« Home « Kết quả tìm kiếm

Bài tập Ngữ pháp tiếng Việt


Tóm tắt Xem thử

- Bài tập.
- ngữ pháp tiếng việt.
- Phần 1: Ngữ pháp đại cương 9 Chương 1: Đại cương về ngữ pháp học 9.
- Giải bài tập chương 1 11.
- Phần 2: Ngữ pháp tiếng Việt 26.
- Chương 2: Từ và cấu tạo từ.
- Giải bài tập chương 2: Từ và cấu tạo từ 36.
- Giải bài tập chương 3: Từ loại 105.
- Chương 4: Cụm từ 219.
- Giải bài tập chương 4: Cụm từ 231 Chương 5: Câu.
- Giải bài tập chương 5 316.
- Bài tập ngữ pháp tiếng Việt.
- Bài tập ngữ pháp tiếng Việt là giáo trình nhằm trang bị những tri thức thực hành cho sinh viên khoa Ngữ Văn thuộc các hệ đào tạo cử nhân, sư phạm chính quy và tại chức, năm thứ ba.
- a/ Người học nắm được tri thức lí thuyết về phân môn một cách có hệ thống, theo trình tự từ đơn vị nhỏ đến đơn vị lớn.
- Đây là những đơn vị cơ bản của ngữ pháp: hình vị  từ.
- cụm từ  câu..
- b/ Người học có kỹ năng thực hành, phân tích các đơn vị, hiểu cấu tạo của các đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ, rèn luyện nói, viết câu đúng, câu hay cũng như biết chữa những câu sai ngữ pháp.
- Bài tập ngữ pháp tiếng Việt được soạn thảo với hai mục.
- Củng cố tri thức lí thuyết, chỉ dẫn một số thao tác nhận diện, phân tích các đơn vị cơ bản để vận dụng trong giảng dạy bộ môn ngữ pháp ở các bậc THCS, THPT cũng như giúp người học soạn thảo các văn bản nói chung và văn bản nghệ thuật nói riêng một cách có cơ sở khoa học..
- a) Nguyên tắc hệ thống: Để thực hiện đồng thời hai chức năng: giao tiếp và tư duy, ngôn ngữ có cấu tạo như một hệ thống bao gồm các đơn vị và giữa các đơn vị có quan hệ tầng bậc.
- ở bình diện ngữ pháp các đơn vị được chúng tôi xem xét dựa trên hai đặc trưng:.
- Tính phân chia: Người nghiên cứu phân chia diễn ngôn thành các đơn vị từ nhỏ đến lớn: hình vị  từ  cụm từ  câu và ngược lại từ đơn vị lớn đến nhỏ: câu  cụm từ  từ  hình vị..
- Tính quan hệ: Các đơn vị đó không tồn tại rời rạc, riêng lẻ mà giữa chúng luôn có những quan hệ nhất định để thực hiện một chức năng cụ thể trong bậc của chúng.
- Điều này được thể hiện qua các cấp bậc: hình vị thực hiện chức năng cấu tạo nên từ.
- từ thực hiện chức năng cấu tạo nên cụm từ.
- cụm từ thực hiện chức năng cấu tạo nên câu.
- câu thực hiện chức năng tạo lập văn bản.
- Chẳng hạn câu: Con đường này, mẹ đã dắt em đi từ thửa ấu thơ. Gồm các đơn vị từ bậc thấp đến cao: có 12 hình vị (ấu thơ là một từ có hai hình vị), 11 từ.
- hai cụm từ (cụm danh từ: con đường này và cụm động từ đã dắt em đi từ thửa ấu thơ).
- Trong câu, từ và cụm từ có khả năng đảm nhận những chức vụ nhất định do vị trí của chúng đưa lại, như: cụm Generated by Foxit PDF Creator â Foxit Software.
- b) Nguyên tắc đối lập: Các đơn vị được đưa ra xem xét luôn dựa trên hai mặt đối lập: hình thức và ý nghĩa.
- Hạn chế của phương pháp này là mới chỉ xem xét các đơn vị một cách tách rời – đây là hạn chế tất yếu của phương pháp – vì vậy, để khắc phục phần nào hạn chế của hướng đi này, người viết luôn chú ý xem xét các đơn vị trong hành chức, tách chúng từ chuỗi diễn ngôn hay văn bản giao tiếp cụ thể để tránh tình trạng tư biện..
- Dựa trên hai nguyên tắc này, chúng tôi sắp xếp các bài tập theo trình tự từ đơn vị nhỏ nhất là hình vị đến câu gồm tổng số 85 bài tập..
- Thao tác phân tích.
- Những bài tập cụ thể mà chúng tôi chọn để phân tích là dựa trên hệ thống lí thuyết về các đơn vị theo định hướng của chúng tôi trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, NXB GD, 1999..
- trong đó cái, cơn là danh từ chỉ loại (xem Cao Xuân Hạo, Phan Ngọc) nhưng chúng tôi xem cả kết hợp hai âm tiết mới là một từ ghép..
- Khi xem xét từ trung tâm của cụm danh từ, chúng tôi chọn cách quan niệm có hai danh từ trung tâm là D1 và D2 mà nếu một giải pháp khoa học thì chỉ có thể là D1 hoặc D2..
- Khi phân tích câu đơn, câu ghép hoặc câu phức cũng có những điều khiến chúng tôi cân nhắc.
- Chúng tôi xem định ngữ, bổ ngữ, vị ngữ, chủ ngữ được mở rộng thành một kết cấu chủ-vị thuộc bậc dưới câu - bậc cụm từ - thì không thể đồng thời lại xem chúng thuộc bậc trên nó.
- Hơn nữa, qua thực tiễn giảng dạy, việc đưa thêm một loại câu phức trong khi phân tích các kiểu câu chỉ tạo thêm tính phức tạp cho thao tác phân tích..
- Tóm lại, việc phân tích các đơn vị ngữ pháp trong hệ thống ngôn ngữ, suy cho cùng, là nhằm mục đích phân tích các thành phần cấu tạo câu, hiểu được bản chất đích thực của quá trình tạo lời.
- Giữa các đơn vị đó có mối quan hệ chặt chẽ..
- Muốn xác định cấu tạo cụm từ đúng (gồm từ trung tâm là danh từ, động từ, tính từ và các thành tố phụ) thì cần phải nắm vững từ loại.
- Muốn phân tích câu đúng lại cần phải hiểu được nguyên tắc cấu tạo cụm từ..
- Do tính chất phức tạp của giáo trình, cần phải đi vào phân tích những kiểu đơn vị cụ thể, nên khi xử lý các bài tập thực hành khó tránh khỏi những sai sót nhất định.
- Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của bạn đọc.