« Home « Kết quả tìm kiếm

Vấn đề triết học về con người và con người trong quá trình đổi mới hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- Vấn đề triết học về con người và con người trong quá trình đổi mới.
- CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN.
- Bản chất con người.
- VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM 13 1.
- Khái niệm nhân tố con người, chiến lược con người.
- Chiến lược con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.
- Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của kinh tế tri thức, đòi hỏi mỗi con người phải được đào tạo trình độ học vấn, năng lực .
- Trong sự nghiệp đổi mới đất nước với những mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hiện nay, con người và nguồn nhân lực được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế nước ta..
- Chúng ta khẳng định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển kinh tế xã hội đồng thời phải là những con người có tri thức và đạo đức.
- Từ đây mỗi con người dần dần về đúng vị trí là một chủ thể sáng tạo ra các giá trị, bao gồm các giá trị tinh thần và giá trị vật chất, cho bản thân và cho xã hội.
- Vì vậy, vấn đề cốt lõi là, ta phải thực hiện chiến lược GDĐT nguồn nhân lực, phát triển con người một cách toàn diện cả thể lực lẫn trí lực.
- Nhiệm vụ của GDĐT là đưa con người đạt đến những giá trị phù hợp với đặc điểm văn hoá và những yêu cầu mới đặt ra đối với con người Việt Nam để thực hiện quá trình đổi mới của nước ta cũng như xu hướng phát triển kinh tế nói chung trên thế giới..
- Đề tài: Vấn đề triết học về con người và con người trong quá trình đổi mới hiện nay.
- Triết học nào cũng phải trả lời bằng cách này hay cách khác câu hỏi: Con người là gì? Con người sinh ra từ đâu, hoạt động và phát triển ra sao?.
- Trước khi có học thuyết Mác, những cố gắng của tư duy triết học nhằm đạt tới sự hiểu biết về con người "cụ thể".
- hiện thực đều không đem lại kết quả, rốt cuộc là chủ nghĩa duy tâm vẫn ngự trị trong nhận thức về con người và về đời sống xã hội..
- Bất cứ một học thuyết nào về con người đều không thể lẩn tránh một vấn đề đã được đặt ra trong lịch sử.
- Con người là gì? Bản chất của con người là gì? Quan điểm duy tâm quy đặc trưng, bản chất con người vào lĩnh vực ý thức tư tưởng, tình cảm, đạo đức, hoặc xem bản chất con người là cái gì đó được quy định sẵn từ những lực lượng siêu tự nhiên..
- Một số trào lưu triết học khác lại giải thích bản chất con người từ góc độ những điểm chung của mọi sinh vật trên trái đất.
- hoặc tìm kiếm bản chất con người trong khuôn khổ cá nhân riêng lẻ, nghĩa là con người bị tách khỏi mối quan hệ xã hội hiện thực của nó.
- Tính chất siêu hình của các quan điểm này về bản chất của con người biểu hiện ở chỗ, con bản chất là cái vốn có trừu tượng và quy nó về bản tính tự nhiên, tách khỏi xã hội và trở nên bất biến..
- Với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tạo ra một bước ngoặt trong việc nhận thức bản chất con người.
- Các ông xuất phát từ con người thực tiễn, con người hiện thực, con người cải tạo thế giới và thông qua hoạt động vật chất con người.
- Như vậy, các ông không xem xét bản chất con người một cách cô lập và phiến diện mà đặt nó trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và con người.
- Con người sống dựa vào tự nhiên như hết thẩy mọi sinh vật khác.
- Quá trình con người cải tạo tự nhiên cũng là quá trình con người trở thành con người.
- Ph.Ăngghen nói "lao động sáng tạo ra con người là theo ý nghĩa ấy"..
- Khác với tự nhiên, xã hội không thể có trước con người mà đã ra đời cùng với con người, xã hội cũng con người, xã hội cũng không phải là cái gì trừu tượng, bất biến mà mỗi hình thái kinh tế - xã hội chỉ thích hợp với mỗi phương thức sản xuất nhất định.Nhân tố quyết định phương thức sản xuất phát triển lại là lực lượng sản xuất, bao gồm con người và công cụ lao động.
- Vậy xã hội đã sản xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào thì con người cũng sản xuất ra xã hội như thế..
- Trong khi phê phán những quan điểm của Phoiơbắc, xuất phát từ những cá thể cô lập C.Mác đã đưa ra luận điểm nổi tiếng về bản chất con người: "Bản chất con người không phải là cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt.
- Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội".
- Khi nói bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội, cũng có nghĩa là tất cả các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành bản chất con người, nhưng có ý nghĩa quyết định nhất là quan hệ sản xuất.
- Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất nhất định giữ vai trò chi phối, và chính kiểu quan hệ sản xuất đó là cái xét đến cùng, tạo nên bản chất của con người trong giai đoạn lịch sử đó..
- Do đó, khi bàn đến bản chát chung của con người không thể gạt bỏ bản chất giai cấp của các tầng lớp khác nhau.
- và ngược lại khi nói bản chất giai cấp của các tầng lớp khác nhau không được quên bản chất chung của con người.
- Nhưng từ đó quy bản chất con người chỉ còn là bản chất giai cấp và tất cả mọi hoạt động của con người đều được giải thích trực tiếp từ đây lại là xuyên tạc thực chất quan điểm macxít về bản chất con người.
- Đây là một quan hệ không thể tách biệt của các thứ bậc về bản chất trong con người..
- Các quan hệ xã hội quy định bản chất con người bao gồm cả quan hệ xã hội hiện tại và quan hệ xã hội truyền thống, bởi trong lịch sử của mình con người bắt buộc phải kế thừa di sản của những thế hệ trước nó..
- Do đó khi xem xét bản chất con người không được tách rời hiện tại và quá khứ..
- Bản chất và thể hiện bản chất của con người có khác biệt.
- Không hiểu bản chất chung của con người hay quy tất cả những gì của con người để chỉ vào bản chất là sai lầm.
- Bản chất một con người cụ thể là tổng hoà các quan hệ xã hội "vốn có".
- của con người đó và quy định những đặc điểm cơ bản chi phối mọi hành vi của người đó.
- Sự thể hiện bản chất của con người không phải theo con đường thẳng, trực tiếp, mà thường là gián tiếp, quanh co qua hàng loạt mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, giữa kinh nghiệm và nhận thức khoa học, giữa lợi ích trước mắt và lâu dài.
- Con người là một thực thể sinh vật - xã hội.
- Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến động đời sống xã hội đồng thời cũng biến đổi chính bản thân mình.
- Điều đó cũng có nghĩa là con người tiếp nhận bản chất xã hội của mình thông qua hoạt động thực tiễn..
- Như vậy, bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực, không phải là tự nhiên mà là lịch sử, không phải là cái vốn có trong mỗi cá thể riêng lẻ mà là tổng hoà của toàn bộ quan hệ xã hội.
- Đây là phát hiện có giá trị to lớn của Mác về bản chất con người..
- Thừa nhận ý nghĩa quyết định của mặt xã hội đối với việc hình thành bản chất con người, song không có nghĩa là, chủ nghĩa Mác- Lênin coi nhẹ mặt tự nhiên, phủ nhận cái sinh vật trong yếu tố cấu thành bản chất con người.
- Mác "giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại.
- Con người và con vật đều có những nhu cầu như ăn uóng, tính dục…, nhưng C..
- Mác đã từng vạch ra tính chất khác nhau của những nhu cầu ấy: con người hoạt động theo bản năng, con người hành dộng theo ý thức.
- Và chính mặt xã hội của con người đã làm cho mặt sinh vật trong con người phát triển ở trình độ cao hơn những động vật khác..
- Con người sống, hoạt động không phải chỉ theo những bản năng di truyền sẵn có như các động vật thông thường mà chủ yếu theo sự phát triển của văn hoá, của tiến bộ lịch sử - xã hội.
- Khác con vật, con người ngoài chương trình di truyền, còn có chương trình kế thừa về mặt xã hội.
- Những đặc điểm di truyền của từng người vừa bảo đảm những thuộc tính sinh học của mình, vừa bảo đảm để con người tiếp thu chương trình xã hội..
- Ngày nay, mối tương quan giữa mặt sinh vật và mặt xã hội trong sự phát triển của con người vẫn là đối tượng của những cuộc tranh luận khoa học gay gắt.
- Chẳng hạn, phải duy sinh vật tuyệt đối hoá yếu tố sinh vật trong sự phát triển của con người.
- Nhiều tác giả như Liônen Tigơ và Rôbin Phốcxơ cắt nghĩa hành vi của con người theo quan điểm di truyền học….
- Ngược lại quan điểm xã hội học tầm thường về con người thường quy kết bản chất con người là một sản phẩm văn hoá của xã hội, của kinh tế và tước bỏ tính hữu cơ, tính tự nhiên của con người..
- quan niệm về bản chất của con người phải được xuất phát từ nguyên tắc tinh thần..
- Xuất phát từ những lập luận trên, kết luận tất yếu rút ra là: con người với tư cách là sản phẩm của giới tự nhiên, là sự phát triển tiếp tục của giới tự nhiên, mặt khác con người là một thực thể xã hội được tách ra như một lực lượng đối lập với tự nhiên.
- Sự tác động qua lại giữa mặt sinh học và mặt xã hội trong con người tạo thành bản chất người..
- Con người tồn tại qua những cá nhân người, mỗi cá nhân người là một chỉnh thể đơn nhất gồm một hệ thống những đặc điểm cụ thể không lặp lại, khác biệt với những cá nhân khác về cơ chế, tâm lý, trình độ….
- Không có con người nói chung, loài người nói chung tồn tại cảm tính..
- mang tính định hướng về thế giới quan, phương pháp luận cho hoạt động của con người trong thời kỳ lịch sử cụ thể đó..
- Tự do của con người không tách rời những điều kiện xã hội, không tách rời trình độ của con người chinh phục thiên nhiên.
- Chỉ đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản con người mới thực sự có tự do.
- Ở đây, tất cả những vấn đề về lực lượng sản xuất, quan hệ kinh tế, hệ thống chính trị, đấu tranh giai cấp… đều được thực hiện theo mục đích phát triển tối đa năng lực con người và vì con người.
- Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang đẩy mạnh quá trình này, nhưng về thực chất đó vẫn là sự mở rộng quan hệ bóc lột và nô dịch con người sang các dân tộc khác.
- Chủ nghĩa xã hội thực hiện quá trình quốc tế hoá đời sống nhân loại để mỗi dân tộc có điều kiện tiếp cận nhanh chóng những giá trị tiến bộ của nhân loại, làm cho con người phát triển nhân cách phong phú, biết đấu tranh chống những quan hệ không có tính người trong cuộc sống nhân loại.
- Lịch sử chẳng qua là hoạt động của con người theo đuổi mục đích của mình..
- VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM.
- Nhận thức đúng đắn về khái niệm nhân tố con người là sự phát triển sáng tạo quan điểm Mác - Lênin về con người với tư cách là người sáng tạo có ý thức, là chủ thể của lịch sử.
- Trong thời igan gần đây, xuất hiện nhiều khái niệm: nhân tố con người, nguồn nhân lực, nguồn lực con người, phát triển người… Khái niệm nhân tố con người đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập với những góc độ khác nhau, cách tiếp cận khác nhau..
- Trong tài liệu triết học - xã hội về nhân tố con người cũng nổi lên nhiều cách tiếp cận khác nhau.
- Thứ nhất, coi nhân tố con người như là hoạt động của những con người riêng biệt, những năng lực và khả năng của họ do các nhu cầu và lợi ích cũng như tiềm năng trí lực và thể lực của mỗi người quyết định..
- Thứ hai, coi nhân tố con người như là một tổng hoà các phẩm chất thuộc tính, đặc trưng, năng lực đa dạng của con người, biểu hiện trong các dạng thức hoạt động khác nhau..
- Như vậy, cái chung trong các quan niệm này là coi nhân tố con người về bản chất là nhân tố xã hội, quy định vai trò chủ thể của con người.
- Từ đây, có thể đưa ra một quan niệm chung đầy đủ hơn về nhân tố con người là:.
- nhân tố con người là hệ thống các yếu tố, các đặc trưng quy định vai trò của chủ thể tích cực, sáng tạo của con người, bao gồm một chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạt động với tổng hoà các đặc trưng về phẩm chất, năng lực của con người trong một quá trình biến đổi và phát triển xã hội nhất định..
- Nhân tố con người là khái niệm không chỉ để phân biệt nhân tố "người".
- Tức là không có khái niệm nhân tố con người tách khỏi hoạt động, dù đó là hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội..
- của mình trong lao động, trong hoạt động sáng tạo nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội vì hạnh phúc của mỗi con người.
- Đây cũng chính là quá trình làm cho mỗi con người trở thành chủ thể có ý thức trong sáng tạo lịch sử.
- Con người ở đây được xem xét như một tài nguyên, một nguồn lực.
- Lịch sử phát triển nhân loại là lịch sử giải phóng từng bước con người cả vật chất và tinh thần.
- Thực chất chiến lược con người là tạo ra môi trường xã hội kích thích con người hoạt động sáng tạo và thoả mãn nhu cầu tối đa của con người trong những điều kiện lịch sử cụ thể.
- Chiến lược con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam..
- Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng xã hội mới.
- nhất thiết gắn liền với phát triển con người và coi con người là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới.
- Đảng ta khẳng định lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững...
- Để xây dựng con người Việt Nam mới trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần thực hiện đồng bộ các vấn đề cơ bản sau:.
- Tiếp thu có phê phán chọn lọc những giá trị phong phú của loài người sẽ tạo thành một động lực mạnh mẽ để hình thành từng bước một chủ thể mới của lịch sử - con người Việt Nam mới vừa mang bản chất giai cấp công nhân, vừa đại biểu cho sự phát triển của dân tộc.
- Ngày nay, với cuộc cách mạng kỹ thuật công nghệ hiện đại, đã dần dần đi đến khẳng định sự phát triển con người là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển.
- Trong sự phát triển con người đặc biệt nhấn mạnh vai trò của trí tuệ và đi liền với nó là vai trò của giáo dục đào tạo nguồn lực con người..
- Các cuộc đại thắng của dân đã đi vào lịch sử suy cho cùng là thắng lợi của chính con người Việt Nam.
- Với chiến lược giáo dục đào tạo đúng đắn và khoa học của Đảng, với trí tuệ và phẩm chất của con người Việt Nam, chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước..
- Phạm Minh Hạc, nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, 2001.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt