan và khoảng 15% còn lại là được tiêu thụ ở thị trường nội địa.
- Có 3 kênh tiêu thụ chuối ở thị trường trong nước và 2 kênh tiêu thụ ở thị trường nước ngoài, với 4 tác nhân tham gia thu mua chuối ở trên địa bàn huyện Hướng Hóa.
- Mặc dù, hộ nông dân trồng chuối là tác nhân giữ vị thế tài chính cao nhất trên cả ba chỉ tiêu về chi phí, doanh thu biên và lợi nhuận, nhưng họ là tác nhân hưởng lợi ít nhất trong chuỗi ở cả 3 thị trường: Trung Quốc, Thái Lan và nội địa.
- Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tính bền vững của chuỗi giá trị chuối ở huyện Hướng Hóa là không cao.
- Điều này xuất phát từ 3 nguyên nhân chính, đó là: rủi ro về thị trường tiêu thụ, trực tiếp là sự phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ ở Trung Quốc.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, các hàm ý chính sách đưa ra trong nghiên cứu này là cần sớm xây dựng thương hiệu chuối ở huyện Hướng Hóa.
- đa dạng hóa thị trường tiêu thụ bằng cách kêu gọi doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa.
- tăng cường các dịch vụ khuyến nông nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác cho người dân, đảm bảo sự ổn định về nguồn cung cho thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- thực hiện điều tra thông tin, cập nhật tình hình tiêu thụ chuối của huyện Hướng Hóa tại thị trường Trung Quốc và Thái Lan là rất cần thiết nhằm đưa ra các dự báo chính xác về thông tin thị trường cho người sản xuất..
- Chi cục Thống kê huyện Hướng Hóa, Niên giám thống kê .
- UBND huyện Hướng Hóa, Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội, qua các năm:

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt