« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1.
- Tiếng Việt là tài sản vô cùng quý giá, nó không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn được ví như một thứ “căn cước” của một dân tộc, là dấu hiệu nhận diện một dân tộc, một nền văn hóa… Đối với một quốc gia độc lập, ngôn ngữ được xem là một trong ba biểu tượng của một quốc gia (cùng với quốc ca và quốc kì)..
- Nhà nghiên cứu văn học Đặng Thai Mai thì cho rằng: "Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.” Còn cố thủ tướng Phạm Văn Đồng thì đã từng khẳng định: "Tiếng Việt của chúng ta rất giàu.
- Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp.
- Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa.
- Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tiếng Việt đã vươn lên làm trọn chức năng giao tiếp xã hội của một quốc gia độc lập và ngày càng vượt qua mọi thử thách để phát triển như ngày nay.
- Tiếng Việt đã trở thành vũ khí quan trọng để dân tộc Việt Nam thoát khỏi mọi vòng xiềng xích nô lệ và trở thành một quốc gia độc lập như ngày hôm nay.
- Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, đã và đang xuất hiện những biến tướng, lai căng, tiếng Việt nhiều khi bị sử dụng một cách bừa bãi, sự trong sáng của tiếng.
- Và một sự thật đáng buồn là học sinh trung học phổ thông - những người đã và đang được học văn hóa, được tiếp thu những thành tựu khoa học – lại là những người sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng nhất..
- Học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang cũng không nằm ngoài xu thế ấy..
- Và để chấn chỉnh, định hướng kịp thời, hướng học sinh đến cách thức giao tiếp có văn hóa, tôi quyết định nghiên cứu và đưa vào ứng dụng sáng kiến: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang..
- Tên sáng kiến.
- Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang..
- Tác giả sáng kiến.
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
- Tác giả sáng kiến..
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.
- Sáng kiến có thể áp dụng trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Việt của giáo viên Ngữ văn trong nhà trường trung học phổ thông..
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu Ngày 01/10/2018.
- Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1.
- Nội dung sáng kiến.
- Những biểu hiện cơ bản của việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng ở một bộ phận học sinh hiện nay.
- Một số kí tự học sinh thường dùng phổ biến qua nhắn tin, qua chát:.
- Ngôn ngữ (gốc) Ngôn ngữ (sáng tạo).
- Xu hướng tạo ra những lời nói cố định Những câu giới trẻ hay sử dụng là:.
- lệch hoàn toàn với thành ngữ ban đầu mà người Việt sử dụng Không mày đố thầy dạy ai.
- Và khi những câu nói quen thuộc này được giới tuổi teen sử dụng để giao tiếp với người lớn.
- Giáo viên chúng ta cũng từng là nạn nhân của những câu nói trên khi đôi lần hỏi bài học sinh trả lời trống không “biết chết liền” đây là những tình huống nằm ngoài ý muốn của người đứng lớp..
- Những lời nói cố định như vậy được sử dụng rất rộng rãi:.
- Điều này làm xấu đi hình ảnh tiếng Việt rất vốn rất giàu và đẹp..
- Hiện tượng sử dụng ngoại ngữ một cách tùy tiện.
- Việc sử dụng ngoại ngữ một cách tùy tiện là vấn đề nhức nhối.
- Hình như đối với họ, việc sử dụng Pháp ngữ là một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc, cũng như sử dụng nước suối Pe – ri – ê (Perrier) và rượu khai vị biểu trưng cho nền văn minh châu Âu.
- Dạo này, dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng mrớc ngoài, chủ yếu là tiếng Anh.
- Vậy mà việc sử dụng thứ ngôn ngữ được coi là tiếng Việt, nhưng không có trong từ điển tiếng Việt, của các bạn trẻ hiện nay đang là trào lưu nổ rộ.
- Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng ở một bộ phận học sinh hiện nay.
- Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế đó là trong chính tả của Tiếng Việt vẫn còn tồn tại sự bất hợp lý khi sử dụng nhiều ký hiệu để biểu thị cùng một âm vị: K,Q, C cùng để biểu thị âm vị / K/.
- Thứ nhất: do sự giảm sút tình yêu tiếng Việt, ý thức giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt không được coi trọng.
- Thứ ba: do sự thiếu hụt những tri thức cơ bản về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng.
- Thứ tư: do cách giao tiếp, ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận không nhỏ học sinh như: nói tục, chửi bậy, dùng từ, đặt câu không đúng nghĩa, không phù hợp với hoàn cảnh, nội dung, mục đích giao tiếp.
- Thứ năm: do việc tiếp xúc thường xuyên với cách sử dụng ngôn ngữ một cách tùy tiện của những bài viết không chuẩn mực trên mạng....
- Giải pháp khắc phục tình trạng sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng ở một bộ phận học sinh hiện nay.
- Từ những thực trạng và nguyên nhân sử dụng tiếng Việt như trên, là giáo viên giảng dạy Ngữ văn, tôi xin được đưa ra một số giải pháp nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay như sau:.
- Giáo dục cho học sinh ý thức quý trọng tiếng Việt.
- Mỗi âm thanh, từ ngữ, quy tắc trong tiếng Việt là di sản quý báu của ông cha để lại.
- Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cần có tình yêu sâu sắc, quý trọng di sản của cha ông, phải quý trọng tiếng nói của dân tộc như những tấc đất ở biên thùy..
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên Ngữ văn cần phân tích cho học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của tiếng Việt.
- lồng ghép giáo dục tình yêu tiếng Việt qua các ngữ liệu trong phần đọc – hiểu.
- Từ đó, hình thành trong các em ý thức quý trọng tiếng Việt..
- Cung cấp cho học sinh những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt.
- Giáo viên cần cung cấp cho học sinh những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt..
- Đó là những hiểu biết về chuẩn mực và quy tắc tiếng Việt trong các phát âm, chữ viết, cách dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, giao tiếp… có thể tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp hay trau dồi qua sách báo nhưng vẫn tuân thủ quy tắc của tiếng Việt..
- Giáo dục cho học sinh trách nhiệm cá nhân trong hoạt động sử dụng tiếng Việt.
- Giáo viên giáo dục học sinh trách nhiệm cá nhân trong hoạt động sử dụng tiếng Việt:.
- Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cần diễn đạt đủ, đúng và chuẩn mực và quy tắc trong tiếng Việt, chuẩn mực không phủ nhận những sự chuyển đổi linh hoạt và sáng tạo, không phủ nhận cái mới.
- Tuy nhiên sáng tạo không nên sai quy tắc của câu, cái mới luôn cần phải phù hợp với quy tắc chung, những điều đó tạo nên sự phong phú cho tiếng Việt..
- Bên cạnh việc giữ những phẩm chất đẹp đẽ của tiếng Việt cần dung nạp những yếu tố tích cực để tăng thêm từ vựng và phong phú trong ngữ pháp của tiếng Việt..
- Trong tiếng Việt cần quan tâm tới nhiều yếu tố trong đó văn hóa và cách ăn nói lịch sự cần phải được quan tâm hàng đầu để có thể giữ gìn sự trong sáng của.
- tiếng Việt.
- Sự trong sáng của tiếng Việt được thể hiện ở những biểu hiện và các phương diện khác nhau, đó là tính chuẩn mực, có quy tắc của tiếng Việt, đó là sự không lai căng, pha tạp và tính lịch sự, văn hóa của lời nói… Trong những hoạt động sử dụng tiếng Việt có thể áp dụng sáng tạo riêng nhưng vẫn phải tuân theo quy tắc chung của tiếng Việt, cần tránh những các thể hiện thô tục, kệch cỡm để lời nói vừa đúng, vừa hay, vừa có văn hóa..
- Giáo viên Ngữ văn có thể xây dựng thành những đề văn nghị luận xã hội về hiện tượng sử dụng ngôn ngữ của chính học sinh.
- Từ đó các em được trình bày sự hiểu biết và những suy nghĩ của bản thân về việc sử dụng tiếng Việt của chính mình..
- Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
- (Trích Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam NXB Giáo dục, 1985, tr.218).
- Sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt được thể hiện ở những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ nhất?.
- Kể tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và thứ ba..
- Từ đoạn trích, anh/chị hãy bày tỏ cảm nghĩ của mình về tiếng Việt..
- (1) Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
- Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
- Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khá năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử..
- quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc.
- Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”..
- Câu 4: Trong khoảng 5-7 dòng, hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt của bộ phận giới trẻ hiện nay..
- Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?.
- Từ đoạn trích, anh/chị hãy nêu quan điểm của mình về vai trò của tiếng nói dân tộc trong bối cảnh hiện nay.+ Phát hiện lỗi sử dụng trong giao tiếp, trong bài kiểm tra của học sinh, khoanh tròn sửa lỗi đặc biệt những lỗi sai do cố tình sử dụng sai cách dùng từ như hiện nay.
- Giáo viên cũng có thể cho học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt qua việc đưa ra các bài tập yêu cầu học sinh phát hiện, mô tả lỗi và sửa lỗi trong một số văn bản chưa chuẩn mực..
- Xây dựng trong nhà trường phong trào giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Việc giáo dục cần bắt nguồn từ thực tế, từ những câu chuyện, những tình huống thật xảy ra trong cuộc sống.
- Thầy cô - những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn trẻ, những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình cần phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ..
- Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh..
- Nhà trường và Đoàn thanh niên cần có những buổi sinh hoạt ngoại khóa về vấn đề sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn..
- Khả năng áp dụng của sáng kiến.
- Sáng kiến hoàn toàn có thể áp dụng trong thực tế giảng dạy của tất cả các giáo viên, đặc biệt là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn..
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
- Giáo viên phải nắm chắc những quy tắc sử dụng tiếng Việt.
- nói và viết theo chuẩn để làm gương cho học sinh.
- chú ý quan sát, uốn nắn học sinh trong lời ăn tiếng nói và cả chữ viết..
- Học sinh phải có ý thức học tập, tu dưỡng, coi giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi cá nhân..
- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến.
- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả.
- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân.
- Các đồng nghiệp trong cơ quan khi đưa sáng kiến trên áp dụng vào thực tiễn giảng dạy tiếng Việt đều thấy học sinh có những chuyển biến tích cực hơn, trong bài làm văn, các lỗi dùng từ tiếng Việt giảm đi đáng kể, kết quả học tập môn Văn được nâng lên..
- Học sinh phát huy được những năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, sử dụng tiếng Việt trong sáng hơn..
- Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnhvực áp dụng sáng kiến.
- Vĩnh Tường, ngày 15 tháng 02 năm 2019 Tác giả sáng kiến

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt