« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Địa lý theo hướng tiếp cận đề thi trắc nghiệm


Tóm tắt Xem thử

- Một số giải pháp giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Địa lý theo hướng tiếp cận đề thi trắc nghiệm.
- Cho phép giáo viên truyền đạt những nội dung lý thuyết tương đối khó, phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin mà học sinh tự mình không dễ dàng tìm hiểu được một cách sâu sắc..
- Giúp học sinh nắm được hình mẫu về cách tư duy logic, cách đặt và giải quyết vấn đề khoa học, cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn đề khoa học một cách chính xác, rõ ràng, xúc tích thông qua cách trình bày của giáo viên..
- Bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên có thể truyền đạt một khối lượng tri thức khá lớn cho nhiều học sinh trong cùng một lúc..
- Tạo điều kiện phát triển năng lực chú ý và kích thích tính tích cực tư duy của học sinh, vì có như vậy học sinh mới hiểu được lời giảng của giáo viên và mới ghi nhớ được bài học..
- Làm cho học sinh thụ động, thiếu tính tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ nói..
- Thiếu điều kiện cho phép giáo viên chú ý đầy đủ đến trình độ nhận thức cũng như kiểm tra đầy đủ sự lĩnh hội tri thức của từng học sinh..
- Giáo viên đòi hỏi ghi nhớ và học thuộc quá nhiều kiến thức, học sinh dễ nhàm chán và gây áp lực đối với học sinh, học sinh ít có thời gian để rèn kĩ năng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm..
- Vấn đáp là cách thức tốt để kích thích tư duy độc lập của học sinh, dạy học sinh cách tự suy nghĩ đúng đắn.
- Bằng cách này học sinh hiểu nội dung học tập hơn là học vẹt, thuộc lòng..
- Gợi mở vấn đáp giúp lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học, làm cho không khí lớp học sôi nổi, sinh động, kích thích hứng thú học tập và lòng tự tin của học sinh, rèn luyện cho học sinh năng lực diễn đạt sự hiểu biết của mình và hiểu ý diễn đạt của người khác..
- Tạo môi trường để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập.
- Học sinh yếu kém có điều kiện học tập các bạn trong nhóm, có điều kiện tiến bộ trong quá trình hoàn thành các nhiệm vụ được giao..
- Giúp giáo viên thu nhận tức thời nhiều thông tin phản hồi từ phía người học, duy trì sự chú ý của học sinh..
- Hạn chế lớn nhất của phương pháp vấn đáp là rất khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở và vấn đáp cho học sinh theo một chủ đề nhất quán.
- Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị rất công phu, nếu không, kiến thức mà học sinh thu nhận được qua trao đổi sẽ thiếu tính hệ thống, tản mạn, thậm chí vụn vặt..
- Nếu giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi không tốt, sẽ dẫn đến tình trạng đặt câu hỏi không rõ mục đích, đặt câu hỏi mà học sinh dễ dàng trả lời có hoặc không..
- Khó kiểm soát quá trình học tập của học sinh (có nhiều tình huống bất ngờ trong câu trả lời, thậm chí câu hỏi từ phía người học, vì vậy giờ học dễ lệch hướng do câu hỏi vụn vặt, không nhất quán)..
- Sử dụng phương pháp này học sinh sẽ có ít thời gian để rèn các câu hỏi trắc nghiệm..
- Giải pháp 3: Rèn các kĩ năng địa lí.
- Từ thực tiễn dạy học và hướng dẫn học sinh ôn luyện đề thi tốt nghiệp THPT qua các năm tôi nhận thấy rằng phương pháp hướng dẫn học sinh rèn các kĩ năng địa lí còn nặng về việc rèn kĩ năng viết, chưa chú trọng đến việc hướng học sinh tới phương pháp học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
- Hơn nữa một phần rất quan trọng trong đề thi (15 câu trắc nghiệm) là kĩ năng sử dụng Atlat chưa thực sự được chú trọng và dành nhiều thời gian để rèn luyện cho học sinh..
- Ngoài ra học sinh rất chủ quan cho rằng những câu hỏi trắc nghiệm phần thực hành rất rễ kiếm điểm nên các em không chú trọng nhiều..
- Với việc đánh giá kết quả thi tốt nghiệp theo hình thức làm bài thi trắc nghiệm, mục tiêu yêu cầu ngày càng cao hơn đối với chất lượng dạy và học, học sinh cần.
- Trước những yêu cầu mới của ngành, vấn đề đổi mới phương pháp và hình thức thi cử đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên giảng dạy và học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí cần phải có những phương pháp dạy và học cho phù hợp với tình hình mới nhằm đạt được kết quả cao..
- Khi dạy học, ôn tập, giáo viên cần điều chỉnh cách dạy, luyện học sinh phương pháp học, kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm.
- Học sinh phải nắm kiến thức cơ bản, cần có sự chính xác, không học qua loa.
- ôn tập cho học sinh cách sử dụng Atlat, biểu đồ.
- Để đạt kết quả cao với bài thi môn Địa lí trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, học sinh nhất thiết phải chú ý đến các công cụ làm bài.
- Học sinh cần nắm rõ cấu trúc chương trình địa lí 12 và nắm được kiến thức của từng bài, từng chương, từng phần..
- Giúp học sinh tìm hiểu, phân tích đề thi trên cơ sở đề thi minh họa của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Vì vậy trong quá trình nghiên cứu, soạn đề, hướng dẫn học sinh ôn tập, bản thân tôi đã rút ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả ôn tập thi trắc nghiệm khách quan môn Địa lí cho học sinh lớp 12 nhằm đáp ứng yêu cầu thay đổi đề thi và cách thi hiện nay của Bộ giáo dục và đào tạo..
- Bước 1: Giúp học sinh tìm hiểu, phân tích đề thi tốt nghiệp THPT các năm học trước.
- Để học sinh tiếp cận với đề thi tốt nghiệp dễ dàng, tôi đã giúp các em tìm hiểu và phân tích đề thi trắc nghiệm.
- Át lát địa lí VN .
- Bước 2: Biên soạn đề thi ôn tập cho học sinh theo hướng đảm bảo cấu trúc của Bộ Giáo dục và Đào tạo..
- Dựa trên cấu trúc đề thi tốt nghiệp năm 2020 và đề thi tham khảo kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tôi đã sưu tầm tài liệu, học hỏi đồng nghiệp và biên soạn hệ thống đề cương ôn tập từ đó biên soạn thành nhiều đề thi để học sinh rèn kĩ năng làm đề thi trắc nghiệm..
- Bước 3: Học sinh làm đề, đánh giá kết quả..
- Khi đã biên soạn được đề cương ôn tập và đề thi tham khảo, hàng tuần tôi thường yêu cầu học sinh luyện đề.
- Học sinh các lớp thi Ban Khoa học xã hội gồm các lớp 12A5, 12A6, 12A7 được tự rèn đề do giáo viên cung cấp vào thời gian trong tuần hoặc cũng có thể làm online vào một thời gian cụ thể thông qua ứng dụng Teams..
- Qua việc thực hiện giải pháp giúp học sinh tìm hiểu, phân tích đề thi trên cơ sở đề thi minh họa của Bộ giáo dục và đào tạo tôi đã biên soạn được nhiều đề thi bám sát nội dung đề thi tốt nghiệp năm 2020, đề thi tham khảo năm 2021 ( phụ lục 1)..
- Biểu đồ so sánh kết quả thi thử lần 1, lần 2 của học sinh lớp 12A5, 12A6, 12A7 trường THPT Yên Dũng số 2 năm học .
- Qua biểu đồ kết quả thi thử khảo sát của học sinh các lớp 12A5, 12A6, 12A7 ta thấy học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt.
- Tỉ lệ số lượng học sinh đạt điểm giỏi ( từ 8 trở lên) đã tăng từ 16% lên 30,4.
- Tỉ lệ số lượng học sinh đạt điểm khá ( từ 6,5 đến <.
- Tỉ lệ số lượng học sinh đạt điểm trung bình giảm từ 36,6 xuống 21,5.
- Tỉ lệ số lượng học sinh đạt điểm yếu giảm từ 7,7 xuống còn 3,8%..
- Như vậy có thể nhận thấy giải pháp giúp học sinh tìm hiểu, phân tích đề thi trên cơ sở đề thi minh họa của Bộ Giáo dục cũng đã giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, cách làm bài thi trắc nghiệm, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả ôn tập của học sinh..
- Hướng dẫn học sinh cách ôn tập và trả lời câu hỏi trắc nghiệm phần lí thuyết của đề thi.
- Để việc ôn tập những kiến thức lí thuyết đạt hiệu quả nhất giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý ôn tập hệ thống kiến thức theo chủ đề để không bị rơi vào tình trạng loãng kiến thức.
- Khi tổng kết chủ đề dân số tôi đã tổ chức cho học sinh các lớp cuộc thi “Vẽ sơ đồ tư duy theo chủ đề địa lí dân cư”.Hình thức thi: Học sinh bằng sự sáng tạo của mình vẽ sơ đồ tư duy về một nội dung bất kì về địa lí dân cư..
- Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của học sinh các lớp, dưới đây là một số sản phẩm của học sinh lớp 12A5 trường THPT Yên Dũng số 2:.
- Hình 1 - Sơ đồ tư duy chủ đề Địa lí dân cư - Học sinh Phạm Hà Thu Quỳnh lớp 12A5.
- Hình 2 - Sơ đồ tư duy chủ đề Địa lí dân cư - Học sinh Phương Ngọc lớp 12A5.
- Hình 3 - Sơ đồ tư duy chủ đề Địa lí dân cư - Học sinh Mai Phương lớp 12A5.
- Hình 4- Sơ đồ tư duy về vấn đề đô thị hóa- Học sinh Nguyễn Linh lớp 12A5.
- Hình 5 – Sơ đồ tư duy về vấn đề lao động và việc làm- Học sinh Nguyễn Thị Trang lớp 12A5.
- Trong một số giờ ôn tập tôi tổ chức các trò chơi để học sinh tích cực tham gia, các trò chơi phong phú đa dạng dưới hình thức trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu kiến thức..
- Dưới đây là một số hình ảnh của học sinh lớp 12A5 trong giờ ôn tập với hình thức tổ chức các trò chơi ( Hình 6,7,8).
- *Bước 2: Học sinh làm đề trắc nghiệm theo từng chủ đề, đánh giá kết quả..
- Sau mỗi chủ đề ôn tập, giáo viên cung cấp đề cương hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để học sinh ôn tập từ đó đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh..
- Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp: Để đánh giá được hiệu quả của giải pháp này bước đầu tôi đã làm phiếu khảo sát sự hứng thú và tiến bộ của học sinh khi áp dụng các hình thức ôn tập tại các lớp đã giảng dạy 12A5, 12A6, 12A7 trường THPT Yên Dũng số 2:.
- Kết quả điều tra cho thấy hầu hết học sinh đề rất hứng thú và có tiến bộ hơn khi giờ ôn tập giáo viên áp dụng một số hình thức như thiết kế sơ đồ tư duy, tổ chức các trò chơi, thi đối đáp giữa các tổ…..
- Để đánh giá khách quan hơn về kết quả thực hiện giải pháp tôi đã cho học sinh lớp 12A5 trường THPT Yên Dũng số 2 làm bài kiểm tra trước và sau khi thực hiện giải pháp.
- Sau khi áp dụng các hình thức ôn tập số lượng học sinh đạt mức điểm tăng lên rõ rệt.
- số học sinh đạt mức 5-6 và dưới 5 đã giảm xuống.
- Như vậy có thể thấy rằng việc áp dụng một số hình thức ôn tập như trên đã góp phân nâng cao hiệu quả học tập của học sinh..
- 7.1.3.1.Tên giải pháp: Hướng dẫn học sinh rèn luyện và trả lời câu hỏi trắc nghiệm phần kĩ năng của đề thi.
- Dưới đây là một số hình ảnh học sinh lớp 12A7 trong buổi học về chuyên đề: Kĩ năng sử dụng Atlat.
- Hình 9,10 - Học sinh chăm chú nghe hướng dẫn và tích cực hợp tác với giáo viên.
- Hình 11,12 - Học sinh tích cực trao đổi, hoạt động nhóm.
- Bước 2: Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để học sinh rèn kĩ năng.
- Bước 3: Học sinh làm đề khảo sát, giáo viên đánh giá kết quả..
- Biên soạn Chuyên đề hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng địa lí để làm các câu hỏi trắc nghiệm (phụ lục 2).
- Câu hỏi trắc nghiệm để học sinh rèn kĩ năng phần sử dụng Atlat - Chuyên đề Đia lí kinh tế (phụ lục 3).
- Để đánh giá rõ hơn kết quả giải pháp này tôi đã làm 4 bài khảo sát về kĩ năng sử dụng Atlat của học sinh lớp 12A7 thông qua biểu đồ dưới đây.
- Lần thứ 1, lần thứ 2 khi chưa được làm quen với việc sử dụng Atlat khi làm đề trắc nghiệm hầu hết học sinh đều rất lúng túng để tìm đáp án đúng dẫn tới thời gian để trả lời 1 câu trắc nghiệm quá lâu, kết quả khảo sát thấp..
- Lần thứ 3, lần thứ 4 sau khi được giáo viên hướng dẫn một số kĩ năng cơ bản cần thiết học sinh đã có nhiều tiến bộ, thời gian để trả lời 1 câu hỏi đã rút ngắn, tuy chưa đạt số điểm tối đa nhưng đối với lớp 12A7- đa số học sinh có học lực trung bình thì kết quả khảo sát đã có tiến triển rất tốt..
- Tuy nhiên để học sinh có tiến bộ trong phần rèn luyện và trả lời câu hỏi trắc nghiệm phần kĩ năng của đề thi đòi hỏi giáo viên cần có sự kiên trì, lắng nghe, giúp đỡ học sinh, cùng các em tìm tòi giải đáp các câu hỏi.
- Hơn nữa, giáo viên cần quan tâm tới mọi đối tượng học sinh, tạo không khí học tập tích cực, sôi nổi, không để học sinh nhàm chán, ỷ lại, lười rèn luyện..
- Sáng kiến kinh nghiệm đề cập đến một số giải pháp nhằm giúp học sinh tiếp cận đề thi tốt nghiệp dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.
- Các giải pháp này góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Địa lý cho đối tượng học sinh trường THPT Yên Dũng số 2, và được áp dụng tại một số lớp có học sinh thi ban KHXH tại trường THPT Yên Dũng số 3..
- Các hình thức ôn tập cả nội dung lí thuyết và rèn luyện các kĩ năng sẽ giúp học sinh ôn tập, tiếp cận đề thi tốt nghiệp dễ dàng và đạt hiệu quả cao..
- Tạo sự hứng thú, yêu thích môn học, góp phần nâng cao hiệu quả ôn tập và kết quả thi tốt nghiệp THPT của học sinh..
- Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ?.
- Câu 53: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho ngành công nghiệp nào sau đây có ở trung tâm Nam Định?.
- Câu 55: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng nào sau đây là cảng biển?.
- Câu 56: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết tài nguyên du lịch nào sau đây là làng nghề cổ truyền?.
- Câu 58: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết Khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh nào sau đây?.
- Câu 60: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ?.
- Chuyên đề hướng dẫn học sinh kĩ năng địa lí để làm các câu hỏi trắc nghiệm.
- Trước hết học sinh cần nắm các kí hiệu chung ở trang 3, lí do là trong Atlat có những trang phải đối chiếu với kí hiệu chung..
- Địa lí dân cư (trang 15 đến trang 16).
- Địa lí vùng kinh tế (từ trang 26 đến trang 30).
- Dạng câu hỏi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam..
- Như vậy, chỉ cần nắm rõ một số từ khóa cùng với khả năng hiểu biết về các dạng biểu đồ và đặc điểm bảng số liệu thì học sinh đã có thể tự tin để chọn cho mình những đáp án chính xác nhất.
- Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để học sinh rèn kĩ năng phần sử dụng Atlat.
- Câu 3: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22: Cho biết nhà máy thủy điện có công suất trên 1000MW.
- Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết Việt Nam xuất siêu với quốc gia nào sau đây?.
- Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây là trung tâm du lịch quốc gia

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt