« Home « Kết quả tìm kiếm

Topo và giao thức mạng LAN


Tóm tắt Xem thử

- Topo và giao thức mạng LAN.
- Thông thường mạng có 3 dạng cấu trúc là: Mạng dạng hình sao (Star Topology), mạng dạng vòng (Ring Topology) và mạng dạng tuyến (Linear Bus Topology).
- Mạng dạng hình sao (Star topology).
- Mạng dạng hình sao bao gồm một trung tâm và các nút thông tin.
- Các nút thông tin là các trạm đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng.
- Trung tâm của mạng điều phối mọi hoạt động trong mạng với các chức nǎng cơ bản là:.
- -Xác định cặp địa chỉ gửi và nhận được phép chiếm tuyến thông tin và liên lạc với nhau..
- -Cho phép theo dõi và sử lý sai trong quá trình trao đổi thông tin..
- Các ưu điểm của topo mạng hình sao:.
- -Hoạt động theo nguyên lý nối song song nên nếu có một thiết bị nào đó ở một nút thông tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường..
- Khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động..
- -Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến trung tâm.
- Nhìn chung, mạng dạng hình sao cho phép nối các máy tính vào một bộ tập trung (HUB hay Switch) bằng cáp xoắn, giải pháp này cho phép nối trực tiếp máy tính với HUB/Switch không cần thông qua trục BUS, tránh được các yếu tố gây ngưng trệ mạng.
- Phía hai đầu dây cáp được bịt bởi một thiết bị gọi là terminator.
- Các tín hiệu và gói dữ liệu (packet) khi di chuyển lên hoặc xuống trong dây cáp đều mang theo điạ chỉ của nơi đến..
- Ưu điểm của topomạng bus:.
- Sẽ gây ra nghẽn mạng khi chuyển lưu lượng dữ liệu lớn.
- Khi một trạm trên đường truyền bị hỏng thì các trạm khác cũng phải ngừng hoạt động Mạng dạng vòng (Ring Topology).
- Mạng dạng này, bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây cáp được thiết kế làm thành một vòng khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một chiều nào đó.
- Dữ liệu truyền đi phải có kèm theo địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận..
- Ưu điểm của topo mạng Ring:.
- -Mạng dạng vòng có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên..
- Mạng dạng kết hợp.
- Cấu hình mạng dạng này có bộ phận tách tín hiệu (spitter) giữ vai trò thiết bị trung tâm, hệ thống dây cáp mạng có thể chọn hoặc Ring Topology hoặc Linear Bus Topology..
- Ưu điểm của cấu hình này là mạng có thể gồm nhiều nhóm làm việc ở cách xa nhau, ARCNET là mạng dạng kết hợp Star/Bus Topology.
- Mỗi trạm làm việc (workstation) được nối với HUB - là cầu nối giữa các trạm làm việc và để tǎng khoảng cách cần thiết..
- Topo này cho phép các thiết bị kết nối trực tiếp với các thiết bị khác mà không cần phải qua bộ tập trung như Hub hay Switch..
- Ưu điểm:.
- Các thiết bị hoạt động độc lập, khi thiết bị này hỏng vẫn không ảnh hưởng đến thiết bị khác Nhược điểm:.
- Mô hình này cho phép quản lý thiết bị tập chung, các máy trạm được đặt theo từng lớp tùy thuộc vào chức năng của từng lớp, ưu điểm rõ ràng nhất của topo dạng này là khả năng quản lý, bảo mật hệ thống,nhưng nhược điểm của nó là việc phải dùng nhiều bộ tập trung dẫn đến chi phí nhiều..
- Các giao thức (Protocol).
- Một tập các tiêu chuẩn để trao đổi thông tin giữa hai hệ thống máy tính hoặc hai thiết bị máy tính với nhau được gọi là giao thức (Protocol)..
- Các giao thức (Protocol) còn được gọi là nghi thức hoặc định ước của mạng máy tính..
- Để đánh giá khả nǎng của một mạng được phân chia bởi các trạm như thế nào.
- Một trong các giao thức được sử dụng nhiều trong các LAN là:.
- Giao thức CSMA/CD (Carries Sense Multiple Access/Collision Detect).
- Sử dụng giao thức này các trạm hoàn toàn có quyền truyền dữ liệu trên mạng với số lượng nhiều hay ít và một cách ngẫu nhiên hoặc bất kỳ khi nào có nhu cầu truyền dữ liệu ở mỗi trạm.
- Mối trạm sẽ kiểm tra tuyến và chỉ khi nào tuyến không bận mới bắt đầu truyền các gói dữ liệu..
- Khi nhiều trạm đồng thời truyền dữ liệu và tạo ra sự xung đột (collision) làm cho dữ liệu thu được ở các trạm bị sai lệch.
- Để tránh sự tranh chấp này mỗi trạm đều phải phát hiện được sự xung đột dữ liệu.
- Trạm phát phải kiểm tra Bus trong khi gửi dữ liệu để xác nhận rằng tín hiệu trên Bus thật sự đúng, như vậy mới có thể phát hiện được bất kỳ xung đột nào có thể xẩy ra.
- Khi phát hiện có một sự xung đột, lập tức trạm phát sẽ gửi đi một mẫu làm nhiễu (Jamming) đã định trước để báo cho tất cả các trạm là có sự xung đột xẩy ra và chúng sẽ bỏ qua gói dữ liệu này.
- Sau đó trạm phát sẽ trì hoãn một khoảng thời gian ngẫu nhiên trước khi phát lại dữ liệu.
- Ưu điểm của CSMA/CD là đơn giản, mềm dẻo, hiệu quả truyền thông tin cao khi lưu lượng thông tin của mạng thấp và có tính đột biến.
- Việc thêm vào hay dịch chuyển các trạm trên tuyến không ảnh hưởng đến các thủ tục của giao thức.
- Điểm bất lợi của CSMA/CD là hiệu suất của tuyến giảm xuống nhanh chóng khi phải tải quá nhiều thông tin..
- Đây là giao thức thông dụng sau CSMA/CD được dùng trong các LAN có cấu trúc vòng (Ring)..
- Token là một khối dữ liệu đặc biệt.
- Khi một trạm đang chiếm token thì nó có thể phát đi một gói dữ liệu.
- Khi đã phát hết gói dữ liệu cho phép hoặc không còn gì để phát nữa thì trạm đó lại gửi token sang trạm kế tiếp có mức ưu tiên cao nhất..
- Trong token có chứa một địa chỉ đích và được luân chuyển tới các trạm theo một trật tự đã định trước.
- Đối với cấu hình mạng dạng xoay vòng thì trật tự của sự truyền token tương đương với trật tự vật lý của các trạm xung quanh vòng..
- Giao thức truyền token có trật tự hơn nhưng cũng phức tạp hơn CSMA/CD, có ưu điểm là vẫn hoạt động tốt khi lưu lượng truyền thông lớn.
- Giao thức truyền token tuân thủ đúng sự phân chia của môi trường mạng, hoạt động dựa vào sự xoay vòng tới các trạm.
- Giao thức phải chứa các thủ tục kiểm tra token để cho phép khôi phục lại token bị mất hoặc thay thế trạng thái của token và cung cấp các phương tiện để sửa đổi logic (thêm vào, bớt đi hoặc định lại trật tự của các trạm)..
- Ngoài ra còn có các giao thức khác như, giao thức token bus hoạt động tương tự như token ring nhưng được áp dụng trên topo bus.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt