« Home « Kết quả tìm kiếm

Hợp tác doanh nghiệp-viện/trowngf trong môi trường chính sách công


Tóm tắt Xem thử

- 52 52 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Tại Việt Nam, sự hợp tác Viện/Trường với Doanh nghiệp có thể được giải thích qua nguyên lý giáo dục của chúng ta là “đào tạo - nghiên cứu - phục vụ sản xuất.” Gần đây hợp tác này đã nổi lên thành một chuyên đề lớn bắt đầu từ hai ĐHQG Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và lan ra nhiều trường đại học..
- 54 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Căn bản của sự giàu mạnh của mỗi quốc gia là do có được một hệ thống giáo dục lành mạnh, chất lượng hiện đại.
- Sự đào tạo một cách cơ bản, chính xác, hiện đại ngay từ lúc đứa bé bước vào nhà trẻ và mẫu giáo cho đến khi tiếp thu vừa và đủ kiến thức văn hóa và khoa học – công nghệ tại trường đại học hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ (KHCN) sẽ giúp mỗi thành viên xã hội nâng cao sức cạnh tranh quốc gia trong tất cả các lĩnh vực kinh tế thể hiện bởi các doanh nghiệp trong nước.
- Thoạt đầu những dịch vụ giáo dục và nghiên cứu khoa học, bao gồm các trường đại học và trung tâm nghiên cứu, là do Nhà nước cung cấp cho dân.
- Về sau, kinh phí nhà nước không kham nổi trong khi nhu cầu của dân ngày càng lớn về khoa học và công nghệ.
- Do đó các doanh nghiệp (DN), nhất là DN vừa và nhỏ gặp khó.
- khăn, khó đổi mới để cải tiến sức cạnh tranh.
- Ở nhiều quốc gia tiên tiến, chính phủ đã có sáng kiến tổ chức những chương trình hợp tác đồng hành công tư (HTĐHCT) giữa doanh nghiệp tư nhân và cơ quan đào tạo và nghiên cứu của nhà nước (public-private partnership – gọi tắt là PPP) để tận dụng các nguồn lực tạo sản phẩm mới, nâng cao hơn nữa tính cạnh tranh quốc gia..
- Ở nước ta cho tới nay, nhìn chung phần lớn các sản phẩm quốc gia của chúng ta chưa có tính cạnh tranh cao.
- Chúng ta chưa có những người giàu như Toyota, Bill Gates… làm giàu bằng khoa học công nghệ của chính họ cộng tác với những chuyên gia cần thiết.
- Chúng ta cũng đã nói đến việc hợp tác liên kết “ba nhà” hoặc “bốn nhà” trong đào tạo sinh viên, hoặc trong sản xuất nông nghiệp hoặc công nghiệp.
- Nhưng thực chất những liên kết đó tập trung cho việc đào.
- tạo của các trường đại học là chính.
- Tại cuộc tọa đàm “Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ” tổ chức bởi Tạp chí Tia Sáng tại Bình Dương vào tháng 3/2013, có nhiều mô hình HTĐHCT đã đem lại những đổi mới công nghệ giúp doanh nghiệp phát triển đồng thời sử dụng tốt nguồn lực về chuyên gia cũng như trang thiết bị của các viện/trường.
- Tiêu biểu nhất đúng nghĩa HTĐHCT là quá trình liên kết rất sáng tạo mà lãnh đạo của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã tìm đến Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội để hợp tác nghiên cứu đổi mới công nghệ của công ty, nâng tầm cạnh tranh của bóng đèn Rạng Đông..
- Qua buổi tọa đàm này người ta đã nhận ra những ưu điểm mà các bên trong tổ hợp HTĐHCT đã thể hiện, nhưng đồng thời cũng thấy vắng bóng can thiệp của chủ thể quan trọng nhất của mỗi quốc gia: Nhà nước.
- Dự thảo Luật Khoa học.
- và Công nghệ (KH&CN) (sửa đổi 2013) có đề cập một ít về khía cạnh sử dụng kinh phí tư nhân trong công tác KH&CN..
- Khi luật được thông qua, những văn bản dưới luật sẽ cụ thể hóa được chủ trương HTĐHCT của Nhà nước phù hợp với điều kiện nước ta..
- HỢP TÁC ĐỒNG HÀNH CÔNG TƯ TRÊN THẾ GIỚI.
- Cộng đồng châu Âu (EU) đã tiên phong có chính sách bắt buộc các trường đại học trong khối EU phải cộng tác với nhau và với các doanh nghiệp.
- Về sau, họ qui định cả trong các chương trình viện trợ quốc tế cũng phải có liên kết kiểu “ba nhà.” Ba cơ quan công gồm Hiệp hội các trường đại học châu Âu (European University Association), Liên hiệp các Tổ chức Nghiên cứu và Công nghệ châu Âu (European Association of Research and Technology Organizations), Hiệp hội Quản lý nghiên cứu Kỹ nghệ châu Âu (European Industrial Research Management Association) và Công ty tư nhân ProTon Europe đã được giao soạn thảo một tài liệu “Hợp tác đồng hành Có Trách nhiệm – Hợp lực trong một thế giới tự do đổi mới: Hướng dẫn hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giữa khoa học và doanh nghiệp”.
- Đây là một cẩm nang mà tất cả các Trường đại học và Viện nghiên cứu của Khối EU phải theo nếu muốn có kinh phí của EU..
- Họ hướng dẫn từ khâu “Thế nào là đối tác có trách nhiệm”, “Nhu cầu nhân lực”, “Yếu tố con người trong hợp tác hữu hiệu”, “Xác định những đối tác thích hợp”, “Xây dựng thỏa ước hợp tác nghiên cứu”, “Vấn đề pháp lý của việc hợp tác”.
- Quyển hướng dẫn này (EUA, EARTO, EIRMA, PROTON EUROPE, 2009) gồm có cả các biểu mẫu các bên hợp tác cần ghi theo đúng..
- Sau một thời gian thực hiện chủ trương liên kết này, EU giao cho Trung tâm Nghiên cứu Tiếp thị Liên kết Trường với Doanh nghiệp (School-to-Business Marketing Research Center, 2009) của Đại Học Munster, Đức, đánh giá kết quả liên kết HTĐHCT của các nước châu Âu và đã chọn 30 mô hình tiêu biểu nhất..
- Báo cáo cho thấy chủ trương liên kết hợp tác Đại học - Doanh nghiệp (University- Business Collaboration viết tắt UBC) do sự tài trợ của Nhà nước (EU) đem lại lợi ích của các bên tham gia và cả xã hội..
- Nếu UBC được hiểu là sự chuyển tiếp giữa các viện trường và doanh nghiệp để hai bên đều có lợi, thì sự phổ biến chủ trương UBC rộng rãi và rút kinh nghiệm tốt có thể giúp các trường đại học giảm bớt khó khăn về ngân sách ngày càng eo hẹp, giúp doanh nghiệp gia tăng và duy trì khả năng cạnh tranh trong thị trường quốc tế năng động, góp phần vào sự phát triển kinh tế trong nước và trong vùng, đồng thời thỏa mãn được nhu cầu thị trường nhân lực có chuyên môn và kỹ.
- Ở Hoa Kỳ, việc hợp tác nhiều bên để nghiên cứu và phát triển đã được Giáo.
- Nhà nước có vai trò lập chính sách ưu đãi hợp lý để tác động cho sự hợp tác nhiều bên này.
- Tuy nhiên các bên hợp tác cần cảnh giác vì có thể bí mật của mình bị một trong các bên kia ăn cắp (Counterintelligence Strategic.
- Hội đồng Khoa học Quốc gia Mỹ (NSB, 2012) vừa có một báo cáo chuyên đề về “Nghiên cứu &.
- Phát triển (R&D), Đổi mới, và Lực lượng Khoa học &.
- Kỹ nghệ” cho thấy một viễn cảnh tạm gọi là “hệ sinh thái của sự đổi mới” (innovation ecosystem) trong đó các hoạt động R&D là động lực ươm mầm của các đổi mới.
- Tỉ lệ hợp tác giữa nhà nước và tư nhân cho thấy thành phần tư nhân ngày càng tăng.
- Sự hợp tác công-tư sẽ hỗ trợ cho hệ sinh thái này phát triển lên, không chỉ nhờ R&D mà còn nhờ giáo dục và khả năng ứng dụng công nghệ.
- Báo cáo này đã đưa ra một sơ đồ về “hệ sinh thái của đổi mới”..
- TÌNH HÌNH HỢP TÁC ĐỒNG HÀNH CÔNG TƯ Ở VIỆT NAM.
- Tại Việt Nam, sự hợp tác Viện/Trường với DN có thể được giải thích qua nguyên lý giáo dục kiềng ba chân: “đào tạo - nghiên cứu - phục vụ sản xuất”.
- lý này được áp dụng trước tiên vào lĩnh vực nông nghiệp tại Trường Đại học Cần Thơ, nơi đào tạo cán bộ nông nghiệp có kiến thức và kỹ năng chuyên môn và nghiên cứu ứng dụng thích hợp với nông nghiệp Việt Nam.
- “doanh nghiệp một thành viên”) để tìm hiểu những trở ngại trong sản xuất.
- KHOA HỌC &.
- 56 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Kết quả của sự cộng tác Trường và Nông dân đồng bằng sông Cửu Long đã đem lại lợi ích cho các bên và đã góp phần to lớn giúp đất nước ta có dư thừa lúa gạo trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng hàng nhất-nhì thế giới.
- Tuy nhiên ngoài hoạt động hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, hoạt động hợp tác các lĩnh vực khác rất khó thực hiện vì thiếu người đầu đàn triển khai.
- Gần đây phong trào hợp tác Viện/.
- Trường-DN đã nổi lên thành một chuyên đề lớn bắt đầu từ hai Đại học Quốc gia Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và xuống đến hầu hết các trường đại học.
- Trần Anh Tài và Trần Văn Tùng (2009) đã đưa ra nhiều thí dụ trong một tập chuyên khảo về việc liên kết giữa trường đại học và.
- doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu.
- Gần đây cũng đã có những hội thảo chuyên đề, đáng kể như Hội thảo tại Đại học quốc gia Hà Nội (Phan Huy Hiển, 2009), Viện CNTT&TT của ĐH Bách Khoa Hà Nội (12/10/2011) và Đại học Lạc Hồng (ngày 10/10/2012)..
- Nhìn chung, vấn đề hợp tác Viện với Trường đã đạt kết quả rất tốt nhờ tận dụng các nguồn lực: Viện thì giàu thiết bị, Trường có thầy giỏi.
- Tuy nhiên các thảo luận cho đến nay vẫn nhìn nhận rằng sự hợp tác Viện/Trường với DN hiện nay vẫn còn nhiều cái khó: chuyên gia mà doanh nghiệp cần, kinh phí, quan hệ DN nhận sinh viên thực tập thế nào, vấn đề quyền tác giả là của ai… Hợp tác Viện/Trường-DN hầu như do tự nguyện vì nhu cầu là chính, cho nên chưa có thể thực hiện đúng tầm cỡ mà dự án mong muốn vì thiếu kinh phí.
- Do đó việc hợp tác này vẫn còn phải cải tiến nhiều hơn nữa nếu có những chính sách Nhà nước hỗ trợ hoặc hướng dẫn Trường/Viện và DN tham gia.
- dương trong số DN của ta đã chủ động sáng kiến tìm đến Viện/Trường để hợp tác là trường hợp Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông.
- Tuy nhiên sự hợp tác này mới chỉ ở cấp thấp vì đi lên nữa thì không có tài chính để triển khai.
- Nếu Nhà nước ta cũng có chính sách như một số quốc gia trên đây thì sự hợp tác của Công ty Rạng Đông sẽ nở hoa kết trái gấp nhiều lần, đưa bóng đèn Rạng Đông đến đỉnh vinh quang hơn nữa, giúp tiết kiệm điện năng cho quốc gia và tiết kiệm tài chính cho mọi nhà..
- Chúng tôi mong Luật KH&CN (sửa đổi 2013) sớm ra đời để sau đó có một loạt các chính sách cụ thể về hợp tác đồng hành công tư như các nước tiên tiến.
- Có hành lang pháp lý đó, vai trò của Nhà nước sẽ nổi bật lên nhờ xúc tác được cho trăm ngàn đổi mới công nghệ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế của nước ta.