« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975


Tóm tắt Xem thử

- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN.
- Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến ngành giáo dục thị xã Bình Long Tôi ghi tên dưới đây:.
- Giáo Viên.
- Lịch sử 100%.
- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến.
- Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn .
- 2.Chủ đầu tư tạo ra ra sáng kiến: Người viết sáng kiến cũng là chủ đầu tư 3.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:Từ tháng 03 năm 2020 5.
- Mô tả bản chất sáng kiến:.
- Bình Long là vùng đất giàu truyền thống lịch sử cách mạng nên việc giáo dục lịch sử địa phương cho học sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
- Trong những năm qua việc giáo dục lịch sử đại phương tại Bình Long luôn được các cấp, các ngành quan tâm, đã có nhiều giáo viên bộ môn chú ý tới việc đưa tư liệu lịch sử địa phương vào trong các bài học, nhưng hiện nay chưa có sự thống nhất trong việc sử dụng tư liệu để đưa vào bài giảng.Bản thân tôi cũng đã có sáng kiến về sử dụng những tư liệu lịch sử Bình Long trong giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn xong chỉ trong phạm vi một sáng kiến ngắn vẫn chưa thể tìm hiểu hết những nội dung lịch sử của Bình Long để đưa vào bài dạy.Cho nên tôi muốn tiếp tục thực hiện đề tài nhằm tìm hiểu chương trình, nội dung sách giáo khoa, cũng như tìm hiểu thêm một số tư liệu lịch sử Bình Long ( giai đoạn để có thể xác định nhiều hơn nữa những tư.
- liệu cần thiết, hiệu quả lồng ghép vào bài giảng trong chương trình dạy học lịch sử chính khóa..
- Nội dung sáng kiến:.
- Vì vậy, không chỉ là lịch sử chung của nước Việt Nam thân yêu mà mỗi chúng ta, mỗi cư dân của vùng đất Bình Long anh hùng cũng cần phải hiểu rõ hơn, nắm chắc hơn về lịch sử đấu tranh anh dũng của quê hương mình..
- Chắc hẳn ai cũng biết Bình Long, một mảnh đất anh hùng đã từng chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc.
- Đặc biệt, trong 30 năm kháng chiến đánh đuổi hai kẻ thù xâm lược lớn là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, quân và dân Bình Long đã lập nên biết bao kì tích hào hùng, mỗi thắng lợi đều gắn liền với máu xương, với những tên đất, tên người của quê hương.
- Có những sự kiện lịch sử gắn với lịch sử dân tộc .
- Vì vậy đưa những sự kiện lịch sử Bình Long vào trong bài giảng lịch sử không chỉ làm tăng hiệu quả tiết dạy mà còn giúp các em học sinh – những chủ nhân tương lai của mảnh đất Bình long– có thể hiểu rõ hơn, tự hào hơn về nơi mình sinh sống, góp phần khơi dậy ở các em tình yêu quê hương đất nước..
- Nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam giai đoạn .
- Phần lịch sử Việt Nam giai đoạn chỉ gồm một chương, với 3 bài cụ thể như sau.
- Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam .
- Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.
- Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất .
- Đây là giai đoạn lịch sử phản ánh những sự kiện lịch sử tiêu biểu của dân tộc, giai đoạn đất nước bị chia cắt thành 2 miền với hai chế độ khác nhau.
- Ở Miền Nam, nhân dân Miền Nam kiên cường với sự chi viện của hậu phương miền Bắc đã từng bước đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ.
- Ngày Mĩ kí hiệp định Pari, rút quân về nước nhưng nhân dân Miền Nam tiếp tục chiến đấu “ đánh cho ngụy nhào”, đến với chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước thống nhất..
- Nội dung lịch sử Bình Long được khai thác để sử dụng trong những phầncụ thể Trong suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống Mĩ, Miền Đông Nam Bộ, trong đó có trọng điểm Bình Long – Bình Phước, luôn là chiến trường nóng bỏng, dữ dội..
- Nhưng với ý chí của những con người không chịu sống quỳ, sống nhục, quân và dân Bình Long đã đoàn kết lại thành một khối, anh dũng, kiên cường đánh bại những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.
- Giai đoạn có nhiều sự kiện của Bình Long mà giáo viên cần liên hệ, lồng ghép để giúp học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử oai hùng của địa phương.
- Giáo viên có thể lồng ghép sự kiện theo những dạng sau:.
- Thứ nhất: Lồng ghép những tư liệu lịch sử Bình Long có ý nghĩa và có nội dung gần với bài học..
- Đối với những sự kiện có liên quan giáo viên có thể liên hệ để giúp học sinh hiểu lịch sử đấu tranh của quê hương mình có vai trò quan trọng góp phần làm nên thắng lợi chung của nhân dân Miền Nam và cả dân tộc , từ đó khắc sâu niềm tự hào về quê hương trong mỗi học sinh, hướng các em có ý thức vươn lên học tập, xây dựng quê hương đồng thời có ý thức xây dựng khối đoàn kết với đồng bào các dân tộc nơi mình sinh sống..
- Liên hệ mục 2 – phần III) -Phong trào “ Đồng khởi.
- Khi trình bày về nguyên nhân dẫn đến phong trào “Đồng Khởi”, ngoài việc nêu nội dung chính trong sách giáo khoa, giáo viên có thể lồng ghép thêm nội dung lịch sử Bình Long liên quan đến phần nội dung giảng dạy , cụ thể như sau:.
- Qua phần trích dẫn liên hệ, giáo viên giúp học sinh nhận thấy Bình Long cũng là một trong những nơi phải đương đầu với “ quốc sách tố cộng, diệt cộng”, nhân dân Bình Long cũng như nhân dân Miền Nam nói chung đều gặp nhiều khó khăn , tổn thất trước sự tàn ác của phương châm “ Không có, đánh cho có, Có đánh cho chừa” hay “ Thà giết lầm còn hơn thả lầm” của Mĩ Diệm..
- Hay khi dạy phần diễn biến phong trào “ Đồng Khởi”, giáo viên có thể liên hệ để giúp học sinh nhận thức rõ rằng trong phong trào “ Đồng khởi”, quân và dân Bình Long đã có những đóng góp không nhỏ góp phần làm nên thắng lợi chung của cả Miền Nam:.
- “Ngày hưởng ứng phong trào đồng khởi trên toàn Miền, nhân dân Bình Long cùng với lực lượng vũ trang đã nổi dậy phá kềm diệt ác.
- -Trích: Khái quát lịch sử Bình Long-.
- Cũng trong bài 21 ( Liên hệ mục 1 – phần V), khi giảng về việc Mĩ thực hiện kế hoạch Stalay –Taylo để học sinh hiểu rõ hơn, giáo viên có thể dẫn chứng thêm những thủ đoạnmà Mĩ, Diệm thực hiện trên địa bàn Bình Long:.
- Ngay từ năm 1961, địch đã tăng cường thêm cho Bình Long một lực lượng quân sự khá mạnh : 3C bảo an, 16B dân vệ, 1E chủ lực đóng tại Téc –ních ( quản Lợi)....
- Chúng ráo riết gom dân thực hiện quốc sách “ Ấp chiến lược”.
- Các ấp chiến lược được xây dựng ở Núi Gió, Thanh Lương, Thanh Bình...Ấp lập đến đâu chúng giăng đồn bót, bảo an, dân vệ kềm kẹp đến đó.
- Liên hệ mục 2 – phần V: Cụ thể khi giảng về “ mặt trận chống, phá ấp chiến lược”.
- ngoài nội dung sách giáo khoa, giáo viên có thể đưa nội dung lịch sử Bình Long vào để dẫn chứng làm rõ thêm : Phong trào đấu tranh phá ấp chiến lược, xây dựng làng chiến đấu diễn ra sôi nổi trên địa bàn Bình Long đồng thời qua dẫn chứng cũng giúp học sinh thấy được vai trò và những đóng góp to lớn của đồng bào dân tộc Xtieng.
- trong quá trình chiến đâú bảo vệ quê hương, từ đó giáo dục tinh thần đoàn kết cho học sinh .
- Giáo viên trích dẫn:.
- Cuộc đấu tranh này đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong thị xã và sự ủng hộ của cả đồng bào dân tộc.
- Trước sức mạnh của quần chúng đã buộc tên Tỉnh trưởng phải ra nhận kiến nghị và hứa sẽ giải quyết yêu cầu của nhân dân.
- Đồng thời, phối hợp với lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang của ta liên tiếp tổ chức đánh địch, tiêu diệt nhiều tên ác ôn, hỗ trợ cho nhân dân phá kềm..
- Tháng 10/1961, quân và dân Bình Long nổi dậy phá ấp chiến lược, tổ chức đón đánh địch trên quốc lộ 13, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên ác ôn.
- Trong năm 1962, phong trào của nhân dân và đồng bào dân tộc ở các xã chống gom dân lập ấp, chống bắn pháo vào nương rẫy, đòi tự do đi lại phát triển mạnh..
- -Trích: Khái quát lịch sử Bình Long- Hay trong năm 1963, khi cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược đang diễn ra gay go, quyết liệt quân và dân Bình Long cũng có đóng góp không nhỏ:.
- Tháng 10 năm 1963, lực lượng vũ trang hỗ trợ đồng bào nổi dậy phá ấp chiến lược Phú Miêng, diệt 4 tên địch, thu 4 súng… sự kiện ấp chiến lược kiểu mẫu Phú Miêng bị phá banh là một thắng lợi có ý nghĩa quan trọng của quân dân Bình Long”.
- “Tại Bình Long, đêm 11 tháng 11 năm 1963, B75 của tỉnh kết hợp với lực lượng địa phương đột nhập ấp chiến lược Tổng Cui, đốt phá toàn bộ ấp, đưa nhân dân trở về sóc cũ.
- Ở Tân Khai các chi bộ bên trong, bên ngoài phối hợp hướng dẫn nhân dân phá hàng rào ấp chiến lược, rồi dùng lý lẽ buộc địch không được bắt đồng bào làm lại hàng rào.
- Đến cuối năm 1963 địch bỏ luôn ấp chiến lược này”.
- Trích: Lịch sử Bình Phước kháng chiến .
- Cũng đề cập đến thắng lợi trong chiến đấu chống chiến lược“Chiến tranh đặc biệt”, trong bài 21 (mục 2 – phần V), những thắng lợi trên mặt trận quân sự trong giai đoạn khi giảng về những thắng lợi trong Đông – xuân với những chiến dịch ở Đông Nam Bộ, giáo viên đề cập đến các thắng lợi An Lão, Ba Gia, Đồng Xòai, đặc biệt với chiến thắng Đồng Xoài giáo viên mở rộng liên hệ:.
- “Ngày chiến dịch Đồng Xoài- Phước Long đã diễn ra trên hai hướng chính: Bình Long và Phước Long, lực lượng vũ trang Bình Long đã phối hợp với lực lượng Miền và lối đánh du kích của nhân dân để chặn đánh địch không cho địch đi.
- Đây là sự kiện được đề cập trực tiếp trong sách giáo khoa nên việc đưa dẫn chứng cụ thể góp phần giúp cho bài giảng trở nên phong phú hơn, học sinh trao đổi, thảo luận sôi nổi hơn, đồng thời giúp học sinh hiểu Quân dân Bình Long đã góp phần xứng đáng trong việc làm thất bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở Việt Nam..
- Hai mươi mốt năm kháng chiến chống Mĩ thực sự là thời kì đấu tranh vô cùng ác liệt và gian khổ của toàn thể cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và quần chúng cách mạng Bình Long..
- Trải qua các giai đoạn chống các chiến lược chiến tranh với nhiều âm mưu, thủ đoạn vừa tàn bạo, vừa dã man, thâm độc, xảo quyệt của Mĩ – ngụy cuối cùng Bình Long đã giải phóng vào ngày 23 tháng 03 năm 1975, để rõ hơn khi dạy bài 23:“ Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam .
- Liên hệ mục 2 – phần III), giáo viên cung cấp tư liệu:.
- Địch ở tiểu khu Bình Long và chi khu An Lộc rơi vào tình trạng hỗn loạn và tan vỡ hoàn toàn, số đầu hàng quân giải phóng, số ngoan cố phải chia nhỏ ra rút chạy theo đường rừng về Chơn Thành....Trong ngày 23 tháng 03 năm 1975, thị xã An Lộc và toàn bộ phận Hớn Quản được hoàn toàn giải phóng..
- Ngày 23/03 không chỉ là ngày giải phong Bình Long mà sau này căn cứ vào các điều kiện lịch sử và một số tiêu chí cụ thể, Ban Thường vụ Tỉnh Ủy Bình Phước đã họp thống nhất chọn ngày là ngày giải phóng Tỉnh Bình Phước..
- Như vậy, với trích dẫn trên, giáo viên cho học sinh thấy được thắng lợi của quân và dân Bình Long góp phần vào thắng lợi chung trong mùa Xuân Đại thắng năm 1975 của miền Nam và của cả dân tộc..
- Thứ 2: Kết hợp vừa lồng ghép sự kiện với giới thiệu những tên đường, những địa danh, di tích lịch sử tiêu biểu ở địa phương..
- Như đã nói, mỗi sự kiện lịch sử đều gắn với đều gắn liền với máu xương, với những tên đất, tên người, với các địa danh của quê hương, vì vậy trong mỗi bài học giáo viên liên hệ để giúp học sinh thấy rõ hơn..
- Liên hệ mục 2 – phần V: Khi nói về phong trào “ Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”, giáo viên dẫn chứng:.
- Với dẫn chứng này giúp học sinh hiểu được tại sao ở Bình Long nói riêng cũng như ở nhiều tỉnh khác cái tên Trần Văn Thố được đặt thành tên đường, tên xã hoặc tên trường học từ đó giúp các em thêm tự hào về mảnh đất Đông Nam Bộ anh hùng..
- Hay trong giai đoạn chiến đấu chống chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” nhân dân Miền Nam nói chung, nhân dân Bình Long nói riêng đã chiến đấu anh dũng từng bước phá hoại âm mưu của kẻ thù.
- Trong đó có sự kiện có ý nghĩa to lớn góp phần vào thắng lợi chung của cuộc tiến công chiến lược Xuân – Hè 1972..
- Ví dụkhi dạy bài 22:“ Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.
- Mục liên hệ ( Mục 3 – phần III) giáo viên có thể lấy “ chiến dịch Nguyễn Huệ - Chiến dịch mùa hè đỏ lửa 1972” để dẫn chứng:.
- Tháng 10/1971, Trung ương cục và Quân ủy Miền đã vạch kế hoạch mở đợt tấn công xuân hè 1972 cho tất cả các hướng chiến lược trên toàn Miền và quyết định mở chiến dịch Nguyễn Huệ mà khu vực quyết chiến là Lộc Ninh- Hớn Quản.”.
- Suốt 32 ngày đêm ở An Lộc - Bình Long đã diễn ra cuộc chiến đấu giằng co (từ 7/4/1972 đến giữa một bên là Quân Giải phóng quyết giải phóng cho được thị xã và một bên là địch quyết giữ cho được Bình Long, nhưng đến ngày do yếu tố bất ngờ của chiến dịch không còn và do lực lượng của ta cũng bị thiệt hại đáng kể lại không kịp bổ sung lực lượng cho nên ta quyết định chuyển sang bao vây cô lập địch trong thị xã, đồng thời dùng lực lượng mạnh chặn đánh địch trên đường 13..
- Không chỉ lồng ghép nêu diễn biến, giáo viên giới thiệu các di tích lịch sử gắn với sự kiện như: “Mộ 3000 người”- chứng tích chiến tranh về tội ác của Mĩ- ngụy trong chiến dịch Nguyễn Huệ, hay di tích trường tiểu học Quốc Quang - trong chiến dịch Nguyễn Huệ ( 1972 nơi này trở thành điểm giao tranh giữa quân giải phóng miền Nam Việt Nam và ngụy quyền Sài Gòn , hiện nay nhiều mảnh bom, vết đạn còn in trên tường và nhiều mảng tường vỡ lớn được tạo ra sau các đợt B52 rải thảm).
- Cũng trong bài 22:“ Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.
- Mục liên hệ ( Mục 2 – phần III) khi nói về qúa trình chiến đấu chống chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” trên mặt trận quân sự, giáo viên có thể liên hệ di tích mộ tập thể lực lượng vũ trang an ninh An Lộc:.
- thị xã An Lộc , tỉnh Bình Long ( nay thuộc thị xã Bình Long , tỉnh Bình Phước.
- Để tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống hi sinh cho nền độc lập dân tộc , ngày UBND tỉnh Bình Phước xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh với tên gọi Mộ tập thể lực lượng vũ trang an ninh An Lộc”..
- Qua việc nêu lên các sự kiện cũng như giới thiệu những di tích lịch sử tại địa phương giúp học sinh tự hào hơn và đồng thời giáo viên cũng hướng các em đến các hoạt động bảo tồn, chăm sóc các di tích lịch sử của địa phương( Lồng ghép giới thiệu hình ảnh di tích và hình ảnh các học sinh đã tham gia chăm sóc khu di tích)..
- 5.3 Vềkhả năng áp dụng của sáng kiến:.
- Việc đưa những kiến thức lịch sử địa phương vào bài học là có thể bởi Bình Long là một vùng đất lịch sử anh hùng và có nhiều sự kiện lịch sử, nhiều địa danh, di tích gắn liền với nội dung kiến thức trong chương trình lịch sử lớp 12, đặc biệt trong giai đoạn 1954 -1975.
- Ngoài một số nội dung đã khai thác, có thể tìm hiểu, mở rộng hơn nữa đề tài, đưa nhiều hơn tư liệu lịch sử địa phương vào bài học..
- Có thể áp dụng cho tất cả giáo viên dạy lịch sử 12, giai đoạn ở các trường THPT và GDTX trên địa bàn Thị xã Bình Long..
- 6.Những thông tin cần được bảo mật: Không có 7.Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:.
- Giáo viên nắm chắc nội dung cần liên hệ , lồng ghép, sử dụng tư liệu phù hợp với từng phần nội dung của sách giáo khoa, không liên hệ dài dòng..
- Tư liệu lịch sử liên hệ phải làtư liêu chính thống chính thống do chính quyền địa phương biên soạn..
- Đánh giá hiệu quả thu được: Qua việc khảo sát số học sinh lớp 12 năm học giáo viên thu được kết quả như sau:.
- Qua việc khảo sát cho thấy, khi tiến hành lồng ghép những kiến thức địa phương giúp cho bài học sinh động hơn, đỡ nhàm chán với những nội dung sách giáo khoa và từ đó giúp học sinh hứng thú , sôi nổi hơn với bài học.
- Một phần nào đó khắc phục được tình trạng học sinh coi nhẹ, không thích học môn lịch sử.
- Đồng thời cũng góp phần giáo dục cho học sinh về tình yêu , niềm tự hào đối với lịch sử địa phương, giáo dục ý thức chăm sóc , bảo tồn những di tích lịch sử nơi mình sinh sống, tăng cường khối đoàn kết với các dân tộc anh em tại đại phương..
- 9.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử.
- Nhận xét đánh giá của Hội Đồng Sáng kiến Trung Tâm GDNN – GDTX Bình Long:.
- Trên đây là toàn bộ nội dung đơn đề nghị, tôi xin cam đoan nội dung trên là trung thực, đúng sự thật..
- Một số hình ảnh sử dụng liên hệ trong các bài học.
- Hình 3: quyết định số: 666-VH/QĐ ngày công nhận mộ 3000 người là di tích lịch sử cấp quốc gia.
- Hình Học sinh TTGDNN -GDTX Bình Long chăm sóc khu mộ Tập thể lực lượng vũ trang An ninh An Lộc

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt