« Home « Kết quả tìm kiếm

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm triết học Mác – Lênin về con người và sự vận dụng của Đảng trong việc phát huy nhân tố con người thời kỳ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa


Tóm tắt Xem thử

- Hơn nữa, khi mà khoa học – kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp tạo nên năng suất lao động vượt bậc thì nhân tố con người càng giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất xã hội.
- Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài: “Quan điểm triết học Mác – Lênin về con người và sự vận dụng của Đảng trong việc phát huy nhân tố con người thời kỳ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”..
- Mục đích: trên cơ sở phân tích khái quát những quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người, luận văn góp phần làm rõ vai trò của nhân tố con người, thực trạng phát huy nhân tố con người.
- Qua đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tới mức cao nhất nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước..
- Thứ nhất, trình bày khái quát quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và vai trò của con người trong sự phát triển sản xuất xã hội..
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy nhân tố con người thời kỳ CNH, HĐH ở nước ta..
- Đối tượng của luận văn là quan điểm của Triết học Mác – Lênin về con người, sự vận dụng quan điểm đó của Đảng ta vào việc phát huy nguồn lực con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa..
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu con người trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay.
- Chương 1: Quan điểm triết học Mác – Lênin về con người và vai trò của con người trong phát triển sản xuất xã hội..
- Chương 2: Quan điểm của Đảng về nhân tố con người và việc phát huy nhân tố con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa..
- Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp phát huy nhân tố con người trong thời kỳ CNH, HĐH..
- Quan điểm triết học Mác - Lênin về con người và phát huy nhân tố con người là một chủ đề hấp dẫn, được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
- Trong triết học Phật giáo, con người là sự kết hợp giữa danh và sắc (vật chất và tinh thần).
- Đời sống con người trên trần thế chỉ là ảo giác, hư vô.
- Vì vậy, cuộc đời con người khi còn sống chỉ là sống gửi, là tạm bợ.
- Cuộc sống vĩnh cửu là phải hướng tới cõi Niết bàn, nơi tinh thần con người được giải thoát để trở thành bất diệt.
- Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác - Trong triết học Hy Lạp cổ đại: Prôtago một nhà ngụy biện cho rằng “con người là thước đo của vũ trụ”.
- Khi đề cao nhà nước, ông xem con người là “một động vật chính trị”..
- Triết học Tây Âu trung cổ xem con người là sản phẩm của Thượng đế sáng tạo ra..
- Triết học thời kỳ phục hưng - cận đại đặc biệt đề cao vai trò trí tuệ, lý tính của con người, xem con người là một thực thể có trí tuệ..
- Trong triết học cổ điển Đức, những nhà triết học nổi tiếng như Cantơ, Hêghen đã phát triển quan niệm về con người theo khuynh hướng chủ nghĩa duy tâm.
- Hêghen đã cho rằng, con người là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”..
- Tư tưởng triết học của nhà duy vật Phoiơbắc đã vượt qua những hạn chế trong triết học Hêghen để hy vọng tìm đến bản chất con người một cách đích thực.
- Phoiơbắc khẳng định con người do sự vận động của thế giới vật chất tạo nên.
- Con người là kết quả của sự phát triển của thế giới tự nhiên.
- Con người và tự nhiên là thống nhất, không thể tách rời.
- Phoiơbắc đề cao vai trò và trí tuệ của con người với tính cách là những cá thể người.
- Đó là những con người cá biệt, đa dạng, phong phú, không ai giống ai.
- Quan điểm này dựa trên nền tảng duy vật, tuy nhiên, Phoiơbắc không thấy được bản chất xã hội trong đời sống con người, tách con người khỏi những điều kiện lịch sử cụ thể.
- Con người của Phoiơbắc là phi lịch sử, phi giai cấp và trừu tượng..
- Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội..
- Tiền đề vật chất đầu tiên quy sự tồn tại của con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên.
- Con người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học, tính loài.
- Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người.
- Vì vậy, giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người”.
- Con người là một bộ phận của tự nhiên..
- Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất.
- Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình.
- Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội..
- Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng trong Luận cương về Phoiơbắc :“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt.
- Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”..
- Điều cần lưu ý là luận đề trên khẳng định bản chất xã hội không có nghĩa là phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người.
- trái lại, điều đó muốn nhấn mạnh sự phân biệt giữa con người và thế giới động vật trước hết là ở bản chất xã hội và đấy cũng là để khắc phục sự thiếu sót của các nhà triết học trước Mác không thấy được bản chất xã hội của con người.
- Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử.
- Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người.
- Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh.
- Song, điều quan trọng hơn cả là: con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội..
- Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình.
- Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người..
- Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của xã hội.
- Do vậy, bản chất con người trong mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động, biến đổi cũng không phải thay đổi cho phù hợp.
- Bản chất con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người..
- Như vậy, Mác đã khẳng định con người là yếu tố có vai trò lớn nhất, quyết định trong lực lượng sản xuất.
- Giống như Mác, Lênin đã đặt con người vào vị trí hàng đầu, số một, coi con người phải là công nhân, giai cấp tiên tiến, nghĩa là đều nhấn mạnh đến “chất lượng” của người lao động – lực lượng sản xuất.
- Trong lực lượng sản xuất, công cụ lao động có một vai trò quan trọng, là thước đo sự chinh phục tự nhiên của con người..
- Quan niệm về con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất đa dạng phong phú, tùy hoàn cảnh, điều kiện mà Người đề cập.
- Với cách hiểu này, con người có tính xã hội, là con người xã hội, là thành viên của một cộng động xã hội.
- Nói cách khác Hồ Chí Minh đã xem xét con người trong các quan hệ xã hội của nó..
- Trong tư tưởng của Người không có con người trừu tượng, bao giờ Người cũng nói đến con người cụ thể lịch sử.
- Do vậy, Người dùng rất nhiều khái niệm khác nhau để chỉ “con người” trong những mối quan hệ lịch sử và xã hội.
- “quốc dân”, “đồng bào”, “dân”, để chỉ con người Việt Nam tự do của một quốc gia độc lập..
- Trên quan điểm duy vật macxit, Hồ Chí minh khẳng định bản chất con người mang tính xã hội – lịch sử, con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của lịch sử, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển lịch sử xã hội..
- Khi đề cập đến vai trò của con người và những phẩm chất trí tuệ của con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc xây dựng con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người mới là một quan điểm toàn diện và sâu sắc.
- Tư tưởng này của Người với quan điểm của chủ nghĩa Mác về vai trò của nhân tố con người đã là ánh sáng soi đường cho Đảng ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay..
- Một yếu tố nữa không thể thiếu đối với con người Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH là yếu tố sức khỏe..
- Nói cách khác, chủ nhân của đất nước ở thời kỳ CNH, HĐH phải là “ những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động về tích cực chính trị - xã hội, về đạo đức, tình cảm trong sáng”..
- Đại hội Đảng lần thứ ba (1960) khi đưa ra nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà, Đảng ta đã khẳng định:” Con người là vốn quý nhất”..
- Đại hội lần thứ V (1982) Đảng ta phát triển luận điểm “ Con người mới” nhấn mạnh lòng nhân ái là truyền thống lâu đời của nhân dân ta..
- Tư tưởng xuất phát điểm của Cương lĩnh mới của Đảng ta và chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đền năm 2000 do Đại hội lần thứ VII (1991) thông qua là tư tưởng đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội..
- lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững..
- Coi nguồn lực con người là yếu tố cơ bản quyết định thành công của CNH, HĐH đó là một trong các quan điểm chính của Đảng ta để phát triển nhanh và bền vững đất nước trong thời kỳ mới.
- con người có khi gọi là nguồn nhân lực hay vốn người.
- Thứ nhất, các nguồn lực khác khai thác mãi cũng đến lúc cũng phải cạn kiệt, chỉ có nguồn lực con người (với trí tuệ và chất xám) là có khả năng tái sinh vô hạn..
- Thứ hai, tự mình các nguồn lực khác không thể trở thành nguồn lực phát triển, muốn trở thành động lực phát triển chúng phải cần đến sức lực và trí tuệ con người.
- Chính con người tạo ra nguồn vốn, khai thác và phục hồi lại các nguồn lực khác (đất đai, tài nguyên...).
- Thứ ba, con người với tất cả những phẩm chất tích cực của mình, tự mình có thể trở thành động lực phát triển của CNH, HĐH..
- Hơn nữa, nguồn lực con người được coi là vô tận, phong phú, vô giá, quý báu nhất, duy nhất sáng tạo có khả năng sinh ra giá trị lớn hơn nhiều lần bản thân nó trong quá trình sản xuất và xã hội.
- năng sáng tạo, tích cực, chủ động của nhân tố con người cho phép con người làm chủ bản than, làm chủ quá trình sản xuất, làm chủ quy trình và công nghệ sản xuất..
- Phát huy nguồn lực con người thể hiện ở ba mặt:.
- Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu và mục đích của đề tài chúng tôi cố gắng tìm ra những quan điểm thể hiện sự nhận thức của Đảng trong việc bồi dường và phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH chứ không đi sâu nghiên cứu nôi dung như đã nói trên..
- Trong toàn bộ sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình, Đảng ta luôn quán triệt tư tưởng coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực.
- Chính vì vậy, Đảng ta đã nhiều lần khẳng định: Chăm lo hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta..
- Nhận thức rõ vai trò của CNH, HĐH đối với sự phát triển của đất nước và vai trò của nguồn lực con người đối với CNH, HĐH.
- Với tư cách là Đảng cầm quyền, mọi chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng đều quán triệt việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người..
- Đảng ta coi việc phát triển nguồn lực con người là nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội và các lĩnh vực khác, và chính nó quyết định sự phát triển của các lĩnh vực ấy.
- Đó là những con người Việt Nam yêu nước, yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và yêu lao động phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, kết tinh những sản phẩm tốt đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa “ vừa hồng”, “vừa chuyên”.
- Đại hội Đảng lần thứ VIII (6.1996) là Đại hội CNH, HĐH đất nước, trong các quan điểm của Đảng về CNH, HĐH có quan điểm cực kỳ quan trọng: lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững..
- phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
- Như vậy, trong điều kiện nước ta hiện nay, để chiến lược phát triển theo hướng CNH, HĐH đi đến thắng lợi, Đảng ta luôn coi nguồn lực con người – nguồn lực quan trọng nhất trong các nguồn lực, nguồn lực nội sinh – làm động lực cho sự phát triển lâu bền.
- Nói cách khác, con người là chủ thể của quá trình CNH, HĐH là chủ thể của quá trình biến đổi xã hội..
- Muốn vậy, phải gấp rút, tích cực từng bước nâng cao dân trí để nâng cao chất lượng nhân tố con người..
- Bốn là: coi trọng cả bà mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả nhằm tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu về con người cho phát triển..
- Thực hiện xã hội công dân có Nhà nước pháp quyền, con người vừa phát huy hết tiềm năng, biết lao động, lao động đua tranh, tạo ra hiệu quả cao.
- Coi con người là nhân tố quyết định sự nghiệp đổi mới theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
- “phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
- Điều này thể hiện tư tưởng nổi bật của đường lối Đổi mới của Đảng là đặt con người vào vị trí trung tâm của chiên lược ổn định và phát triển – xã hội.
- Đó chính là chiến lược của con người, do con người và vì con người.
- Bởi giáo dục và đào tạo sẽ tạo nên những con người có đủ đức và tài (năng lực và phẩm chất) nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của CNH, HĐH.
- Bên cạnh đó cần phải có những chính sách xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt