« Home « Kết quả tìm kiếm

Dạy ngữ pháp tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp


Tóm tắt Xem thử

- DẠ Y NGỮ PHÁP TIẾNG ANH THEO ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO TIẾP.
- Tóm tắt: Trong xu thế của nền kinh tế hội nhập như ngày nay, tiếng Anh là công cụ giao tiếp quốc tế.
- Do đó, đổi mới phương pháp dạy và học tiếng Anh nhằm nâng cao khả năng giao tiếp cho người học ngày càng trở nên quan trọng trong các nhà trường.
- Sự ra đời của phương pháp dạy tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp thực sự đã mang lại rất nhiều hiệu quả, đặc biệt đối với việc dạy và học ngữ pháp tiếng Anh.
- Nhờ phương pháp này, người học có thể phát huy được năng lực giao tiếp tiếng Anh của mình..
- Từ khóa: Ngữ pháp tiếng Anh, năng lực giao tiếp, đường hướng giao tiếp..
- Trong xu thế hội nhập ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò to lớn của ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng.
- Có thể nói rằng tiếng Anh chính là ngôn ngữ quốc tế vì nó là công cụ giao tiếp hữu hiệu gắn kết giữa các quốc gia trên thế giới với nhau..
- Do vậy, các chuyên gia giáo dục và các nhà sư phạm ngày càng quan tâm đến việc dạy và học tiếng Anh ở các nhà trường.
- Phương pháp giảng dạy tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục đã có rất nhiều sự đổi mới tích cực trong thời gian qua, trong đó phải nói đến việc dạy học ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp (Communicative Language Teaching), nghĩa là dạy ngôn ngữ là để giao tiếp, năng lực giao tiếp của người học phải là đích của giảng dạy.
- Mục đích học tiếng Anh là để giao tiếp.
- Trên thực tế đã có nhiều cải tiến trong giảng dạy tiếng Anh nhưng chủ yếu với bốn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, còn đối với dạy ngữ pháp thì vẫn còn hạn chế.
- Ngữ pháp vốn được xem là tẻ nhạt, khô khan và nhàm chán, phương pháp dạy ngữ pháp truyền.
- thống khó nhớ khiến người học gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia các tình huống giao tiếp tiếng Anh thực tế.
- Vì vậy nhiều nhà trường đã tiếp cận phương pháp giao tiếp để dạy ngữ pháp giúp người học phát triển năng lực giao tiếp tốt hơn..
- Ngữ pháp và vai trò của ngữ pháp trong giảng dạy tiếng Anh.
- (1985) cho rằng “Ngữ pháp là sự miêu tả cấu trúc của một ngôn ngữ và cách mà các đơn vị ngôn ngữ như từ và cụm từ kết hợp với nhau để tạo thành câu.
- Ngữ pháp của câu thường bao nhìn nhận nghĩa, chức năng của câu đặt trong hệ thống tổng thể của ngôn ngữ đó” (Grammar is a description of a structure of a language and the way in which linguistic units such as words and phrases are combined to produce sentences in the language.
- (1988:4) cũng chia sẻ quan điểm của mình về ngữ pháp: “Ngữ pháp được định nghĩa một cách đơn giản là cách mà ngôn ngữ thể hiện và cách kết hợp các từ (cụm từ) để tạo nên những đơn vị dài hơn có nghĩa” (Grammar may be roughly defined as the way a language manipulates and combines words (or bits of words) in order to form longer units of meaning).
- Hay ngữ pháp vốn được định nghĩa là “hệ thống các quy tắc quy định sự sắp xếp và mối quan hệ của các từ trong một câu” (Brown, 2001) “the system of rules governing the conventional arrangement and relationship of words in a sentence”, là một phần không thể thiếu của một ngôn ngữ..
- Nói về tầm quan trọng của ngữ pháp, nhà ngôn ngữ Batstone (1994) nhận định “Ngôn ngữ mà không có ngữ pháp sẽ chắc chắn làm chúng ta trở khó hiểu.” (Language without grammar would certainly leave us seriously handicapped) và ngữ pháp chính là "một phương tiện để nắm bắt một ngôn ngữ".
- Thật vậy, đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ dành không ít công sức để đưa ra khái niệm về ngữ pháp và vai trò của ngữ pháp.
- Ý kiến của các nhà nghiên cứu trên đều khiến ta hiểu rằng ngữ pháp chính là cấu trúc của ngôn ngữ..
- Vai trò của ngữ pháp đối với một ngôn ngữ là rất quan trọng.
- Ngữ pháp chính là bộ xương tạo nên cơ thể sống của ngôn ngữ đó.
- Ngữ pháp giúp cấu trúc bài khóa được logic theo trình tự thời gian hoặc theo mối quan hệ nhân quả.
- Nói một cách khác, ngữ pháp không đơn giản chỉ là việc phân loại, miêu tả từ, cụm từ, mệnh đề, câu mà hơn thế nó còn thể hiện chức năng về mối quan hệ giữa các từ, giữa các cụm từ, giữa các mệnh đề, giữa các câu gắn với mục đích xã hội của bài..
- Giảng dạy ngữ pháp theo đường hướng giao tiếp.
- Trong những đường hướng dạy ngôn ngữ truyền thống, ngữ pháp có vị trí quan trọng..
- Theo các đường hướng này, dạy ngữ pháp thường dựa vào những gì mà các nhà ngữ pháp nghiên cứu và mô tả.
- Do đó, ngữ pháp được hiểu như là cách mà các từ được kết hợp lại với nhau để hình thành nên một câu đúng.
- Các đơn vị ngôn ngữ hình thành nên ngữ pháp bao gồm hình vị (morpheme), từ (word), cụm từ (word group), hay đoản ngữ (phrase), cú (clause) và câu (sentence).
- Vậy dạy ngữ pháp theo phương pháp truyền thống được gọi là Phương pháp Dịch - Ngữ pháp (Grammar - Translation Method), người dạy làm trung tâm trong quá trình dạy học..
- Phần lớn thời gian của lớp học là dành cho việc giải thích chi tiết các quy tắc ngữ pháp tiếng Anh, và người học lắng nghe hoặc ghi chép.
- Với phương pháp này, người dạy thường trình bày cấu trúc ngữ pháp, sau đó thực hành dưới dạng các bài tập nói hoặc viết, và sau đó được người học sử dụng trong các hoạt động nói hoặc viết ít được kiểm soát (less controlled speaking or writing activities).
- Vì thế, người dạy sẽ tập trung vào ngữ nghĩa và hình thức, ít có ngữ cảnh, dẫn đến người học không thể sử dụng các quy tắc này một cách linh hoạt và phù hợp trong các tình huống giao tiếp thực tế.
- Điều này khiến người học khó phát huy được năng lực giao tiếp.
- Tuy nhiên, theo đường hướng giao tiếp dạy ngôn ngữ, vai trò của ngữ pháp cũng không kém phần quan trọng nhưng thay vì đích cuối cùng của quá trình dạy học thì nó chỉ là phương tiện để đạt được mục đích giao tiếp.
- Chính vì vậy, một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy ngữ pháp là phải để phục vụ cho giao tiếp.
- Với phương pháp dạy ngữ pháp theo đường hướng giao tiếp thì giảng dạy ngữ pháp phải dựa trên các tình huống thực tế.
- Tiến trình dạy và học ngữ pháp được thực hiện bằng cách “học đi đôi với hành”, trong đó người học bắt buộc phải tham gia vào các hoạt động nhóm để hoàn thành các nhiêm vụ.
- Vì vậy luôn có sự giao tiếp giữa người học với người dạy và giữa người học với người học, từ đó người học có thể tiếp thu và ghi nhớ các quy tắc ngữ pháp một cách tự nhiên.
- why, when and how to teach it?” (Ngữ pháp và dạy học ngôn ngữ theo hướng giao tiếp: Tại sao, khi nào và phải dạy như thế nào.
- giáo sư Ane Burns thuộc khoa ngoại ngữ học ứng dụng của Đại học Macquarie, Úc đã đưa ra những định nghĩa về ngữ pháp và khẳng định ngữ pháp là một phần của dạy giao tiếp, không thể dạy ngữ pháp chỉ tập trung vào ngữ nghĩa và hình thức, mà phải dựa vào tình huống, ngữ cảnh có như vậy người học mới có thể tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên và có thể vận dụng kiến thức đã học có hiệu quả.
- Từ đó năng lực giao tiếp của người học mới phát huy hiệu quả.
- Không thể phủ nhận được tầm quan trọng của dạy ngữ pháp theo đường hướng giao tiếp giúp người học phát triển năng lực giao tiếp..
- Joseph Webbe, một nhà giáo và chuyên gia về ngữ pháp, là một trong những nhà giáo dục đầu tiên đã nói về giá trị của việc giảng dạy ngữ pháp: “Không ai có thể học ngôn ngữ một cách nhanh chóng trong khi bị giới hạn bởi những quy tắc ngữ pháp” (“No man can run speedily to the mark of language that is shackled… with grammar precepts.” (trích trong Thornbury, 1999).
- Theo ông ngữ pháp có thể được tiếp thu chỉ đơn giản bằng cách giao tiếp và luyện tập thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, và viết..
- Brown (2001) đã nhấn mạnh: “Không ai có thể nghi ngờ tầm quan trọng của ngữ pháp như một quy tắc tổ chức ngôn ngữ để thực hiện việc giao tiếp” (No one doubts the prominence of grammar as an organizational framework within which communication operates).
- Ông bổ sung rằng: “Các cấu trúc ngữ pháp khi được kết hợp với các tình huống.
- giao tiếp cụ thể sẽ giúp người học nhận thấy sự kết nối giữa hình thức và chức năng của các cấu trúc ngữ pháp” (Grammatical patterns are matched to particular communicative meanings so that learners can see the connection between form and function).
- Vì vậy người học có thể học cách chọn đúng mẫu câu để thể hiện ý tưởng và cảm xúc của mình khi giao tiếp..
- Họ cũng học được cách áp dụng các quy tắc ngữ pháp vào các tình huống giao tiếp khác nhau..
- Vậy dạy tiếng Anh nói chung và ngữ pháp tiếng Anh nói riêng theo đường hướng giao tiếp có những đặc điểm gì? Celce-Murcia (2001) đã tóm tắt như sau: Mục đích của việc dạy ngoại ngữ nói chung và ngữ pháp nói riêng là tạo nên năng lực giao tiếp cho người học.
- Nội dung bài học không chỉ bao gồm các cấu trúc ngôn ngữ mà còn có các chức năng xã hội;.
- Người học thường làm việc theo nhóm hay cặp để trao đổi thông tin cho nhau.
- Giáo viên có vai trò thúc đẩy sự giao tiếp bằng ngôn ngữ đang học.
- Tóm lại, giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp không đơn thuần là học thuộc lòng từ vựng, cụm danh từ/ danh từ, cụm động từ/ động từ, giới từ, mạo từ và các cấu trúc ngữ pháp khác..
- Nó còn thúc đẩy việc áp dụng các phương pháp giảng dạy có hiệu quả và hữu ích để hướng dẫn, giúp đỡ và khuyến khích người học nhìn nhận và sử dụng ngữ pháp như một công cụ truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng và chính xác..
- Vai trò của người dạy ngữ pháp tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp.
- Nếu như theo phương pháp truyền thống dạy ngữ pháp, người dạy đóng vai trò chủ đạo, thì theo phương pháp giao tiếp người dạy không còn nắm quyền kiểm soát các hoạt động trong lớp học.
- Thay vào đó, người học chủ động làm việc theo nhóm hoặc theo cặp và phải tương tác, giao tiếp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ, trong khi người dạy đứng ngoài quan sát và chỉ đưa ra hướng dẫn hoặc giải pháp cho các vấn đề phát sinh trong quá trình thảo luận..
- người học đóng vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học.
- tức là phải phát huy cao độ tính tích cực của người học trong luyện tập thực hành.
- Tuy nhiên để đạt hiệu quả trong giờ giảng ngữ pháp theo phương pháp giao tiếp, theo ông Brown (2001) có nhấn mạnh những điểm sau mà người dạy cần ý thức:.
- Thứ nhất, các cấu trúc ngữ pháp phải được thể hiện trong các ngữ cảnh giao tiếp có ý nghĩa.
- Khi người học nhận thấy rằng bối cảnh giao tiếp liên quan trực tiếp đến các tình huống thực tế, họ sẽ quan tâm hơn đến việc học cách truyền đạt thông tin đúng ngữ pháp..
- Thứ hai, các cấu trúc ngữ pháp phải phù hợp với mục đích giao tiếp của người học..
- Điều này đòi hỏi người dạy phải thường xuyên tìm hiểu và phân tích nhu cầu (needs analysis) của người học để xác định rằng những gì chúng ta giảng dạy là phù hợp với những gì người học mong đợi và cần trong giao tiếp thực tế..
- Thứ ba, các cấu trúc ngữ pháp phải góp phần giúp sinh viên cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh một cách chính xác và trôi chảy.
- Thứ tư, giảng viên không nên áp đảo người học với các thuật ngữ chuyên ngành ngôn ngữ học.
- Hơn nữa, việc giảng dạy ngữ pháp cũng không nên tập trung quá nhiều vào các quy tắc mà nên tập trung hơn vào cách sử dụng các cấu trúc này một cách chính xác và thích hợp với mục tiêu giao tiếp..
- Cuối cùng, các cấu trúc ngữ pháp nên được trình bày một cách sống động và tự nhiên nhất có thể nhằm tạo động lực cho sinh viên trong quá trình tiếp thu một môn học khô khan và khó như ngữ pháp..
- Quy trình của bài dạy ngữ pháp tiếng Anh theo hướng giao tiếp.
- Dạy ngữ pháp là một nội dung không thể thiếu được và là một trong những nội dung cơ bản cần thiết trong một bài học về ngôn ngữ, nhằm cung cấp cho người học những cấu trúc ngữ pháp mới để họ có thể sử dụng trong suốt quá trình bài học đó.
- Theo giáo học pháp hiện đại, dạy ngữ pháp gồm có 3 bước cơ bản..
- Nhằm giúp người học nắm vững được một cấu trúc ngữ pháp mới về đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc ngữ pháp trong những tình huống giao tiếp, người dạy cần phải tiến hành giới thiệu cấu trúc ngữ pháp theo một trình tự nhất định.
- Theo phương hướng của nguyên tắc thực hành giao tiếp bắt đầu từ nghe nói rồi đến đọc viết.
- Dưới đây là một số cách giới thiệu cấu trúc ngữ pháp mới: 1/ Sử dụng tình huống: Tình huống có thể có thực, tưởng tượng hoặc sáng tạo, lấy ở trong hoặc ngoài lớp mà trong đó cấu trúc đó có thể sử dụng một cách tự nhiên.
- Thông qua tình huống người học có thể nhận ra khi nào thì dùng mẫu câu đó, phát huy sự sáng tạo và khả năng suy luận của người học.
- 2/ Sử dụng đồ dùng trực quan: Như đồ vật, hình vẽ hoặc tranh ảnh có thể kết hợp với nét mặt, điệu bộ giúp gây ấn tượng về hình ảnh để người học liên hệ trực tiếp với ý nghĩa của câu.
- 3/ Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu các cấu trúc ngữ pháp: giúp cho người học củng cố lại những mẫu câu cũ, tránh nhầm lẫn với cấu trúc mới.
- 4/ Sử dụng phương pháp thay thế để người học có thể lắp ghép, thay thế từng thành phần câu để tạo nên nhiều câu khác nhau.
- Người dạy nên kết hợp các phương pháp giảng dạy linh hoạt.
- Việc kết hợp đa dạng các phương pháp giảng dạy sẽ giúp người học cảm thấy không nhàm chán, người học dễ vận dụng, dễ nhớ hơn.
- Người học thực hành có sự kiểm soát của người dạy, người học sẽ vận dụng kiến thức vừa học vào làm các bài tập cụ thể.
- Những bài tập này được kế thiết theo hướng thực hành giao tiếp và người học bắt đầu làm từ những bài tập đơn giản giúp nắm vững khái niệm cơ bản.
- Sau đó đến các bài tập nâng cao hơn để người học rèn luyện tư duy, mở rộng kiến thức.
- Thông qua các dạng bài tập thực hành trên lớp người dạy có thể biết được người học nắm được cấu trúc ngữ pháp ở mức độ nào để định ra những hoạt động tiếp theo.
- Ở bước này, người dạy giữ vai trò là người hướng dẫn, tổ chức thực hiện, người học đóng vai trò chủ đạo, tức là phải phát huy cao độ tính tích cực trong luyện tập thực hành.
- Để tăng cường giao tiếp ở mức hoàn toàn tự do mang tính sáng tạo, người dạy có thể yêu cầu người học thực hành theo cặp, theo nhóm dựa vào các tình huống do giáo viên gợi ý hoặc tự mỗi nhóm đặt ra tình huống riêng dựa vào chủ điểm ngữ pháp đã học.
- Người dạy có thể thực hiện một số hoạt động giao tiếp ứng dụng trong giờ dạy ngữ pháp như: Sử dụng trò chơi, giải câu đố, đóng vai, kể chuyện, thảo luận, trình bày quan điểm, xem xét và đưa ra phán đoán về hình ảnh và.
- Như vậy, phương pháp giao tiếp có ưu điểm hơn hẳn các phương pháp khác trước đó vì nó bao trùm mọi phương diện của quá trình dạy học ngoại ngữ: đó là các yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, các yếu tố ngoài ngôn ngữ,… nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp hoàn chỉnh.
- Đặc biệt phương pháp dạy tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp còn coi hình thành và phát triển bốn kỹ năng ngôn ngữ như nghe, nói, đọc và viết là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học.
- Các bình diện ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp là nền tảng, điều kiện hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp..
- Việc ứng dụng phương pháp giao tiếp trong dạy học ngữ pháp tiếng Anh hay dạy ngữ pháp tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp được xem như là một dấu hiệu tốt trong đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh nói chung và dạy ngữ pháp tiếng Anh nói riêng.
- Vì vậy, phương pháp này thực sự giúp cho người học có khả năng sử dụng được tiếng Anh để giao tiếp.
- Giao tiếp bằng tiếng Anh ngày càng cần thiết hơn bao giờ hết.
- Giáo dục Việt Nam vẫn luôn thường trực trên chặng đường đổi mới phương pháp dạy và học tiếng Anh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
- Sự ra đời của phương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp thực sự đã được đón nhận nồng nhiệt tại các trường học, đơn vị giáo dục vì những ưu điểm của nó mang lại.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt