« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp phát huy tính chủ động tự quản của học sinh lớp 5


Tóm tắt Xem thử

- Giáo viên giảng dạy (lớp 5).
- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Biện pháp phát huy tính chủ động tự quản của học sinh lớp 5”.
- đại, tăng cường tính chủ động, sáng tạo và phát huy tính tích cực của học sinh thì việc đổi mới giáo dục nhân cách học sinh theo hướng trên cũng là một vấn đề cấp thiết đang được đặt ra.
- Vì vậy, đổi mới công tác chủ nhiệm được đặt ra đối với giáo viên được phân công đảm nhận công việc này, việc phát huy tính chủ động tự quản của học sinh được xem là khâu đột phá trong nội dung đổi mới công tác chủ nhiệm, công tác giáo dục nhân cách học sinh..
- Trong thực tế, nếu học sinh không có nề nếp tự quản thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao.
- Đi đôi với chất lượng thì kết quả học tập, công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của người giáo viên tiểu học.
- Tuy nhiên việc hình thành cho các em nề nếp tốt ở tất cả các mặt là một điều khó thực hiện đối với giáo viên.
- Với tình hình xã hội hiện nay, một số giáo viên đến trường chỉ quan tâm nhiều đến việc dạy, chưa thực sự quan tâm đến việc hình thành nề nếp và tìm hiểu tình cảm cuộc sống của các em,… Vậy để học sinh có nề nếp học tập tốt thì chúng ta phải làm như thế nào cho có hiệu quả.
- Như chúng ta đều biết, đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, các em còn đang ở độ tuổi thích sự hiếu động, ham chơi, ý chí còn non kém, việc rèn luyện bản thân thực hiện tốt mọi mặt còn hạn chế ở số đông học sinh.
- Bên cạnh đó, trong công tác chủ nhiệm lớp, nếu vẫn giữ nguyên cách sử dụng phương pháp chủ nhiệm truyền thống: giáo viên chủ nhiệm điều khiển tất cả mọi hoạt động của lớp, xem học sinh và ban cán sự lớp là đối tượng điều khiển của giáo viên, xem thường vai trò chủ động, chủ thể hoạt động của học sinh sẽ làm cho các em mất đi tính chủ động, tự giác trong hoạt động nói chung, trong việc rèn luyện thực hiện những yêu cầu giáo dục nói riêng..
- Nếu chúng ta sử dụng phương pháp phát huy tính chủ động tự quản của học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt: làm cho học sinh có ý thức tự giác trong việc thực hiện các yêu cầu giáo dục.
- Học sinh nhận thức được rằng tập thể lớp chính là ngôi nhà nhỏ của các em.
- Trong quá trình dạy học, để học sinh tiếp thu tốt nội dung bài học,đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học.
- sinh.Vì vậy, phát huy tính chủ động tự quản của học sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh..
- Từ những lý do trên, bằng kinh nghiệm thực tiễn của mình, đối với học sinh tiểu học chúng ta không chỉ dạy cho các em biết đọc, biết viết, biết tính toán mà chúng ta cần rèn cho học sinh tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong công việc..
- Bên cạnh đó, giáo dục học sinh có trách nhiệm đối với chính bản thân mình, gia đình, làng xóm và đất nước.
- Với những trăn trở, suy nghĩ, bản thân đã nung nấu, xây dựng, đúc rút kinh nghiệm và mạnh dạn chọn vấn đề: “Biện pháp phát huy tính chủ động tự quản của học sinh lớp 5” làm đề tài nghiên cứu và thực hiện trong lớp, khối của mình..
- Biện pháp 1:Tìm hiểu những nguyên nhân học sinh chưa phát huy tính chủ động tự quản..
- -Về phía học sinh:.
- Học sinh chưa có ý thức chủ động tự giác, thiếu tinh thần trách nhiệm và chưa tự quản lý lấy công việc của mình một cách sáng tạo.
- Đồng thời, các em chưa chủ động nắm bắt các định hướng của tập thể lớp, của giáo viên chủ nhiệm và của nhà trường..
- Học sinh chưa có thói quen tự quản từ các lớp dưới: Trong thực tế lớp 5/4 mà tôi chủ nhiệm, đầu năm học nề nếp của các em rất lộn xộn, nhiều học sinh vô tổ chức, vô kỷ luật, không tôn trọng và cũng không thực hiện các yêu cầu, hiệu lệnh của ban cán sự lớp.
- Về phía giáo viên:.
- Nguyên nhân học sinh chưa phát huy tính chủ động tự quản không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở giáo viên..
- Phải chọn những học sinh có sức học hoàn thành tốt các môn học và năng lực phẩm chất, biết diễn đạt mạch lạc một vấn đề hơn những học sinh khác trong cùng lớp..
- Biện pháp 2 : Thu thập thông tin cá nhân của từng học sinh và phân tổ, nhóm trong lớp..
- Ngay từ đầu năm học, khi mới nhận lớp, bản thân đã tiến hành thu thập thông tin và nghiên cứu “sơ yếu lí lịch trích ngang” của tất cả học sinh.
- Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm học trước, quá trình bàn giao học sinh đầu năm, trao đổi với cha mẹ học sinh để nắm bắt về tinh thần tự quản của các thành viên trong lớp..
- Trên cơ sở đó, tôi tiến hành phân học sinh theo tổ.
- Khi xếp chỗ cho học sinh, chú ý đến những học sinh có sức khoẻ yếu, học sinh mắc bệnh về tai, mắt, thấp bé thì được xếp ngồi ở trên.
- Những học sinh tiếp thu chậm, hiếu động được xếp vào hàng giữa để giáo viên tiện theo dõi, quan tâm và giúp đỡ.
- Tổ trưởng là những học sinh có khả năng lãnh đạo, biết triển khai công việc, nắm bắt đặc điểm tâm lý,.
- Đây là một việc hệ trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của việc phát huy tính chủ động tự quản của học sinh nói riêng và công tác chủ nhiệm nói chung.
- Để làm công việc này không thể không nghiên cứu kĩ lí lịch trích ngang, thăm dò ý kiến học sinh trong lớp, tham khảo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm năm học trước.
- Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm giao công việc cụ thể gắn với trách nhiệm từng học sinh.
- Ban cán sự chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm về công việc được giao..
- Vì vậy, giáo viên cần kiên trì huấn luyện một học sinh có phong thái tự tin làm lớp trưởng, lớp trưởng phải được cả lớp tin tưởng, phải có sức học vững, chăm ngoan và luôn nghiêm túc trong công việc mà giáo viên giao.
- Ví dụ: Học sinh phải xếp hàng vào lớp trước buổi học và vào giờ ra về.
- Để phát huy tính chủ động tự quản của học sinh một cách hiệu quả thì không thể không nói tới việc xây dựng nội qui lớp học.
- Bản nội qui của lớp và bảng điểm thi đua của từng học sinh được thông qua các bậc phụ huynh học sinh..
- Giáo viên đưa ra những nội dung và những yêu cầu cụ thể của từng mặt thi đua để học sinh thực hiện và làm tiêu chí để chấm điểm thi đua.
- Như vậy, từ các nội dung và yêu cầu nêu trên, học sinh dựa vào thang điểm để chấm, cụ thể như sau:.
- Bên cạnh đó, giáo viên tổ chức cho các tổ đăng ký thi đua.
- Cho học sinh đăng ký thi đua, mỗi tổ là một đơn vị thi đua.
- Giáo viên chủ nhiệm cần động viên, khen thưởng học sinh kịp thời dưới nhiều hình thức..
- Phối hợp giáo dục thường xuyên với gia đình học sinh về kết quả học tập và rèn luyện của từng học sinh..
- Song song với việc xây dựng nề nếp nội quy lớp học, giáo viên cũng rèn cho học sinh nề nếp tự quản..
- Bên cạnh đó, ý thức tự giác của mỗi học sinh là yếu tố quyết định trong giờ tự quản tốt hay không.
- Giáo viên yêu cầu học sinh giữ kỉ luật, học tập trong các giờ tự quản.
- Để làm được đều này, giáo viên cần đẩy mạnh công tác thi đua trong học sinh để học sinh phấn đấu đạt thành tích tốt trong thi đua của cá nhân, nhóm, tổ,...đến thi đua lớp, trường..
- Các em luôn phát tính chủ động tự quản của mình mà không cần chờ đến sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm..
- Với những việc các em làm được giáo viên cần kịp thời khen thưởng, tuyên dương nhằm nhân rộng điển hình trong lớp, giúp nhiều học sinh học hỏi làm theo.Qua học kì I thì nhiều học sinh lớp tôi đã có sự tiến bộ rõ rệt, hầu hết các em đều có khả năng tự học.
- Từ những ngày đầu tiên mới nhận bàn giao học sinh từ lớp dưới lên, giáo viên cần tìm hiểu và nắm được năng lực học tập của mỗi học sinh, để từ đó phân các em thành nhiều nhóm.
- Phân hoá theo đối tượng học sinh: Học sinh trên chuẩn, học sinh đạt chuẩn, học sinh chưa hoàn thành môn học và hoạt động giáo dục.
- Giáo viên là người có kế hoạch, phương pháp cụ thể nhằm giúp học sinh học tập tốt hơn..
- Giáo viên cần đến lớp sớm để cùng kiểm tra và dò bài với các em.
- Nếu trong lớp có học sinh chưa học tốt, giáo viên thông báo với phụ huynh hoặc đến từng gia đình học sinh để tìm hiểu nguyên nhân..
- Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn giáo viên cần tìm hiểu tận tình: đến gia đình thăm hỏi động viên đồng thời đề ra biện pháp hỗ trợ giúp đỡ các em..
- Trong quá trình dạy học, giáo viên là người điều khiển, tổ chức hướng dẫn học sinh học tập, học sinh phải biết tự giác học tập để chiếm lĩnh kiến thức.
- Vì vậy, giáo viên phải biết áp dụng các hình thức học tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh ở tất cả các đối tượng..
- Ví dụ: Khi dạy Lịch sử bài ôn tập thì giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
- Ngoài ra, khi dạy Địa lí, Khoa học,… để củng cố lại nội dung bài học giáo viên có thể tổ chức học sinh chơi trò chơi những ô chữ kì diệu..
- Bên cạnh đó, khi dạy Toán giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi đua tiếp sức: viết số lên các toa tàu hoả, tàu nào được điền số xong nhanh nhất thì tàu đó về đích trước,.
- Tóm lại, nếu giáo viên xây dựng tốt nề nếp học tập thì hiệu quả giảng dạy rất cao, học sinh lĩnh hội đầy đủ kiến thức..
- Chính vì vậy, người giáo viên ngoài việc dạy học giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản còn là một người mẹ hiền luôn tận tuỵ với những đứa con bé bỏng thân yêu của mình..
- Nói cách khác, song song với việc dạy học còn có các khâu giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh qua các môn học..
- Khi học xong học sinh sẽ có ý thức giữ vệ sinh thân thể, giữ vệ sinh lớp học, sân trường.
- Việc động viên khen thưởng - phê bình kịp thời, chính xác sẽ tạo cho học sinh tính hăng say, tích cực tham gia vào các hoạt động ở lớp cũng như của nhà trường..
- Ngoài giờ học văn hoá trên lớp thì hoạt động ngoại khoá của Đội là điều kiện để rèn luyện tính chủ động tự quản cho học sinh rất có hiệu quả.
- Học sinh tiểu học là lứa tuổi các em còn rất ngây thơ, trong trắng, các em rất thích tham gia vào hoạt động mà ở đó “ học mà chơi, chơi mà học”.
- Vì vậy, giáo viên cần chú trọng đến tiết sinh hoạt tập thể,coi tiết học như là một tiết dạy chính mà ở đó không phải là cung cấp kiến thức mới cho học sinh mà phát huy được tính chủ động tự quản của học sinh hình thành cho các em những kĩ năng cơ bản.
- Muốn làm được điều đó, giáo viên cần lập kế hoạch cụ thể, sử dụng những phương pháp linh hoạt và hình thức tổ chức như: trò chơi, câu đố mà tất cả học sinh đều được tham gia theo từng chủ điểm hoặc gắn liền với các ngày lễ lớn của dân tộc..
- Ngoài những biện pháp nhằm phát huy tính chủ động tự quản của học sinh thì biện pháp lâu dài là tạo ra môi trường học tập thân thiên, sự hứng thú trong quá trình học tập.
- Bên cạnh đó, người giáo viên cần giáo dục học sinh có ý thức tự giác trong việc thực hiện các yêu cầu giáo dục, hình thành thói quen chăm lo, chủ động trong mọi phong trào và hoạt động của lớp, phát triển ý thức và năng lực tự quản các hoạt động ở lớp và của mỗi cá nhân..
- Bên cạnh đó, phát huy tính chủ động tự quản của học sinh là một hoạt động thiết thực, giúp cho giáo viên chủ nhiệm và nhà trường quản lý tốt các hoạt động phong trào cũng như kỷ cương nề nếp học đường.
- Đồng thời, giáo dục cho học sinh kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động và khả năng chủ động sáng tạo trong mọi hoạt động..
- Khả năng áp dụng của sáng kiến: các giải pháp này có thể áp dụng để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh ở cấp tiểu học tại trường TH- THCS Thanh Lương.
- -Đối với giáo viên:.
- Cần quan tâm tiếp xúc, gần gũi, gắn bó, thương yêu tất cả học sinh..
- Phối hợp giáo dục chặt chẽ và thường xuyên với gia đình học sinh về kết quả rèn luyện và học tập của các em..
- Đối với học sinh:.
- Để ngày càng nâng cao chất lượng học tập, trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh.
- chủ động tự quản của học sinh và áp dụng thực nghiệm tại lớp mình chủ nhiệm, các lớp khác trong trường.
- Nhiều học sinh tích cực, chuyên cần trong học tập, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Hoàn thành tốt 5/15 học sinh Tỷ lệ: 33,3%.
- Hoàn thành 10/15 học sinh Tỷ lệ: 66,7.
- Lớp 5/4- Từ một lớp có một số thành phần học sinh chậm tiến ở đầu năm học, nhưng đến cuối kỳ I năm học 2020-2021 những học sinh chậm tiến đã biểu hiện có nhiều tiến bộ về năng lực, phẩm chất:.
- Tốt và Đạt 15/15 học sinh Tỷ lệ 100%.
- Bản thân đã tổ chức cho học sinh trong lớp hưởng ứng và quyết tâm thực hiện tốt những yêu cầu đã đề ra, làm cho các buổi học đạt hiệu quả ngày càng cao hơn..
- Số học sinh vi phạm những yêu cầu, những chỉ tiêu thi đua ngày một giảm.
- Từ những học sinh chậm tiến, bây giờ, các em đã có nhiều tiến bộ về mặt năng lực, phẩm chất.
- Nhiều học sinh đã chủ động, tích cực, chuyên cần trong học tập.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy những biện pháp phát huy tính chủ động tự quản của học sinh tiểu học góp phần nâng cao chất lượng dạy học..
- Từ việc phát huy tính chủ động tự quản của học sinh sẽ có tác dụng lớn trong việc giáo dục nhân cách cho các em.
- Bên cạnh đó, là người giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân thiết nghĩ, muốn phát huy tính chủ động tự quản của học sinh thì giáo viên chủ nhiệm cần:.
- Phải nhiệt tình, năng nổ, phải luôn tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm lôi cuốn học sinh học tập tích cực..
- Học sinh tiểu học chỉ thích được động viên khen thưởng, giáo viên không nên dùng hình phạt, đánh mắng làm cho các em sợ sệt, phải tạo niềm tin để các em tích cực, chủ động trong các hoạt động..
- Tóm lại, nếu giáo viên chủ nhiệm tạo được sự mật thiết giữa thầy với trò, giữa học sinh với học sinh, thầy trò tạo được sự vui vẻ, thoải mái và nhẹ nhàng trong học tập, trong các hoạt động thì chắc chắn rằng các em sẽ mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều để phát huy khả năng chủ động tự quản của mình..
- Thực hiện phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
- Kết hợp với kinh nghiệm của bản thân và sự chia sẻ của bạn bè đồng nghiệp, bản thân luôn hoàn thành tốt việc phát huy tính chủ động tự quản của học sinh

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt