« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí - Chủ đề Địa lí Công nghiệp


Tóm tắt Xem thử

- “Giải pháp nâng cao kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí - Chủ đề Địa lí Công nghiệp”..
- Trước kia chúng ta thường sử dụng những phương pháp dạy học nhằm mục đích tiếp cận nội dung, chưa để ý đến việc phát triển năng lực của học sinh dẫn đến chỉ khai thác được nội dung sách giáo khoa nhưng thực chất hiệu quả tiết học chưa cao vì chưa phát huy được tính tích cực, phát huy năng lực của học sinh..
- Giáo viên thưởng vào lớp ổn định lớp, kiểm tra sĩ số và kiểm tra bài cũ: với cách làm này học sinh sẽ quen cách kiểm tra đánh giá của giáo viên, cho rằng cứ mỗi hôm cô hoặc thầy sẽ chỉ kiểm tra vài bạn đầu giờ, học sinh sẽ chỉ học thuộc một bài để lên bảng lấy điểm, còn những buổi khác sẽ không chuẩn bị bài nữa.
- Khi vào bài mới: Giáo viên không giao việc cho học sinh chuẩn bị ở nhà dẫn đến các em không tích cực xây dựng nội dung bài học và cũng không phát huy.
- được phẩm chất năng lực của học sinh..
- Hầu hết giáo viên chỉ sử dụng phương pháp hỏi đáp để xây dựng nội dung kiến thức, đây chỉ là cách tiếp cận nội dung, chưa phát huy được phẩm chất năng lực của học sinh..
- Giáo viên có chia nhóm thảo luận: Nhưng hầu như việc chia nhóm không hiệu quả do chưa cụ thể về thời gian, yêu cầu nội dung cần đạt, có nhiều trường hợp một nhóm 10 em học sinh nhưng chỉ có khoảng 2-3 em học sinh làm việc còn lại các em khác ngồi chơi, ỉ lại vào bạn bè.
- Nếu như giờ học nào cũng cứ chia nhóm thảo luận máy móc như vậy sẽ có nhiều học sinh quen thói ỉ lại vào người khác, không chịu đào sâu suy nghĩ tích cực trong giờ học, trong khi các bạn khác hăng say làm việc.
- Đối với môn Địa Lí, đôi khi giáo viên giao việc cho học sinh quan sát bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu để khai thác tri thức Địa lí cần tìm hiểu, nhưng có rất nhiều học sinh bị mất gốc thậm chí xác định các hướng trên bản đồ còn sai.
- Dẫn đến có học sinh hiểu, biết cách khai thác thì làm việc, còn các học sinh khác ngồi chơi, thụ động..
- Trong một giờ học chỉ có một vài học sinh làm việc còn các học sinh khác thờ ơ, không hứng thú với giờ học, giáo viên không quản lí được lớp học không kích thích được niềm đam mê sáng tạo của học sinh, tự dưng giờ học trở nên nhàm chán, đều đều, chỉ có giáo viên đăt câu hỏi, vài học sinh trả lời.
- Tiếp thu quan điểm chỉ đạo trên của Nhà nước về việc đổi mới giáo dục nói trên, đặc biệt là học sinh lớp 12 có dự thi môn Địa lí trong kì thi tốt nghiệp THPT thì việc giúp các em có nhiều kênh tiếp nhận kiến thức, kĩ năng địa lí là rất cần thiết, đã tạo tiền đề vững chắc về mặt lí luận giúp tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến của mình..
- Chúng ta đang chuyển từ chương trình giáo dục định hướng nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm đến học sinh vận dụng được những gì qua việc học và làm bài thi.
- Cơ sở vật chất phục vụ đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của giáo viên và học sinh.
- Môn Địa lí ở trường phổ thông vẫn được xem là môn phụ, luôn gặp phải định kiến của phụ huynh và học sinh thời hiện đại.
- Ở trường THPT Yên Dũng số 2, trong rất nhiều khóa học gần đây, trong kì thi tuyển sinh vào 10, khi cho học sinh đăng kí chọn ban theo học, đại đa số học sinh theo học ban A và tổ hợp tự nhiên..
- Nhưng những năm học gần đây, hầu như 3/4 học sinh khối 12 của trường THPT Yên Dũng số 2 chuyển sang học tổ hợp xã hội..
- Qua phần học này giáo viên có thể áp dụng để ôn thi nhiều phần kiến thức khác, các em học sinh có những kĩ năng cơ bản về tính toán, kiến thức.
- Đặc biệt trang bị cho các em học sinh, nhất là học sinh lớp 12 có những kiến thức, kĩ năng dự thi đạt hiệu quả cao..
- Cũng trong đề tài này tôi mong muốn học sinh của trường THPT Yên Dũng số 2, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang sẽ có hướng khai thác có hiệu quả những giờ ôn luyện thi tốt nghiệp THPT nhằm đạt hiệu quả cao nhất..
- Để học sinh học tập tốt và đạt kết quả cao trong các kì thi, không thể phủ nhận vai trò của người thầy.
- Giải pháp 1: Yêu cầu học sinh chuẩn bị trước bài học ở nhà..
- Đây là giải pháp cực kì quan trọng, giúp học sinh bước đầu tự nghiên cứu nội dung bài học cần tìm hiểu.
- Chẳng hạn bài “ Cơ cấu ngành công nghiệp.
- học sinh cần rút ra kiến thức nội dung chính từng mục ở nhà, sau đó đến lớp các em được giáo viên chuẩn kiến thức, sửa lại đề mục và bổ sung nội dung còn thiếu..
- Với thời lượng 45 phút trên lớp, đa phần học sinh trường tôi sẽ không tiếp thu được kiến thức cơ bản theo yêu cầu..
- Với cách học này phần lớn học sinh nắm và ghi chép được nội dung cơ bản của bài học mới.
- Với cách làm này học sinh sẽ có thời gian nghe giáo viên giảng bài, do đã chuẩn bị bài ở nhà nên học sinh dễ dàng tập trung ý thức xây dựng bài tốt hơn..
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài theo mẫu sau:.
- Kết quả khi thực hiện giải pháp: 100% học sinh lớp 12 trường THPT Yên Dũng số 2 đã quen với việc chuẩn bị nội dung kiến thức môn Địa lí trước khi đến lớp và học sinh hăng hái hơn với việc tiếp cận kiến thức Địa lí từ nhiều kênh khách nhau.
- Kích thích được sự ham học hỏi, hăng say tìm hiểu kiến thức, góp phần phát triển phẩm chất năng lực của mỗi học sinh.
- Cũng từ đó làm cho học sinh có lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương đất nước qua những giờ học tập và ôn luyện môn Địa lí lớp 12..
- Một số hình ảnh học sinh chuẩn bị bài nội dung bài 26.
- Cơ cấu ngành công nghiệp - SGK Địa lí 12..
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tùy theo yêu cầu của từng bài tập cụ thể mà sử dụng những công thức cho phù hợp..
- Kết quả khi thực hiện giải pháp: 100% học sinh lớp 12 trường THPT Yên Dũng số 2 đã nhận biết và tính toán thành thạo theo yêu cầu của câu hỏi.
- Có những trường hợp ban đầu còn bỡ ngỡ chưa biết cách làm, giáo viên qua sát kịp thời và hướng dẫn lại bằng nhiều cách khác nhau hoặc có thể các bạn đã biết hướng dẫn cho các bạn chưa biết, nên đến thời điểm này các em học sinh lớp 12 của trường THPT Yên Dũng số 2 đã xử lí số liệu thành thạo..
- Nhận xét, đánh giá giữa các đối tượng học sinh của từng lớp trong việc thành lập công thức tính và áp dụng vào làm bài tập, tùy từng đối tượng lớp và năng lực của học sinh để giáo viên có đánh giá theo phẩm chất và năng lực của các đối tượng học sinh khác nhau của trường THPT Yên Dũng số 2..
- Kết quả tôi nhận thấy hầu hết các học sinh trường THPT Yên Dũng số 2 nói riêng và học sinh dự thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp Xã hội nói riêng đều hăng hái thành lập các công thức tính theo sự hướng dẫn của giáo viên và ứng dụng vào mỗi bài tập cụ thể..
- Việc rèn luyện tính toán đã nâng cao kĩ năng tính toán của các học sinh, nâng cao khả năng nhận thức và phát triển năng lực tư duy, phân tích, so sánh của học sinh trong mỗi bài tập cụ thể..
- Hầu hết học sinh của tất cả các lớp 12, sau khi được hướng dẫn đều xử lí được số liệu tính tốc độ tăng trưởng sản lượng than và dầu thô nước ta từ năm .
- Bảng số liệu đã qua xử lí của học sinh lớp 12A12.
- Giáo viên cho học sinh chuẩn bị nội dung 2 ví dụ trên, thành lập công thức để tính toán, lập được bảng số liệu đã qua xử lí..
- Cụ thể: Yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sẽ sử dụng công thức nào? Cụ thể ra sao? Sau khi học sinh trình bày hoặc nộp bài làm giáo viên nhận xét và rút ra những điều cơ bản nhất trong việc nhận biết, xử lí số liệu và vẽ biểu đồ chính xác nhất..
- Bảng số liệu đã qua xử lí của học sinh lớp 12A11.
- Điểm yếu của phần lớn học sinh là chỉ nắm được nội dung bài học đó mà quên rằng các kiến thức ở các bài khác nhau có mối quan hệ trong một tổng thể..
- Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy bằng nhiều cách khác nhau, có thể tự vẽ lên vở học, vẽ lên giấy A4, vẽ lên giấy A3, đặc biệt hiện nay trong thời đại công nghệ 4.0 giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng những phần mềm vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính, vừa trực quan, vừa sinh động lại mang tính mĩ thuật cao.
- Hiện nay điều kiện kinh tế ngày càng được nâng lên, nhiều gia đình học sinh đã có máy tính, nên việc hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ trên các phần mềm cụ thể là rất khả quan..
- Việc sử dụng các phần mềm để vẽ sơ đồ tư duy kích thích được sự ham học hỏi của học sinh, tìm tòi, sáng tạo, góp phần phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh..
- Một số sơ đồ tư duy cụ thể do học sinh thực hiện..
- Giáo viên: Em hãy xác định cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?.
- Học sinh: Ngành công nghiệp bao gồm: 3 nhóm với 29 ngành..
- Vì vậy, với việc sử dụng sơ đồ tư duy để khái quát hóa kiến thức, học sinh sẽ nhanh chóng bao quát được nội dung bài học, đặc biệt giải pháp này giúp học sinh nhớ được kiến thức bài học rất lâu và chính xác..
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên tùy vào đối tượng học sinh mà có thể sử dụng ngay khi vào đầu bài học, cũng có thể khi củng cố bài học hoặc kiểm tra bài cũ thiết nghĩ đều mang lại hiệu quả cao..
- Hình 1: Cơ cấu ngành công nghiệp.
- Hình 2: Các vùng công nghiệp.
- nhắc nhở học sinh tìm hiểu mối quan hệ với các trang khác trong Atlat có liên quan như trang .
- Đây là hoạt động dạy – học cần thiết nhất trong quá trình ôn tập cho học sinh hiện nay.
- Việc làm quen với câu hỏi trắc nghiệm ở cả 4 mức độ: nhận biết – thông hiểu – vận dụng thấp - vận dụng cao giúp học sinh củng cố lại kiến thức lí thuyết, giải quyết các câu hỏi kĩ năng ,lựa chọn đáp án đúng với bảng số liệu và Atlat..
- Ví dụ: Bài 26 - Cơ cấu ngành công nghiệp..
- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm..
- Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến..
- Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến..
- Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác..
- Giáo viên xây dựng câu hệ thống câu hỏi sử dụng Atlat Địa lí để làm bài và hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để khai thác kiến thức, từ đó hình thành cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo sử dụng Atlat.
- Việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để khai thác kiến thức kích thích cho học sinh sự ham học hỏi, hăng say khai thác kiến thức.
- Từ bản đồ, hình ảnh trong Atlat Địa lí Việt Nam cũng giáo dục cho học sinh niềm tự tôn dân tộc, yêu quê hương đất nước..
- Giáo viên và học sinh sử dụng Atlat trang 21 và trang 22..
- Từ hai trang Atlat 21 và 22 học sinh có thể khai thác những nội dung mình cần tìm cho phần công nghiệp.
- Nếu hệ thống chú giải trong hai trang 21 và 22 chưa đủ thì học sinh có thể quay lại xem chú giải ở trang 03 đầu cuốn Atlat Địa lí Việt Nam..
- Kết quả thực hiện giải pháp: 100% học sinh trường THPT Yên dũng số 2 nói chung và học sinh đăng kí thi tổ hợp Xã hội nói riêng hăng hái làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam để khai thác kiến thức khi làm bài tập giáo viên giao..
- Học sinh đã biết sử dụng Atlat để làm tốt các câu hỏi trong các đề thi thử tốt nghiệp THPT..
- Trong các đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí thường có từ 10-12 câu hỏi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài, đấy là một lợi thế khi học sinh của trường THPT Yên Dũng số 2 đã sử dụng thành thạo Atlat..
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG SỐ 2 HĂNG SAY HỌC TẬP TRONG CÁC GIỜ ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ.
- Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng..
- Từ những câu hỏi trắc nghiệm sử dụng Atlat phần Công Nghiệp giáo viên đã xây dựng, học sinh được làm việc, sử dụng Atlat góp phần rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo sử dụng Atlat của học sinh.
- Sau khi thực hiện tổng thể các giải pháp trên trong các giờ học và ôn tập môn Địa lí lớp 12 phần Công nghiệp tôi nhận thấy học sinh hăng hái học tập hơn.
- Học sinh tự giác tìm tòi, sáng tạo trong mỗi giờ học cụ thể .
- Đã dần hoàn thiện và phát triển giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh..
- Để có cái nhìn chính xác về thực trạng sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực của giáo viên, học sinh nhà trường, tôi đã tiến hành điều tra bằng 02 mẫu phiếu sau:.
- Chưa bao giờ 1 Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
- Chưa bao giờ 1 Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà X.
- Điều đó cho thấy giáo viên đã thực sự quyết tâm đổi mới mình, đổi mới ngành và mục tiêu tiến đến là dạy học để phát triển năng lực, phẩm chất học sinh nói chung và kết quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí tại trường THPT Yên Dũng số 2 nói riêng..
- Mẫu phiếu 02: Điều tra về sự hứng thú, hiệu quả bài học của học sinh khi tham gia những giờ học có sử dụng giải pháp dạy học tích cực.
- Họ và tên học sinh.
- Không hứng thú 1 Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
- Sau khi tiến hành lấy phiếu điều tra đối với 63/480 em học sinh ở lớp 12, tôi thu được kết quả như sau:.
- Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú 1 Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở.
- 5 Atlat Địa lí Việt Nam .
- Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực này cũng không tốn kém nếu GV trong các tiết ôn thi chỉ cần gửi đề gốc cho học sinh các lớp photo.
- Khi GV thực hiện thành thạo các phương pháp dạy học tích cực trong các giờ ôn thi tốt nghiệp thì giờ ôn tập của giáo viên và học sinh đạt được kết quả tốt và đặc biệt năm sau sẽ tốt hơn so với năm trước..
- Giáo viên có thể đưa đề thi trắc nghiệm lên các slide trong Powepoint để trình chiếu cho học sinh làm việc sẽ hiệu quả hơn..
- Việc đổi mới phương pháp ôn tập tốt nghiệp cho học sinh THPT môn Địa lí tích cực thường xuyên sẽ giúp GV thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sử dụng đồ dùng, thiết bị được trang bị giảng dạy của Nhà nước cũng như của xã hội..
- Học sinh được phát huy khả năng tư duy, kĩ năng giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm, gồm các câu hỏi lí thuyết, câu hỏi làm việc với biểu đồ, bảng số liệu và Atlat Địa lí Việt Nam..
- Đặc biệt với các câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm, giáo viên thường gọi học sinh lên bảng làm.
- Đặc biệt các câu hỏi trắc nghiệm trong Atlat các em phát huy được rất nhiều kĩ năng địa lí, sự tìm tòi kiến thức qua bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu còn giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên – tự nhiên.
- Trong quá trình ôn tập tôi nhận thấy phần lớn các em học sinh lớp 12 tôi giảng dạy đều có thái độ học tập nghiêm túc, có nhiều tiến bộ và đạt kết quả khả quan trong các tiết kiểm tra, kì thi khảo sát chất lượng của sở, của trường.
- Không khí học tập vui vẻ, hiệu quả giúp cho cả giáo viên và học sinh có cảm hứng để dạy và tiếp thu bài một cách tốt nhất, tiết ôn tập trôi đi nhanh và không còn nặng nề như trước..
- Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp cũng như ôn thi tốt nghiệp THPT tôi luôn có ý thức trách nhiệm trong việc ôn tập cho học sinh nói riêng và giảng dạy môn Địa lí nói chung, nhằm mục đích để học sinh đi thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao nhất..
- Với việc tự trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn của tôi nói riêng và giáo viên Địa lí trường THPT Yên Dũng số 2 nói chung sẽ tạo được niềm tin với học sinh và cha mẹ học sinh, từng bước khẳng định được thương hiệu và vị thế của trường THPT Yên Dũng số 2.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt