« Home « Kết quả tìm kiếm

Ca dao về tình yêu đôi lứa từ góc nhìn văn hóa


Tóm tắt Xem thử

- CA DAO VỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA.
- Ngày nhận bài Ca dao Việt Nam không chỉ là những lời hay ý đẹp của dân gian mà ca dao còn hàm chứa những bài học về văn hóa ứng xử của cha ông được trao truyền từ đời này qua đời khác.
- Mục đích của nghiên cứu này nhằm khẳng định nét độc đáo về tư tưởng, nội dung, nghệ thuật của ca dao về chủ đề tình yêu đôi lứa khi soi chiếu từ góc độ văn hóa.
- Giá trị của vẻ đẹp văn hóa được thể hiện ở những phương diện nào trong ca dao? Làm thế nào để giới trẻ nhận thức được đúng đắn về ý nghĩa của tình yêu và cuộc sống, về cách ứng xử trong tình yêu cũng như trong hôn nhân và hạnh phúc gia đình? Với cách tiếp cận liên ngành văn học - văn hóa - giáo dục, bài báo hướng đến khái quát những bài học ứng xử văn hóa trong ca dao và định hướng cho học sinh phổ thông kế thừa, phát huy những vẻ đẹp của văn hóa truyền thống.
- Những giá trị văn hóa của dân tộc được thể hiện trong những ứng xử rất tinh tế giữa con người với con người.
- Văn hóa như một mạch nước nguồn lặng..
- TỪ KHÓA Ca dao Giá trị Bài học Ứng xử.
- Văn học là tấm gương phản chiếu văn hóa.
- Phương pháp nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa, văn học trên thế giới.
- Trong công trình Mĩ học sáng tạo ngôn từ, tác giả M.Bakhtin xác định: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa.
- Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa của một thời đại trong đó nó tồn tại” [1, tr.
- Ở Việt Nam, khuynh hướng tiếp cận văn học từ văn hóa được nghiên cứu rải rác trong suốt thế kỉ XX.
- Nhà phê bình Hoài Thanh với điểm nhìn văn hóa Đông, Tây đã có những nhận định định sâu sắc trong “Thi nhân Việt Nam .
- Tác giả Trần Nho Thìn trong Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (2003) đã có những minh chứng cụ thể cho mối quan hệ văn học - văn hóa [3].
- Ngoài ra một số tác giả trong giáo trình, sách chuyên khảo đã xem tác phẩm văn học dân gian như một cấu trúc văn hóa, kí hiệu văn hóa, văn bản của văn hóa, họ đã có đóng góp lớn cho việc nghiên cứu văn học từ điểm nhìn văn hóa..
- Nghiên cứu văn học dân gian nói chung và thể loại ca dao nói riêng từ điểm nhìn văn hóa sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn những giá trị văn hóa của dân tộc và cách thức phản ánh bức tranh văn hóa độc đáo của cha ông.
- Ca dao là một trong những loại hình nghệ thuật có khả năng bao quát, chạm tới mạch ngầm sâu thẳm của đời sống văn hóa cũng như chiều sâu tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của con người.
- Nghiên cứu về ca dao những ý kiến chủ yếu xoay quanh các vấn đề như sau:.
- Trong số những nghiên cứu về lĩnh vực thi pháp, tác giả Nguyễn Xuân Kính đã đưa ra những quan điểm mang tính tổng thuật chuyên sâu về thi pháp ca dao.
- Trong đó có những vấn đề được trình bày sâu sắc như: thể thơ, kết cấu, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, các yếu tố nghệ thuật trong chỉnh thể bài ca dao [7].
- Nghiên cứu của các tác giả Lê Thị Thắm [8], Nguyễn Thị Ngọc Điệp [9] lại hướng vào những vấn đề chi tiết như: tìm hiểu ý niệm đôi - cặp về chủ đề hôn nhân và gia đình trong ca dao người Việt.
- Như vậy, hướng nghiên cứu này các tác giả chủ yếu tập trung phân tích ngôn ngữ, biểu tượng, thi pháp của ca dao để khẳng định nét nghệ thuật độc đáo của thể loại hay vào bậc nhất trong kho tàng văn học dân gian..
- (2) Hướng nghiên cứu ca dao từ góc nhìn văn hóa cũng đã mang lại những điểm nhìn mới mẻ cho chuyên ngành.
- Các tác giả thường có xu hướng đi vào những chữ “độc” trong ca dao, ví dụ như: chữ “nghĩa” [12], chữ “ nhịn” [13] trong văn hóa ứng xử của người Việt, từ “trúc, mai”.
- trong ca dao [14].
- Qua tục ngữ, ca dao ta có thể tìm hiểu công cuộc xây dựng đất nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc [15].
- Đây là những nghiên cứu đã gợi mở chiều sâu của những trầm tích văn hóa dân tộc, tuy nhiên trong mảng ứng xử về chủ đề tình yêu đôi lứa trong ca dao chưa được đề cập đến nhiều..
- (3) Hướng nghiên cứu về chủ đề ca dao và vấn đề bồi đắp tâm hồn thế hệ trẻ cũng đã được các tác giả khẳng định qua những nghiên cứu.
- Tìm trong kho tàng ca dao họ thấy được những bài học sâu sắc về Nhân - Trí - Dũng [18].
- Các tác giả đã khẳng định ca dao, tục ngữ góp phần quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc [19].
- giáo dục văn hóa ứng xử cho các thế hệ người Việt [21].
- Như vậy, nghiên cứu ca dao về chủ đề tình yêu đôi lứa từ góc nhìn văn hóa vẫn còn có những khoảng trống cần bổ sung.
- Vì vậy, trên cơ sở của những người đi trước bài báo này sẽ phân tích những giá trị của vẻ đẹp văn hóa được thể hiện trong ca dao về chủ đề tình yêu đôi lứa và gợi mở cho học sinh phổ thông những bài học về văn hóa ứng xử trong tình yêu qua ca dao người Việt..
- Nhằm đạt được mục đích đặt ra, bài báo xử lí các vấn đề theo hướng tiếp cận liên ngành: văn học - văn hóa - giáo dục.
- Trước hết chúng tôi tiến hành khảo sát thống kê, phân loại tư liệu trong cuốn Kho tàng ca dao người Việt [22].
- Chúng tôi đã khảo sát 2225 câu trong đó có 1689 câu ca dao viết về tình yêu đôi lứa.
- Những giá trị văn hóa trong ca dao viết về tình yêu lứa đôi.
- Văn hóa ứng xử là một nét đẹp trong đời sống của con người Việt Nam.
- Văn hóa ứng xử trong tình yêu, hạnh phúc được thể hiện qua ca dao là những bài học làm người sâu sắc đối với các thế hệ người Việt, đặc biệt có ý nghĩa đối với những người trẻ.
- Ca dao là tài sản tinh thần vô giá của con người Việt Nam.
- Cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu về ca dao từ những điểm nhìn khác nhau như thiên nhiên trong ca dao, phong tục tập quán trong ca dao.
- nhưng quan trọng nhất vẫn là con người văn hóa trong ca dao.
- Đối với văn hóa, con người vừa chủ động tạo ra văn hóa, đồng thời con người cũng là một phần của văn hóa, chịu sự tác động của văn hóa.
- Con người văn hóa trong ca dao thể hiện nếp cảm, nếp nghĩ, cách ứng xử trong cuộc sống thường ngày, cách ứng xử trong tình yêu, hạnh phúc, khổ đau, bất hạnh.
- Họ hiện lên trong những phong tục tập quán, trong bề sâu văn hóa tâm linh.
- Họ tiêu biểu cho những tính cách văn hóa của dân tộc.
- Bài báo này đề cập đến những giá trị văn hóa và những bài học ứng xử trong tình yêu lứa đôi thể hiện qua ca dao.
- Những vần ca dao luôn dạy con người biết sống, biết yêu và kiêu hãnh trong tình yêu.
- Tình yêu đôi lứa được thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau và cách biểu lộ thì cũng mỗi người mỗi khác.
- Ca dao viết về tình yêu với tất cả những cung bậc, từ những rung động nhẹ nhàng đến lời tỏ tình tha thiết, từ nỗi nhớ nhung đến khát khao gắn bó, từ tình yêu lãng mạn với những kỉ niệm ngọt ngào và có cả những tình yêu nghiệt ngã trong sự đối mặt với những lễ giáo, định kiến xã hội.
- Tất cả đều là bản đàn nhiều cung bậc và cũng hàm chứa nhiều giá trị nhân cách văn hóa của con người Việt Nam mà người trẻ rất cần tiếp nối, phát huy..
- Ứng xử văn hóa trong những lời tỏ tình.
- Nếu tình yêu là một hành trình chinh phục thì lời tỏ tình là khúc dạo đầu thật khó khăn.
- Ca dao có muôn vàn cách nói chạm tới sâu thẳm trái tim con người.
- Ca dao bắt nguồn từ đời sống.
- Tình yêu của nam thanh, nữ tú làng quê gắn liền với đồng ruộng, luống cày, con trâu, cây đa, giếng nước, luỹ tre, sân đình.
- Tình yêu nam nữ cũng hiện lên phong phú đa dạng và đầy màu sắc, mang nhiều cung bậc tình cảm khác nhau: buồn vui, thương nhớ, tương tư, dỗi hờn,… Không gian, thời gian họ gặp gỡ thường diễn ra vào những dịp lễ hội, đình đám nhưng thuận lợi, phổ biến nhất là khi họ gặp nhau trong công việc đồng áng, ngày mùa.
- Một nét văn hoá của dân tộc Việt Nam thoáng hiện lên trong bài ca dao trên ở mái tóc dài của người thiếu nữ.
- Với mong muốn lấy được người mình yêu, các chàng trai thường sử dụng lối nói bóng bẩy, hoa mỹ, với niềm khát khao cháy bỏng trong tình yêu bằng mô tuýp quen thuộc: “ước gì…để cho.
- Ca dao về tình yêu đôi lứa vô cùng phong phú, ngoài những lời tỏ tình “đơn phương” từ phía chàng trai hoặc cô gái thì kho tàng ca dao còn là những lời đối đáp kín đáo, tế nhị: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng/ Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?/ Đan sàng thiếp cũng xin vâng/ Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng? Mặc dù khi hát đối đáp thường có đông người dự nhưng chàng trai vẫn tưởng tượng ra khung cảnh như chỉ có hai người.
- Là cư dân của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, lời ăn tiếng nói của người Việt gắn liền với môi trường lao động, những yếu tố đó đã tạo nên những câu ca dao chân thực, giản dị thể hiện được tâm hồn mộc mạc mà tràn ngập những yêu thương của con người Việt Nam..
- Tóm lại, những bài ca dao tỏ tình mãi sẽ là những bông hoa đẹp trong vườn hoa tình yêu muôn sắc ngàn hương.
- Ca dao đã ghi lại những cung bậc tình cảm trong những cảnh huống nảy sinh tình cảm lứa đôi.
- Đó không chỉ là không gian lao động mà còn là nơi lưu giữ những trầm tích văn hoá lắng sâu trong ứng xử của người Việt..
- Ứng xử văn hóa trong nỗi nhớ niềm thương.
- Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ.
- Mỗi bài ca dao đều ngân rung những nốt nhạc diệu kì của cảm xúc trong giai điệu bất tận của tình yêu cuộc sống.
- Những cung bậc của nỗi nhớ được khắc hoạ trong ca dao có khi là sự khắc khoải trong xa cách, những lo lắng buồn phiền khi nhớ nhung, chia li.
- Cũng vì thế mà khi nhớ người yêu, họ chỉ có thể bày tỏ tiếng lòng qua những câu hát đầy ắp nhớ thương, chất chứa tâm sự: Nhớ ai em những khóc thầm/ Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa/ Nhớ ai ngơ ngẩn ngẩn ngơ/ Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai? Lối nói thậm xưng với đại từ phiếm chỉ đã trở thành một thủ pháp nghệ thuật độc đáo trong ca dao.
- Cùng với câu hỏi tu từ và điệp từ, bài ca dao rất thành công khi diễn tả tinh tế tâm trạng nhớ mong, lo lắng, ước muốn gắn bó lứa đôi.
- Trong ca dao phản ánh tục nhuộm răng và hàm răng đen của người phụ nữ được ca ngợi tôn vinh như một nét đẹp văn hóa độc đáo.
- Răng đen là nét đẹp đáng yêu được xếp vào hàng thứ tư trong cái duyên của người con gái qua bài “Mười thương”: Răng đen ai nhuộm cho mình/ Cho duyên mình đẹp, cho tình anh say? Đó chính là vẻ đẹp văn hóa một thời của dân tộc.
- Nhớ thương trong bài ca dao trở nên có cung bậc, sắc điệu qua những biểu tượng nghệ thuật quen thuộc mà gợi cảm.
- Nỗi nhớ trong tình yêu có sức mạnh chi phối thật lớn..
- Thân phận phụ thuộc, khó có thể tự quyết định cuộc đời mình trong xã hội xưa, những ràng buộc khắt khe tỏa chiết tình yêu hạnh phúc tự do, những nỗi lo lắng thể hiện “Thương anh chẳng dám nói ra/ Sợ mẹ bằng đất sợ cha bằng trời” nhưng sợ nhất vẫn là “sợ vầng mây bạc giữa trời mau tan”, đó phải chăng là “một bề” lo lắng trong tâm hồn.
- Đó là điều làm nên cảm nhận sâu sắc của người đọc về tiếng nói trữ tình trong ca dao.
- Viết về nỗi nhớ thầm lặng trong ca dao, văn hóa ứng xử tinh tế của người xưa, không thể không nhắc đến: “Thuyền ơi có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”.
- Câu ca dao đã thể hiện sâu sắc nỗi nhớ thương đợi chờ, tấm lòng son sắt thuỷ chung của người phụ nữ.
- Thuyền và bến là hình tượng nghệ thuật mang vẻ đẹp nhân văn, thể hiện một cách độc đáo cảm hứng nhân đạo về tình yêu đôi lứa, khát vọng được sống trong sum họp yên vui của hạnh phúc lứa đôi.
- Những bài ca dao nói về tình yêu, về nỗi nhớ thật khó mà kể xiết, trong đó có nhiều bài đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và nội dung.
- Có lẽ chỉ tình yêu với những rung cảm mãnh liệt, bất tận mới giúp nghệ sĩ dân gian sáng tạo được những vần thơ trữ tình tuyệt bút sống mãi với thời gian..
- Ứng xử văn hóa trong sự trách móc, giận hờn.
- Tình yêu đẹp diệu kì nhưng không phải tất cả đều đơm hoa kết trái.
- Những khổ đau hận tình cũng muôn cay nghìn đắng, đều in dấu trong ca dao.
- Những con người văn hóa trong ca dao đã ứng xử thế nào? Giáo lí phong kiến khắc nghiệt xưa kia đã khiến không ít những số phận bị đẩy vào hoàn cảnh cuộc sống đau khổ, bất hạnh vì sự ép buộc cưỡng hôn của gia đình hoặc do sự phân cách giàu nghèo.
- Từ xưa đến nay, không ít những tình yêu tan vỡ do sự phụ bạc.
- Trong hoàn cảnh ấy họ chỉ biết trao gửi nỗi niềm trong những lời ca dao: Đêm năm canh nghe con dế thốt/ Ngày sáu khắc lần đốt ngón tay/ Hỡi ai duyên cớ ai bầy: Duyên trăm năm lại bỏ, nghĩa một ngày lại theo? Thơ với người là một, ngôn ngữ và tấm lòng là một.
- Trong ca dao sáng lên những nhân cách văn hóa không ghen tuông mù quáng, không chì chiết, ngấm ngầm.
- Những lời nhớ thương trách móc, giận hờn, khi thì nặng chịch, khi thì nhẹ nhàng, lúc xót xa, lúc lại vu vơ, song tất cả đều đầy ắp nỗi niềm, nồng đượm một tình yêu.
- Giận thì giận… mà thương lại càng thương! Trong toàn bộ ca dao Việt Nam, mảng ca dao viết về tình yêu có một số lượng lớn.
- Có thể thấy những bài ca dao trữ tình trong tình yêu, hôn nhân, dù hạnh phúc, hay đau khổ thì những ứng xử có văn hoá của người Việt bao giờ cũng lấy tình làm trọng, lấy nghĩa làm đầu.
- Qua ca dao ta có thể nhận ra “gương mặt văn hóa” trong đời sống tình cảm lứa đôi của cha ông.
- Tìm trong ca dao ta thấy vẻ đẹp văn hóa ứng xử tinh tế, chân thành của người xưa, tình yêu của họ bao giờ cũng thuỷ chung, trước sau như một.
- Tình yêu trong ca dao đôi khi ngần ngại, e thẹn, nhưng cũng có lúc mãnh liệt hồ hởi, tha thiết.
- Tình yêu trong ca dao không chấp nhận sự ích kỉ, giả dối mà là những tình cảm tươi sáng, thuần khiết.
- Những tình cảm trong ca dao sẽ giúp chúng ta nhìn nhận lại chính mình về tình yêu và cuộc sống để hạnh phúc chín trong tay.
- Văn hoá ứng xử trong tình yêu thể hiện ở ca dao giúp chúng ta hiểu sâu hơn về tâm hồn người Việt để sống cho xứng đáng.
- Tất cả những điều đó làm nên vẻ đẹp văn hóa truyền thống, một vẻ đẹp vốn có trong tình yêu của thế hệ trước.
- Dù ở thời đại nào, có thực dụng tới đâu thì giá trị, sự lãng mạn trong tình yêu không thể mất đi.
- Việc giáo dục cho giới trẻ nhận biết đâu là tình yêu đích thực, đâu là sự cảm mến để khi bước vào đời họ trở thành những cặp đôi biết yêu thương, chăm sóc xây dựng gia đình hạnh phúc, để tế bào của xã hội phát triển, bền vững.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt