« Home « Kết quả tìm kiếm

Giáo trình tham vấn tâm lí


Tóm tắt Xem thử

- LỜI MỞ ĐẦU Trong khoảng mười năm lại đây, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội quá nhanh ở Việt Nam đã kéo theo những thay đổi và xáo trộn tâm lí của nhiều người, làm tăng cao nhu cầu về dịch vụ tham vấn tâm lí của xã hội.
- Điều này thể hiện ở sự ra đời và phát triển đa dạng của nhiều trung tâm tham vấn, phòng tham vấn tại các cộng đồng, bệnh viện và các trường học với các dịch vụ trợ giúp tâm lí khác nhau..
- Hiện nay, dù Nhà nước chưa cấp mã số cho nghề trợ giúp tâm lí, nhưng vị thế của các nhà tham vấn, trị liệu tâm lí đang ngày càng được khẳng định trong xã hội.
- Vì vậy vai trò của các nhà tâm lí học trong việc đào tạo sinh viên chuyên ngành Lâm sàng và Tham vấn ngày càng được củng cố và nâng cao..
- Giáo trình Tham vấn tâm lí này nhìn nhận tham vấn như một ngành khoa học ứng dụng trong thực hành chăm sóc tâm lí con người, được trình bày trong 8 chương.
- Trong đó, 3 chương đầu làm rõ tính chất khoa học của môn Tham vấn thực hành.
- Các khái niệm như: trợ giúp tâm lí, tư vấn, tham vấn và trị liệu tâm lí, cũng như mục tiêu, nhiệm vụ được đưa vào ngay trong chương I.
- Chương II trình bày một cách khái quát quá trình hình thành và phát triển ngành Tham vấn trên thế giới và ở Việt Nam, sự giao thoa của nó với một số ngành trợ giúp lân cận như Tâm lí học, Công tác xã hội, Tâm thần học.
- Phần giới thiệu một số quan điểm tiếp cận thân chủ trong thực hành thăm khám tâm lí con người được thể hiện trong chương III.
- Việc xây dựng mối quan hệ tham vấn dựa trên nền tảng của sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau giữa nhà tham vấn và thân chủ trong thực hành nghề được khái quát trong chương IV.
- giúp người học hướng đến cách nhìn chuyên nghiệp về nhà tham vấn với những phẩm chất và năng lực trong thực hành nghề.
- Để giúp người học nâng cao khả năng thực hành nghề, cuốn Tham vấn tâm lí giới thiệu những khía cạnh đạo đức và pháp lí trong thực hành ca (chương V), hướng dẫn một số kĩ năng tham vấn căn bản (chương VI) và quy trình tham vấn (chương VII).
- Và cuối cùng, để củng cố những tri thức tiếp thu được qua mỗi chương, chúng tôi xây dựng các bài tập tình huống trong thực hành tham vấn tâm lí.
- Vì vậy, hầu như các tri thức căn bản trong tài liệu này đều ít nhiều quen thuộc với sinh viên các thế hệ ngành Tâm lí học, thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Nhưng, xét trong hoàn cảnh giảng dạy tâm lí học thực hành ở Việt Nam hiện nay, việc ra đời của các tài liệu liên quan đến tham vấn và trị liệu tâm lí, cho dù chưa hoàn thiện, vẫn là hết sức cần thiết, không chỉ đối với sinh viên ngành Tâm lí học, mà còn có ích cho các sinh viên ngành trợ giúp khác, như Công tác xã hội, Tâm thần học, Giáo dục học..
- Tác giả MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 5 Chương 1: THAM VẤN TÂM LÍ LÀ MỘT KHOA HỌC ỨNG DỤNG.
- Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và hiệu quả của tham vấn.
- Các hình thức tham vấn Chương 2: SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THAM VẤN TÂM LÍ I.
- Ảnh hưởng của một số ngành trợ giúp đến ngành tham vấn.
- Sự ra đời của ngành tham vấn trên thế giới.
- Điểm qua vài nét về hoạt động tham vấn ở Việt Nam Chương 3:.
- TRONG THAM VẤN TÂM LÍ I.
- Một số lí thuyết tâm lí học nền tảng.
- Một số phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn Chương 4:.
- NHÀ THAM VẤN VÀ THÂN CHỦ.
- TRONG MỐI QUAN HỆ THAM VẤN TÂM LÍ I.
- Nhà tham vấn là con người cân bằng.
- Nhà tham vấn là người hành nghề chuyên nghiệp.
- Mối quan hệ tham vấn Chương 5:.
- ĐẠO ĐỨC TRONG THAM VẤN TÂM LÍ.
- Mối quan hệ giữa luật pháp và quy điều đạo đức trong tham vấn.
- Giới thiệu các tiêu chuẩn đạo đức trong ngành tham vấn.
- Chứng chỉ hành nghề tham vấn Chương 6:.
- KỸ NĂNG THAM VẤN TÂM LÍ.
- QUY TRÌNH THAM VẤN TÂM LÍ I.
- Các mô hình tham vấn.
- Phân tích sự biến đổi tâm lí trong quá trình tham vấn/trị liệu.
- Công tác giám sát trong tham vấn Chương 8:.
- LUYỆN THỰC HÀNH THAM VẤN TÂM LÍ I.
- và một nhà tham vấn II.
- Kĩ năng tham vấn.
- Hoạt động tham vấn