« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng kiến thức liên môn nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thông qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh trường trung học phổ thông


Tóm tắt Xem thử

- HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
- Số giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi và hiệu quả,và quan trọng là chưa có sự tích hợp mở rộng liên hệ giữa các môn học khác nhau đặc biệt là nội dung bài học lại nói về vấn đề chủ quyền biển đảo của đất nước,một nội dung có thể nói là các em rất ít được học được nghiên cứu.
- Kết quả học sinh mới chỉ dừng lại ở mức độ lĩnh hội, tiếp thu và ghi nhớ tri thức một cách máy móc mà chưa phát huy hết được năng lực chủ động, sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức mới,những kiến thức về biển đảo về chủ quyền lãnh thổ của đất nước..
- Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, nhận thức rõ trách nhiệm của nhà trường, nhất là của giáo viên môn GDQP-AN trong việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh, mấy năm qua trường THPT Gia Viễn B đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề này, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất, năng lực cho thế hệ trẻ.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, giúp học sinh hiểu rõ đường lối chiến lược của Đảng về việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Giáo viên giảng dạy môn GDQP-AN phối hợp với đội ngũ giáo viên khác khắc sâu những kiến thức trọng tâm, cơ bản về biển, đảo qua một số môn học để khơi dậy trong học sinh tình yêu và trách nhiệm với chủ quyền biển,đảo thiêng liêng của Tổ quốc - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh.
- Áp dụng sáng kiến giúp cho các em nắm vững kiến thức về chủ quyền biển đảo,qua đó sau nay khi đã trưởng thành các em biết phát huy khai thác tuyên truyền và bảo vệ tài sản quốc gia một cách hợp lý.Mặt khác giúp cho sự gắn kêt giữa các môn học trong nhà trường một cách chặt chẽ hơn.
- Những giải pháp trên đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tư duy của học sinh, giúp các em từng bước nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
- Những giải pháp mà đề tài nêu ra giúp học sinh dễ vận dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao kiến thức GDQP-AN, cũng như giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh..
- Hơn nữa, vì không phải là khối kiến thức bắt buộc, nên cả giáo viên và học sinh phần đông còn lơ là với việc giáo dục để nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho thế hệ trẻ.
- Bởi vậy, nếu không hướng dẫn học sinh hệ thống hóa các kiến thức cơ bản theo phương pháp tích hợp, các em khó có thể hiểu rõ về vị trí, vai trò của biển, đảo trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như trách nhiệm của thế hệ trẻ với biển, đảo quê hương..
- Vì thế, qua việc hướng dẫn học sinh hệ thống hóa các kiến thức cơ bản theo phương pháp tích hợp, kết hợp với các hình thức tuyên truyền và các hoạt động ngoại khóa, các em không chỉ nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, mà còn khơi dậy trong các em tình yêu và trách nhiệm với chủ quyền biển đảo, cũng như nền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc.
- Giải pháp cũ đối với thực trạng công tác giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh trường THPT Gia Viễn B” trước khi áp dụng sáng kiến.
- Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, tình hình biển Đông đã và đang có những diễn biến ngày càng phức tạp, đe dọa chủ quyền biển, đảo nước ta.
- Bởi vậy, trong các kỳ Đại hội, từ Đại hội VII đến Đại hội XII, Đảng ta đã xác định, bảo vệ chủ quyền biển, đảo là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài có tính chất chiến lược đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta..
- Thực hiện đường lối, chủ trương chiến lược ấy của Đảng, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) không thể không quan tâm tới việc nâng cao nhận thức, giáo dục lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo, cũng như chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, dân tộc cho thế hệ trẻ.
- Nhận thức rõ trách nhiệm của ngành GD&ĐT với việc tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng trong đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên và công nhân viên ở các trường học nói chung, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm với chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh nói riêng, năm 2011, Bộ GD&ĐT đã có tài liệu hướng dẫn “Dạy học nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh trung học phổ thông (THPT.
- Trong đó, có lồng ghép cả nội dung bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam..
- Tuy nhiên, ở trường THPT chưa có những tiết học riêng về việc bảo vệ chủ quyền biển, bảo cho học sinh.Lớp 11 môn GDQP-AN có bài : “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia” nhưng nội dung học ít,thời gian cho bài giảng không nhiều nên các em không thể lĩnh hội đủ kiến thức.
- kiểm tra,đánh giá nên một số giáo viên chưa quan tâm đúng mức tới nội dung giáo dục này.Không ít học sinh chưa có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay..
- Vì những lý do trên,chúng tôi chọn đề tài “Vận dụng kiến thức liên môn nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thông qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh trường trung học phổ thông” làm sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh (GDQP-AN).
- Qua đó, góp phần nhỏ bé vào công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng trong học sinh ở các trường học nói chung, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm với chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh trường THPT Gia Viễn B nơi chúng tôi đang công tác nói riêng.
- Sáng kiến áp dụng trong việc vận dụng kiến thức liên môn nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thông qua hoạt động ngoại khóa đối với cấp học THPT.
- I .Giải pháp cũ đối với thực trạng công tác giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển,đảo cho học sinh trường THPT Gia Viễn B trước khi áp dụng sáng kiến..
- Vì thế, trong suốt tiến trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay nói riêng, Đảng ta luôn quan tâm đến việc phát huy lợi thế của đất nước về biển, kết hợp với phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam, coi đó là một trong những động lực cơ bản cho sự phát triển bền vững của đất nước..
- giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời.
- Đồng thời, Đảng ta chủ trương: “Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển.
- Đặc biệt, trước tình hình mới, nhất là từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam, việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo đối với nước ta càng đặt ra yêu cầu cao hơn trong mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Phát huy lợi thế kết hợp với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam đang trở thành nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay..
- kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng, an ninh trong quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
- Tuy nhiên, hiện nay, những kiến thức về biển đảo Việt Nam như đã nói ở trên đa số học sinh THPT chưa nắm chắc, hoặc còn lơ là với nội dung giáo dục này.
- hứng thú lôi cuốn với học sinh.
- Vì vậy, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo học sinh trường THPT là vấn đề quan trọng và cần thiết, trong đó trách nhiệm chính thuộc về các cơ sở giáo dục, nhất là giáo viên dạy môn GDQP-AN.
- Để nắm được khả năng và mức độ tiến triển về sử dụng phương pháp vận dụng kiến thức liên môn nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo thông qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh THPT.
- Số giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều.
- Học sinh chưa có nhu cầu tiếp thu kiến thức, chưa tự giác học tập.
- Để khắc phục những nhược điểm trên và giải quyết thực trạng này,chúng tôi đã vận dụng phương pháp vận dụng kiến thức liên môn nâng cao nhân thức và trách nhiệm của các em đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thông qua hoạt động ngoại khóa..
- 1.2.1 Làm tốt công tác tuyên truyền, giúp học sinh hiểu rõ đường lối chiến lược của Đảng về việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Bởi vậy, để cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh, trước hết chúng tôi đã làm tốt công tác tuyên truyền, giúp các em hiểu rõ đường lối chiến lược của Đảng về việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam, trong đó, đặc biệt đi sâu vào nội dung Nghị quyết lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.
- tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước..
- Mục tiêu của chiến lược biển, đảo Việt Nam đến năm 2020.
- Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh..
- Những định hướng của chiến lược biển, đảo Việt Nam đến năm 2020 - Về kinh tế - xã hội.
- Đặc biệt, trước tình hình Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đe dọa chủ quyền lãnh hải nước ta, quan điểm của Đảng ta là vừa quyết tâm đấu tranh giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,vừa giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.
- Giáo viên giảng dạy môn GDQP-AN phối hợp với đội ngũ giáo viên khác khắc sâu những kiến thức trọng tâm, cơ bản về biển, đảo qua một số môn học để khơi dậy trong học sinh tình yêu và trách nhiệm với chủ quyền biển,đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
- Tuy nhiên, ở trường THPT, môn Địa lý lớp 12 có ưu thế nổi trội hơn cả, đóng vai trò rất quan trọng trong việc khắc sâu những kiến thức trọng tâm, cơ bản về biển, đảo để khơi dậy trong học sinh tình yêu và trách nhiệm với chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
- Vì thế, chúng tôi đã phối hợp, bàn bạc, thống nhất với đội ngũ giáo viên môn Địa lý cần khắc sâu cho học sinh những kiến thức trọng tâm, cơ bản sau:.
- Vị trí địa lý và đặc điểm cơ bản của biển, đảo Việt Nam.
- Ở đó, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý các tài nguyên thiên, với tổng diện tích trên 1 triệu km 2 gấp 3 diện tích đất liền.
- Ở đó có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời nước ta, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta, như: Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vĩ....
- Tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế của biển, đảo Việt Nam.
- Vì thế, việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa hết sức quan trọng..
- Đây chính là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như sự phát triển trường tồn của đất nước..
- Như vậy, biển, đảo nước ta không chỉ có tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế, mà còn giữ vị trí chiến lược trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Vì vậy, khắc sâu những kiến thức trọng tâm, cơ bản này cho học sinh, vừa khơi dậy trong các em tình yêu về sự giàu, đẹp của biển, đảo Việt Nam, vừa thức tỉnh các em ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, cũng như phát triển tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh.
- Như đã nói ở trên, chương trình giáo dục THPT không có những tiết học riêng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
- Bởi vậy, để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh, bên cạnh công tác tuyên truyền và khắc sâu những kiến thức trọng tâm cơ bản cho học sinh bằnng cách tích hợp trong một số môn học, bài học, chúng tôi đã đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động ngoại khóa về giáo dục tài nguyên, môi trường, quốc phòng, an ninh biển, đảo cho học sinh.
- Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa bổ ích, giúp học sinh trau dồi kiến thức, bồi đắp tâm hồn và nâng cao trách nhiệm đối với việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của biển, bảo vệ môi trường và chủ quyền biển, đảo.
- Những giáo viên này cần được tập huấn về cách tổ chức và thực hiện hoạt động giáo dục về bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh.
- Các em tham gia câu lạc bộ có thể trở thành những tấm gương trong cộng đồng về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, chủ quyền biển đảo..
- Cán bộ phụ trách cần phối hợp với học sinh xây dựng kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ (chi tiết đến từng tuần và từng nội dung hoạt động) trên cơ sở của kế hoạch nhà trường đã xây dựng.
- Trong quá trình sinh hoạt câu lạc bộ, cán bộ và giáo viên nên khuyến khích sự tham gia của học sinh vào mọi hoạt động.
- Hãy để học sinh quyết định những nội dung các em muốn tìm hiểu trong khuôn khổ nội dung giáo dục về tài nguyên thiên nhiên, môi trường và chủ quyền biển, đảo.
- Hải phận của Việt Nam- bảo vệ vùng biển của Tổ quốc.
- Đây là hình thức ngoại khóa hấp dẫn, hiệu quả trong việc giáo dục học sinh về tài nguyên thiên nhiên, môi trường và chủ quyền biển, đảo.
- phê phán những hành vi làm ô nhiễm môi trường biển, làm tài nguyên biển đảo bị kiệt quệ, đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta..
- Bên cạnh đó, nhà trường có thể tổ chức triển lãm về biển đảo với những tư liệu, hiện vật học sinh thu thập theo chủ đề cụ thể.
- Chẳng hạn: Triển lãm về bảo vệ chủ quyền trên biển, về các loại tài nguyên của biển Việt Nam, về khai thác dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam, về các cảnh đẹp của biển Việt Nam, về các hoạt động khai thác tài nguyên trên biển ở các vùng biển khác nhau của Tổ quốc.
- Cuộc thi là hoạt động nâng cao nhận thức rất hiệu quả do có khả năng lôi cuốn sự tham gia của đông đảo học sinh.
- “Chủ quyền biển, đảo Việt Nam”, “Những căn cứ lịch sử xác định chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, “Các trận đánh lịch sử và huyền thoại trên biển Việt Nam”....
- Lễ trao giải cuộc thi là cơ hội rất tốt để nâng cao nhận thức cho học sinh về trách nhiệm của thế hệ trẻ với chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
- Đồng thời, bố trí các tiết mục văn nghệ (hát, kịch, thơ…) với nội dung liên quan đến việc giáo dục tình yêu biển, đảo và ý thức trách nhiệm của mỗi người với chủ quyền biển, đảo quê hương..
- Ngoài các hình thức tổ chức ngoại khóa trên, có thể tổ chức cho học sinh trải nghiệm, giao lưu, tọa đàm với các đơn vị Hải quân, bộ đội biên phòng, cắm trại trên các khu vực biển đảo quê hương để các em có thêm kiến thức thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo, cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho thế hệ trẻ..
- Có thể nói, một số giải pháp “Vận dụng kiến thức liên môn nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thông qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh trường THPT ” không phải là vấn đề hoàn toàn mới, nhưng qua thực tế khi áp dụng những giải pháp này cho bản thân tôi và tổ bộ môn, chúng tôi thấy những giải pháp ấy đã đạt được những hiệu quả và lợi ích cơ bản sau:.
- Vì thế, qua việc hướng dẫn học sinh hệ thống hóa các kiến thức cơ bản theo phương pháp tích hợp, kết hợp với các hình thức tuyên truyền và các hoạt động ngoại khóa, các em không chỉ nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, mà còn khơi dậy trong các em tình yêu và trách nhiệm với chủ quyền biển đảo, cũng như nền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc..
- Vì chương trình SGK chưa có những tiết học riêng về nội dung này, nên đa số giáo viên cũng chưa chú ý nhiều tới việc cung cấp những kiến thức cơ bản về chủ quyền biển, đảo cho học sinh.
- Vì thế, đề tài này như một tài liệu tham khảo hữu ích giúp giáo viên chủ động và sáng tạo hơn trong việc tổ chức cho học tìm hiểu và nắm chắc kiến thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam..
- Những kiến thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam vẫn còn là một khoảng trống đối với học sinh.
- Đa số học sinh còn lơ là và hiểu chưa sâu sắc về nội dung giáo dục này.
- Bởi vậy, áp dụng các giải pháp trong đề tài này sẽ là cách tốt nhất nâng cao năng nhận thức và trách nhiệm của học sinh với chủ quyền biển, đảo Việt Nam...
- Khảo sát kết quả các bài thu hoạch sau khi học nội dung chủ quyền biển đảo Việt Nam của học sinh lớp 12 THPT Gia Viễn B trong hai năm gần đây, chúng tôi thấy như sau:.
- *Trước khi áp dụng SKKN: (Kết quả bài thu hoạch sau khi học nội dung chủ quyền biển đảo Việt Nam của học sinh lớp 12 THPT trường THPT Gia Viễn B năm học .
- Sau khi áp dụng sáng kiến: (Kết quả bài thu hoạch sau khi học nội dung chủ quyền biển đảo Việt Nam của học sinh lớp 12 THPT trường THPT Gia Viễn B năm học .
- Qua bản thống kê trên, điều dễ thấy là khi chưa áp dụng SKKN này kết quả bài thu hoạch sau khi học nội dung chủ quyền biển đảo Việt Nam của học sinh lớp 12 trường THPT Gia Viễn B năm học 2015-2016 thấp hơn nhiều so với kết quả kiểm tra 2016 -2017.
- Tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi quá ít (4,3.
- tỷ lệ học sinh dưới trung bình quá cao (69,7%)..
- Còn sau khi áp dụng SKKN này kết quả thi kết quả kết quả bài thu hoạch sau khi học nội dung chủ quyền biển đảo Việt Nam của học sinh lớp 12 THPT Gia Viễn B năm học 2016-2017 cao hơn nhiều so với kết quả kiểm tra năm học 2015-2016(điểm Khá - Giỏi nhiều hơn.
- Điều đó đã chứng tỏ SKKN này đã góp phần nâng cao năng lực hiểu biết về chủ quyền biển đảo cho các em..
- Bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc nói chung là biểu hiện sâu sắc nhất truyền thống yêu nước, ý thức, độc lập, chủ quyền dân tộc có tự ngàn xưa của người Việt và trở thành đường lối chiến lược có tính chất xuyên suốt của Đảng ta qua các kỳ Đại hội.
- Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, khi biển Đông đang có những diễn biện phức tạp, việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ về việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam càng có ý nghĩa quan trọng.
- Bởi nó không chỉ khơi dậy trong các em tình yêu nước, yêu biển, đảo quê hương, mà còn giúp các em nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của biển, đảo trong phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc..
- Để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh công tác phổ biến, tuyên truyền đường lối, chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước về biển, đảo Việt Nam, mấy năm qua lãnh đạo trường THPT Gia Viễn B đã tăng cường công tác chỉ đạo đội ngũ giáo viên nhà trường cần trang bị, khắc sâu cho các em học sinh một lý tưởng sống, một kiến thức về tầm nhìn phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
- Tuy nhiên, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc nói chung cho học sinh là cả một quá trình và không phải là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục.
- Nó phải được tiến hành sâu rộng trong tất cả các cấp học, bậc học, phải gắn kết giữa lịch sử và hiện tại để học sinh thấy được tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với chủ quyền biển, đảo quốc gia để từ đó chung sức đồng lòng quyết tâm làm chủ, bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc..
- Bởi vậy, ngày nay, chúng ta phải biết vận dụng sáng tạo những bài học lịch sử cùng sức mạnh toàn dân tộc, nêu cao chính nghĩa, lẽ phải, phát huy nội lực và tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo.
- Riêng đối với các em học sinh, ngoài các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, các em cần có những nghĩa cử cao đẹp, những hành động cụ thể đóng góp vào công cuộc gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, như: Viết thư thăm hỏi các chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo, quần đảo.
- Chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa – Báo Tiền phong 2014;.
- Tài liệu hướng dẫn “Dạy học nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh trung học phổ thông

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt