« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non


Tóm tắt Xem thử

- Tên sáng kiến: Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non..
- Chính vì thế, Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách về giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng trong đó có công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non..
- Xã hội hoá không phải là một hiện tượng mới đối với giáo dục.
- Trước khi đặt ra chính sách xã hội hoá thì bản thân nó đã tồn tại trong thực tế làm giáo dục ngay từ trong lịch sử xa xưa đến những năm đầu lập nước (phong trào diệt giặc dốt, xoá nạn mù chữ.
- và ngay cả trong chiến tranh, dưới bom đạn, chính quyền và người dân vẫn duy trì sự phát triển giáo dục trong điều kiện hết sức khó khăn.
- Đến ngày nay xã hội hóa giáo dục đã trở thành một nội dung quan trọng của cải cách giáo dục.
- Xã hội hóa giáo dục không chỉ là những đóng góp vật chất mà còn là những ý kiến đóng góp của người dân cho quá trình đổi mới giáo dục.
- Thực hiện xã hội hoá giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà trường đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động, làm nên sức mạnh nội sinh ở dân tộc góp phần hiện đại hoá giáo dục, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước..
- Trong quản lý về giáo dục chưa tạo ra được sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục..
- Mục tiêu cuối cùng của quá trình xã hội hoá sự nghiệp giáo dục là nâng cao thêm mức hưởng thụ về giáo dục của nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần và vật chất của từng người dân..
- Song hiện nay, xã hội hoá giáo dục trên thực tế chưa phát huy được thế mạnh của nó, bởi vì trong xã hội còn tồn tại nhiều nhận thức chưa thật tinh tế, toàn diện.
- Có quan điểm cho rằng xã hội hoá giáo dục chỉ đơn thuần là sự đa dạng hoá các hình thức tham gia của nhân dân và xã hội mà ít chú trọng tới nâng.
- mức hưởng thụ từ giáo dục của người dân.
- Vì vậy, có nơi công tác xã hội hoá giáo dục chỉ đơn thuần về mặt huy động tài chính, huy động cơ sở vật chất, Nhà nước khoán cho dân, ít quan tâm đến sức dân.
- Cá biệt có những nơi người dân vẫn còn thờ ơ với giáo dục, cho rằng giáo dục là sự nghiệp riêng của các nhà trường..
- Nguyên nhân của những tồn tại trên đó chính là việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giáo dục còn nhiều hạn chế, chất lượng giáo dục cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
- Công tác lãnh chỉ đạo xã hội hóa giáo dục cũng chưa thực sự có chiều sâu và đạt hiệu quả cao..
- Đứng trước thực trạng như vậy, trên với cương vị là một hiệu trưởng làm công tác quản lý, tôi đã trăn trở, băn khoăn, và quyết định chọn đề “Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non” nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ..
- Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non..
- Khái niệm về xã hội hóa giáo dục.
- Thứ nhất: Xã hội hóa giáo dục là khái niệm chỉ sự quản lý chú ý, hưởng ứng, quan tâm của xã hội đóng góp vật chất và tinh thần cho sự nghiệp giáo dục..
- Thứ hai: là khái niệm chỉ rõ sứ mệnh của ngành giáo dục, của nhà trường là làm cho người học được thích ứng nhanh với đời sống xã hội (xã hội hoá cá nhân)..
- Theo nghĩa rộng xã hội hoá giáo dục có nghĩa là nhà nước phải tạo ra không gian xã hội, luật pháp và chính trị cho việc hình thành một khu vực giáo dục mà ở đấy ai cũng có quyền đóng góp vì sự nghiệp giáo dục, thực hiện sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục, tức là giáo dục phải thuộc về xã hội.
- Do đó xã hội hoá giáo dục cần phải chỉ ra vai trò của xã hội trong sự nghiệp xã hội hoá giáo dục.
- Nói cách khác, xã hội phải tham gia vào việc hình thành chương trình giáo dục thông qua "xã hội hoá"..
- Mục đích của xã hội hóa giáo dục.
- Xã hội hóa giáo dục nhằm khuyến khích , huy động và tạo điều kiện toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục.
- tiến tới một xã hội học tập..
- Nội dung của xã hội hóa giáo dục.
- Nhiệm vụ của của giáo dục đối với xã hội.
- Tạo ra phong trào học tập sâu rộng, xây dựng xã hội học tập..
- Đa dạng hóa các hình thức hoạt động để mở rộng cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động giáo dục..
- Tạo điều kiện nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục cho nhân dân, mang lại lợi ích thiết thực ( lợi nhuận xã hội về kinh tế và tinh thần) cho mỗi thành viên của xã hội và toàn xã hội..
- Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phất triển kinh tế- xã hội..
- Góp phần phất triển kinh tế- xã hội cho mỗi cá nhân và cho toàn xã hội..
- Nhiệm vụ của xã hội đối với giáo dục:.
- Mọi tổ chức„ gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp Giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn„ (Luật Giáo dục)..
- Vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh.
- đối với sự nghiệp giáo dục..
- Nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân đối với giáo dục nhằm củng cố, tăng cường hiệu quả của hệ thống giáo dục để phục vụ tốt việc học tập của nhân dân (Nghị quyết 90/CP ngày .
- Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục tại trường mầm non Thực tế cho thấy, công tác xã hội hoá giáo dục trong thời gian qua chủ yếu là vận dụng nên nhìn chung chưa có cơ chế, chưa có phương pháp chung..
- Nơi nào biết làm, được nhân dân ủng hộ thì xã hội hoá phát huy được tốt tác dụng, nơi nào cấp uỷ chính quyền ít quan tâm thì sự nghiệp giáo dục chỉ bó hẹp trong trách nhiệm của ngành giáo dục và đương nhiên là hiệu quả giáo dục thấp..
- Bên cạnh đó, còn không ít cán bộ và nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về bản chất của xã hội hoá giáo dục và cho rằng nội dung cốt lõi của xã hội hoá là huy động tiền của trong nhân dân để giảm bớt ngân sách của Nhà nước cho giáo dục và đào tạo.
- Một số người khác lại nhận thức xã hội hoá chỉ có nghĩa là “nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Thật ra, “nhà nước và nhân dân cùng làm” chưa nói hết bản chất của xã hội hoá.
- Xã hội hoá chính là một chủ trương liên quan đến đổi mới cơ chế quản lý, xoá bỏ cơ chế bao cấp, coi trọng biện pháp tự quản của xã hội.
- Xã hội hoá giáo dục có tác động to lớn trong việc xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và phát triển môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức, vận động.
- Từ việc nghiên cứu rõ nội dung thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non, tôi đã đối chiếu với thực tế của nhà trường và nêu ra một số thực trạng.
- Biểu 1: Khảo sát việc xây dựng kế hoạch xã hội hóa tại trường MN Thanh Vân.
- Qua số liệu nghiên cứu ở biểu mẫu số (1) cho thấy: Công tác xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục tuy có thực hiện nhưng chất lượng thực hiện chưa cao, còn bỏ qua nhiều bước như chưa khảo sát thực tế, chưa tham khảo ý kiến của mọi người trong trường.
- Nếu trong nhà trường cán bộ, giáo viên, nhân viên không quan tâm hoặc quan tâm không thường xuyên, hoặc lờ đi không chú ý đến xây dựng kế hoạch thì khó có thể thực hiện tốt tất cả các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non.
- Chính vì vậy một nhiệm vụ đặt ra là cần phải làm sao để có một bản kế hoạch thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường một cách tốt nhất..
- Biểu số 2: Thực trạng về nhận thức của giáo viên và cha mẹ trẻ về vai trò và tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục.
- Qua số liệu nghiên cứu ở biểu mẫu số (2) cho thấy: Việc nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục của giáo viên và cha mẹ trẻ đã chiếm tỷ lệ phần trăm đáng kể, song mức độ còn chưa cao.
- Nhiệm vụ đặt ra là cần phải làm sao để đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức đầy đủ của giáo viên và cha mẹ trẻ về tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non..
- Vấn đề đặt ra là cần phải làm sao để nhận được nhiều sự ủng hộ kinh phí của cha mẹ học sinh để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ..
- Biện pháp 1: Thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường..
- Biện pháp 2: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hoá.
- Bản chất xã hội hoá giáo dục là quá trình vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của mọi người cùng làm giáo dục để giáo dục phục vụ cho.
- Trách nhiệm của ngành giáo dục và nhà trường mầm non là phải làm cho mọi người thấy rõ vai trò, lợi ích của giáo dục đối với đời sống cộng đồng..
- Thực tế đã chứng minh rằng, một trong những nguyên nhân thành công hoặc chưa thành công trong việc tổ chức thực hiện xã hội hoá giáo dục chính là vấn đề nhận thức.
- Vì vậy, phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cung cấp thông tin một cách đầy đủ về đường lối, mục đích, chủ trương, yêu cầu, thuận lợi, khó khăn… nhằm làm chuyển biến nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân theo hướng tích cực về vị trí hàng đầu của giáo dục, về bản chất, nghĩa vụ và quyền lợi của xã hội hoá giáo dục để quần chúng có đủ hiểu biết, chủ động tham gia vào giáo dục..
- Nâng cao nhận thức về xã hội hoá giáo dục cho mọi người có rất nhiều con đường, nhiều hình thức tổng hợp.
- cán bộ, giáo viên trong ngành giáo dục và các ban ngành đoàn thể sau đó đến toàn dân.
- Tổ chức học tập, quán triệt các văn bản, nghị quyết, chỉ thị có liên quan đến giáo dục và xã hội hoá sự nghiệp giáo dục để mọi người đều nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách vận dụng vào thực tiễn..
- Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng: Phối hợp với đài truyền thanh xã tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thiết thực trong nhân dân và cha mẹ học sinh thông qua hệ thống phát thanh hàng ngày nhằm tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của nhân dân trong công tác tham gia xã hội hoá giáo dục..
- Từ những tham mưu, tuyên truyền tích cực như vậy, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, cũng đã có nhận thức đúng đắn về công tác xã hội hoá giáo dục, họ đã hiểu rằng xã hội hoá giáo dục là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương trước nhân dân.
- Từ đó phát huy vai trò lãnh chỉ đạo trong thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục (Bởi chỉ có họ mới có đủ vài trò và tư cách để tập hợp các ngành, các lực lượng xã hội liên kết, hợp tác với nhau trong công tác xã hội hoá giáo dục)..
- Biện pháp 4: Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hoá giáo dục.
- Như chúng ta đã biết, xã hội hoá giáo dục là huy động và tổ chức các lực lượng của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để mọi người dân được hưởng thụ các thành quả do hoạt động giáo dục.
- Từ đó tạo ra cho được phong trào mọi người học tập suốt đời, cả địa phương thành một“xã hội học tập”..
- Thực hiện liên kết các lực lượng xã hội hưởng ứng tích cực đối với giáo dục, tập hợp các lực lượng xã hội đóng góp, ủng hộ, tham gia xây dựng môi trường nhà trường từ cơ sở hạ tầng, cảnh quan, nền nếp giáo dục chăm sóc trẻ đến các mối quan hệ bên trong nhà trường, quan hệ nhà trường với xã hội để nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hoá, môi trường giáo dục lành mạnh..
- Thực chất, xã hội hoá giáo dục là tổ chức một hệ thống các hoạt động của một quá trình phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp…để vận động các tầng lớp nhân dân tham gia đắc lực có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục..
- Các hình thức phối hợp làm công tác xã hội hoá giáo dục cũng có những khía cạnh, mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ, sự tự nguyện, tự giác, khả năng điều kiện riêng của các lực lượng xã hội và tính chất của từng hoạt động xã hội..
- Để huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hoá giáo dục..
- Như vậy, từ việc xác định các nhóm đối tượng, vai trò, tiềm năng của các lực lượng xã hội cần phải biết cách tổ chức sự tham gia của các lực lượng xã hội vào giáo dục một cách có hiệu quả.
- Từ những kết quả nắm bắt được các nội dung bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có thêm được nhiều kiến thức bổ ích phục vụ thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường.
- Với các biện pháp đề xuất trên sau khi đó áp dụng vào thực tiễn đến tháng 2/2019 tôi thấy được hiệu quả của công tác xã hội hóa giáo dục được nâng nên rõ rệt so với kết quả khảo sát đầu năm.
- Biểu 4: Kết quả xây dựng kế hoạch xã hội hóa tại trường MN Thanh Vân.
- Qua so sánh số liệu ở biểu mẫu số (1) và (4) cho thấy: Công tác xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục của nhà trường đã được có thực hiện rất tốt..
- Nhận thức của các cấp các ngành, phụ huynh về xã hội hóa dục trong trường mầm non được nâng lên.
- Từ những tham mưu, tuyên truyền tích cực như vậy, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, cũng đó có nhận thức đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo dục, họ đã hiểu rằng xã hội hóa dục là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương trước nhân dân.
- Từ đó phát huy vai trò lãnh chỉ đạo trong thực hiện công tác xã hội hội hóa giáo..
- Biểu số 5: Kết quả về nhận thức của giáo viên và cha mẹ trẻ về vai trò và tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục.
- Qua so sánh số liệu ở biểu mẫu số (2) và (5) cho thấy: 100% phụ huynh đều nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục mầm non, các cấp các ngành đều ủng hộ những chủ trương công việc của nhà trường.
- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hóa giáo dục.
- Trong năm học 2018-2019 trường mầm non Thanh Vân đã phối hợp tốt với các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hoá như: Hội chữ thập đỏ xã, trạm y tế, hội phụ nữ, Mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, Hội người cao tuổi, ban văn hóa xã.
- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch công tác xã hội hoá giáo dục gắn liền với kế hoạch năm học, có bổ sung kế hoạch và đánh giá kết quả xã hội hoá giáo dục trong từng tháng từng kỳ..
- Các giáo viên chịu trách nhiệm về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh.
- Nhà trường có sổ theo dõi công tác xã hội hoá giáo dục, được lưu giữ hàng năm..
- Nhà trường thường xuyên công khai kết quả xã hội hoá giáo dục trước toàn thể giáo viên trong trường, trước phụ huynh..
- Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ chí minh phù hợp, hiệu quả trong các nội dung giáo dục và hoạt động của nhà trường..
- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể, chỉ đạo nâng cao chất lượng hiệu quả của phong trào, huy động nhân lực và sự đóng góp của xã hội nhằm xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh trong nhà trường.
- tăng cường giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ, có nề nếp thói quen vệ sinh tốt.
- Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Hội thi Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm các cấp:.
- Hội thi giáo viên dạy giỏi giáo dục mầm non cấp huyện đạt 03 giải nhất;.
- Tóm lại: Nhờ có các biện pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục nêu trên, nhà trường đã phát triển toàn diện và đã tạo được niềm tin với phụ huynh với nhân dân, với các ban ngành đoàn thể, với lãnh đạo các cấp.
- Với các biện pháp trên, khi áp dụng vào thực tế thì chất lượng công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường sẽ được nâng cao, thu hút được phụ huynh, các ban ngành đoàn thể tham gia vào các hoạt động giáo dục của trường..
- Lĩnh vực: Công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt