« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiệu quả mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tỉnh Hậu Giang năm 2017


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA TỈNH HẬU GIANG NĂM 2017.
- Nghiên cứu đánh giá hiệu quả mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đã được thực hiện trong năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nhằm đánh giá hiệu quả của các mô hình được chuyển đổi trên đất lúa.
- Trong nghiên cứu này, mục tiêu của đề tài tập trung vào đối tượng nông dân đang canh tác trên đất lúa ở tỉnh Hậu Giang qua cách tiếp cận điều tra xã hội học.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích đất sản xuất của nhóm nông hộ chuyển đổi mô hình canh tác thấp hơn so với diện tích đất của nhóm nông hộ trồng 3 vụ lúa.
- Kết quả phân tích về hiệu quả của các mô hình canh tác được chuyển đổi cho thấy lợi nhuận của các mô hình chuyển đổi cao hơn so với nhóm nông hộ trồng 3 vụ lúa.
- Tuy nhiên, giá cả không ổn định của các sản phẩm từ các mô hình chuyển đổi luôn là yếu tố được quan tâm của nông hộ.
- Sự liên kết trong sản xuất được xem như là một giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu này nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi mô hình canh tác trên đất lúa của nông hộ..
- Chuyển đổi hệ thống canh tác.
- chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất trồng trọt, chuyển sang sản xuất chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp.
- Các mô hình chuyển đổi mang lại hiệu quả trên đất trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Trong thời gian qua, một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chiếm vị trí cao trên thị trường thế giới.
- Điều này đã ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người trồng lúa, từ đó họ phải có giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên chính đồng ruộng của họ góp phần tăng thu nhập cho nông hộ.
- Một số mô hình canh tác trên đất lúa thích ứng với BĐKH mang lại hiệu quả cao cho nông hộ đã được nhiều địa phương khuyến cáo, ứng dụng, tư vấn cho nông dân.
- Anh Tuấn (2012) đã giới thiệu một số mô hình canh tác tổng hợp trên đất lúa được khuyến cáo sản xuất ở ĐBSCL bao gồm lúa mùa sớm – màu Đông Xuân, Màu Hè Thu – lúa mùa hoặc lúa Đông Xuân.
- Mô hình này cải thiện được chất lượng đất và đảm bảo năng suất lúa vụ sau, nhất là trên đất giàu hữu cơ.
- Mô hình này được cho rằng sử dụng đất hiệu quả và lợi dụng thiên nhiên khá tốt tuy nhiên diện tích trồng vẫn còn ít.
- Bên cạnh đó, mô hình lúa – cá trên các vùng đất trũng, nước ngập sâu một năm chỉ trồng được một vụ lúa mùa muộn cao cây, không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón để bảo vệ nguồn lợi cá đồng tự nhiên.
- Một số mô hình kết hợp lúa – màu – thủy sản nằm rãi rác ở các vùng nước ngọt có thể tận dụng được đất đai và lao động gia đình rất tốt, mang lại thu nhập cao cho nông hộ..
- Đối với mô hình lúa Hè Thu – lúa mùa được canh tác khá phổ biến ở vùng trũng có hệ thống thủy lợi kém hoặc chỉ canh tác được nhờ vào nước trời.
- Năm 1984, có khoảng 150.000 ha sử dụng mô hình này ở ĐBSCL đặc biệt phổ biến ở các huyện phía nam của tỉnh Long An, Gò Công Đông – Tiền Giang.
- Ở Hậu Giang, mô hình này chủ yếu xuất hiện ở huyện Châu Thành, Phụng Hiệp.
- Mô hình lúa Hè Thu – lúa mùa – màu Đông Xuân khá phổ biến đối với nông dân làm một vụ lúa Hè Thu bằng giống ngắn ngày, cấy lấp lại vụ hai bằng lúa mùa sớm cao sản hoặc giống ngắn ngày.
- Thu hoạch xong rồi tiếp tục một vụ đậu phộng, mô hình này cho thu nhập cao nhưng đòi hỏi phải có nhiều lao động và phương tiện canh tác..
- Mô hình này được cho là đỡ cập rập thời gian và chi phí đầu tư ít hơn lúa Hè Thu – lúa Đông Xuân – màu Xuân Hè.
- Cây màu được trồng trong mô hình này chủ yếu là đậu xanh, đậu nành và rau cải..
- với tỉnh Hậu Giang mô hình trồng bắp lai trong vụ Xuân Hè có áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến cho thu nhập gia tăng trung bình cao hơn so với hộ trồng lúa.
- Tuy nhiên, tùy vào từng điều kiện sinh thái khác nhau mà hiệu quả của mô hình lúa – màu so với mô hình độc canh cây lúa khác nhau.
- Tại một số vùng đất thuộc tỉnh Kiên Giang, sản xuất theo mô hình 2 vụ lúa sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình lúa – màu với chi phí thấp hơn và ngày công lao động gia đình cũng ít hơn..
- Một số mô hình lúa – tôm càng xanh ở vùng nước ngọt cũng đã được áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ.
- Đối với mô hình này lúa Hè Thu được bỏ hẳn hoàn toàn và thay vào đó là ruộng trở thành một hồ nước trong mùa mưa để nuôi tôm (Dương Văn Chín, 2004)..
- Do vậy, sau khi thu hoạch tôm, lượng phân bón áp dụng cho vụ lúa có thể giảm đáng kể góp phần giảm chi phí sản xuất..
- Tóm lại, điều kiện sinh thái, khí hậu, đất, nước và hệ thống thủy lợi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho việc chuyển đổi các mô hình canh tác trên đất lúa đã được chứng minh qua các mô hình thử nghiệm thực tế mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân..
- Trên cơ sở đó, việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sản xuất và thế mạnh của các loại cây trồng, nhu cầu thị trường của sản phẩm là một trong những mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Trước bối cảnh đó, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả nhằm sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả nhất (đất, nước, khí hậu) với chi phí đầu tư thấp nhất (vốn, lao động, vật tư) để đạt được năng suất, chất lượng sản phẩm cao góp phần tăng vị thế và thu nhập của người nông dân..
- Đề tài phân tích hiệu quả của các mô hình chuyển đổi canh tác trên đất lúa của nông hộ đồng thời chỉ ra các yếu tố tác động đế sự.
- chuyển đổi của nông hộ.
- Tiếp cận phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal - PRA) thông qua phỏng vấn nhóm và thảo luận với người am tường (Key Informant Panel - KIP) để đánh giá hiệu quả của các mô hình được chuyển đổi trên đất lúa một cách khách quan..
- Phân tích phương sai để xem xét khác biệt về hiệu quả của mô hình chuyển đổi với sản xuất độc canh cây lúa, so sánh sự khác biệt giữa các mô hình được chuyển đổi trên đất lúa..
- Trong phạm vi nghiên cứu này, 90 nông dân sản xuất mô hình chuyển đổi 2 lúa – màu và 90 nông dân sản xuất mô hình 3 vụ lúa được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện trên 3 huyện thuộc tỉnh Hậu Giang gồm huyện Châu Thành A, Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh.
- thống kê mô tả về độ tuổi, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm sản xuất.
- Thực tế ở nông hộ cho thấy, nhóm tuổi nông dân trên 45.
- Đều này cho thấy, trong sản xuất nông nghiệp chưa thu hút được lực lượng trẻ tham gia..
- Nhóm tuổi của nông dân (Nguồn: Kết quả điều tra 180 nông dân tại tỉnh Hậu Giang, năm 2017).
- Khi xét về trình độ học vấn của nông dân thì số người có trình độ cấp 1 chiếm tỉ lệ cao nhất (45,6.
- Số nông dân có trình độ cấp 3 chiếm 17,2%.
- Bên cạnh đó vẫn có nông dân không đi học (chiếm 3,9%) (Hình 5).
- Qua kết quả phân tích cho thấy, trình độ học vấn của nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp ở địa phương chưa cao, điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất..
- Thu nhập của hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu từ việc trồng lúa, sản xuất hoa màu, cây ăn trái, các hoạt động sản xuất này chỉ mang lại thu nhập tương đối cho nông hộ..
- Thu nhập bình quân/năm của hộ nông dân chuyên lúa (3 vụ lúa/năm) và luân canh.
- màu trên đất lúa.
- Kết quả kiểm định sự khác biệt về thu nhập trung bình/năm của nông hộ sản xuất 3 vụ lúa so với nông hộ có trồng hoa màu trên đất lúa cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa α = 0,05..
- Diện tích đất canh tác của nông hộ.
- Ở nông hộ, đất đai là tài sản quan trọng và là nguồn tư liệu chính trong hoạt động sản xuất của nông dân..
- Diện tích đất canh tác của nông hộ trồng lúa và hoa màu.
- Chi phí đầu tư và lợi nhuận trong sản xuất Đối với nhóm nông hộ sản xuất 3 vụ lúa, kết quả khảo sát trên Bảng 1 cho thấy chi phí của hộ trồng luân canh màu trên đất lúa đầu tư vào sản xuất trên đồng ruộng có xu hướng thấp hơn so với nhóm nông dân sản xuất 3 vụ lúa..
- Cụ thể, đối với Vụ Đông Xuân hộ sản xuất 3 vụ lúa có chi phí đầu tư là 17,0 triệu đồng, đối với hộ trồng luân canh màu trên đất lúa có chi phí đầu tư là 16,6 triệu đồng/năm.
- Tương tự, vụ Hè Thu và Thu Đông, chi phí sản xuất của hộ trồng 3 vụ lúa lần lượt là 18,1 và 17,9 triệu đồng.
- Việc đầu tư chi phí tương đối cao trên đồng ruộng đối với nhóm nông dân trồng 3 vụ lúa cũng đã mang lại lợi nhuận tối ưu cho họ so với nhóm hộ có trồng hoa màu trên đất lúa.
- Kết quả trên Bảng 1 cho thấy lợi nhuận trong sản xuất lúa của nhóm nông dân trồng 3 vụ lúa/năm cao hơn so với lợi nhuận của nhóm nông dân sản xuất 2 lúa – màu (chênh lệch 0,9 triệu đồng/ha)..
- Chi phí và lợi nhuận trong sản xuất lúa của nhóm hộ sản xuất 3 vụ lúa và nhóm.
- vụ Hộ sản xuất.
- chuyên lúa Hộ sản xuất 2 lúa - màu Chi.
- Tổng Nguồn: Kết quả điều tra 180 nông dân tỉnh.
- Kết quả phân tích chi phí và lợi nhuận của 4 nhóm hoa màu được canh tác trên đất lúa thể hiện trên Bảng 15.
- Tổng Nguồn: Kết quả điều tra 180 nông dân tỉnh Hậu Giang, năm 2017).
- Từ kết quả nghiên cứu trên, phân tích phương sai ANOVA cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% đối với chi phí đầu tư và lợi nhuận của 4 nhóm nông dân trồng hoa màu trên đất lúa.
- nguồn thông tin về giá cả hoa màu chủ yếu được nông dân tiếp cận từ thương lái thu mua, chiếm tỉ lệ cao nhất 45,7%.
- Điều này cho thấy trong sản xuất hoa màu, nông dân vẫn còn bị động đối với giá cả của sản phẩm đầu ra, chủ yếu họ được cung cấp từ chính người mua..
- Hầu hết hoa màu được nông hộ sản xuất chủ yếu bán cho thương lái (chiếm 97,1.
- Việc cung cấp sản phẩm hoa màu cho công ty chưa từng xảy ra đối với các hộ sản xuất hoa màu được phỏng vấn trong phạm vi nghiên cứu này.
- Trong sản xuất nông nghiệp, hình thành mối liên kết giữa nhà nông với nhà doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết nhằm giảm chi phí đầu tư cho nông dân do được nông nghiệp hỗ trợ vật tư, kỹ thuật.
- Sự hình thành mối liên kết trong vùng sản xuất hoa màu của nông dân là điều cần thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thu nhập cho nông hộ..
- Lý do của sự chuyển đổi mô hình trên đất lúa Kết quả khảo sát lý do của sự chuyển đổi mô hình canh tác trên đất lúa cho thấy lợi nhuận của mô hình trồng màu trên đất lúa là yếu tố quan trọng tác động đến sự chuyển đổi của nông hộ.
- Trong phạm vi nghiên cứu này, yếu tố lợi nhuận được nông dân đánh giá rất cao và xem đó là tiêu chí hàng đầu của sự chuyển đổi mô hình, chiếm tỉ lệ 57,3%.
- Kế tiếp là những nông hộ làm theo hàng xóm, họ cho rằng hàng xóm canh tác các mô hình hoa màu có hiệu quả nên học hỏi làm theo (chiếm tỉ lệ.
- Kết quả khảo sát cho thấy sự ảnh hưởng của dịch bệnh do canh tác 3 vụ lúa trong năm cũng là yếu tố làm cho nông dân phải đổi mô hình canh tác, tuy nhiên yếu tố này chỉ chiếm tỉ lệ 14% trong sự chuyển đổi..
- Riêng về chính sách của Nhà nước, nông dân cho rằng chưa ảnh hưởng nhiều đến việc chuyển đổi mô hình của họ trên đồng ruộng.
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng vai trò của ngành khuyến nông trong việc chuyển đổi mô hình canh tác của nông hộ, sự hỗ trợ của ban ngành địa phương chưa thật sự ảnh hưởng đến sự chuyển đổi mô hình canh tác ở nông hộ..
- Những yếu tố giúp nâng cao hiệu quả canh tác của các mô hình chuyển đổi trên đất lúa.
- Kết quả phân tích cho thấy nông dân cho rằng chọn giống có chất lượng trong canh tác các mô hình chuyển đổi là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa (chiếm tỉ lệ cao nhất, 27,7.
- Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả của mô hình chuyển đổi canh tác, nông dân còn cho rằng các mô hình hoa màu được canh tác trên đất lúa phải phù hợp với mùa vụ sản xuất, thích nghi với điều kiện tưới tiêu của từng vùng (chiếm 19,9.
- Sự liên kết trong sản xuất của các mô hình canh tác nông dân chưa có sự nhận thức về vai trò quan trọng, họ cho rằng sự liên kết với thị trường trong sản xuất là điều cần thiết đối với nông hộ (chiếm tỉ lệ thấp nhất, 13.
- Chính vì sự lõng lẽo trong liên kết sản xuất này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất, tình trạng được mùa mất giá thường xuyên diễn ra trong sản xuất nông nghiệp.
- Kết quả phỏng vấn nông hộ cho thấy, trong nhận thức của nông dân cho rằng việc liên kết với thị trường đầu ra là thuộc về vai trò của Nhà nước, còn đối với họ là sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng..
- Những khó khăn của nông hộ khi chuyển đổi.
- các mô hình canh tác.
- Kết quả khảo sát về những khó khăn của nông hộ khi chuyển đổi các mô hình canh tác cho thấy giá cả sản phẩm đầu ra không ổn định luôn là yếu tố được quan tâm của nông hộ (chiếm tỉ lệ cao nhất, 31,3.
- Chính vì thiếu sự liên kết trong sản xuất nên giá cả sản phẩm hoa màu chưa ổn định đối với nông hộ.
- Mặc dù vậy, yếu tố thiếu sự liên kết trong sản xuất nông dân chỉ nhận thức khó khăn chiếm tỉ lệ 10,3%.
- Yếu tố khó khăn tiếp theo sau giá cả là thiếu hụt nguồn lực lao động cho các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, chiếm tỉ lệ 20,6%.
- Kết quả thảo luận nhóm với nông dân cho thấy, canh tác các mô hình trồng màu trên ruộng lúa đòi hỏi cần nhiều lao động do phải chăm sóc, tưới tiêu hằng ngày.
- Do vậy, đối với các nông hộ thiếu hụt nguồn lực lao động thì đây là một trong những khó khăn lớn để chuyển đổi mô hình.
- Chi phí đầu tư vào các mô hình canh tác chuyển đổi trên ruộng lúa đòi hỏi khá cao, đây cũng là một trong những áp lực về tài chính đối với nông hộ khi chuyển đổi sang các mô hình canh tác này.
- Trong nghiên cứu này, thiếu vốn sản xuất được nông dân cho rằng là một trong những khó khăn của nông hộ (chiếm tỉ lệ 18,7%)..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy nông hộ có chuyển đổi mô hình canh tác trên đất lúa có thu nhập cao hơn so với nông hộ trồng 3 vụ lúa/năm.
- Mặc dù chi phí đầu tư và lợi nhuận vào sản xuất lúa của nhóm nông hộ 2 lúa - màu thấp hơn so với nhóm nông hộ trồng 3 vụ lúa/năm nhưng lợi nhuận từ mô hình hoa màu trên đất lúa mang lại thu nhập cao hơn..
- Diện tích đất sản xuất của nhóm nông hộ chuyển đổi mô hình canh tác thấp hơn so với diện tích đất của nhóm nông hộ trồng 3 vụ lúa..
- Phân tích nguồn thông tin tiếp cận giá cả hoa màu của nông hộ cho thấy nông dân chủ yếu tiếp cận thông tin giá cả từ thương lái.
- Kết quả phân tích cho thấy giá cả sản phẩm đầu ra không ổn định còn là yếu tố khó khăn hàng đầu của nông hộ khi chuyển đổi mô hình canh tác trên đất lúa..
- TRƯƠNG THỊ NGỌC CHI, (2013), Nghiên cứu mô hình canh tác tại một số địa điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Hội thảo “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long Đồng Tháp, trang 71-75.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt