« Home « Kết quả tìm kiếm

Hướng dẫn sinh viên khoa Mầm non quan sát tâm lý trẻ qua giờ thực hành trong học phần Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ mầm non


Tóm tắt Xem thử

- HƯỚNG DẪN SINH VIÊN KHOA MẦM NON.
- QUAN SÁT TÂM LÝ TRẺ QUA GIỜ THỰC HÀNH TRONG HỌC PHẦN SỰ HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ MẦM NON.
- Quan sát trẻ là một trong những nhiệm vụ cần thiết của người giáo viên mầm non trong công tác giáo dục trẻ.
- Vì vậy năng lực quan sát cần được rèn cho sinh viên ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Thông qua giờ thực hành của học phần Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ mầm non để tổ chức hướng dẫn sinh viên trực tiếp xuống trường mầm non để quan sát tâm lý trẻ, sẽ giúp sinh viên vận dụng được kiến thức môn học vào thực tiễn và từ đó học được kĩ năng quan sát trẻ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non, đáp ứng yêu cầu xã hội..
- Một trong những năng lực sư phạm mà người giáo viên mầm non cần rèn luyện để có thể thực hiện hiệu quả công việc của mình, đó là năng lực quan sát tâm lý của trẻ..
- Quan sát cho phép giáo viên xác định được những gì trẻ thích hoặc không thích, phản ứng của trẻ trước những tình huống khác nhau, biết được kinh nghiệm hay hoạt động nào trẻ thích hoặc gặp khó khăn, điều gì làm trẻ lo lắng, khi hiểu rõ được những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non, giáo viên sẽ dễ dàng trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức giáo dục, định hướng và giúp trẻ phát triển đúng với từng giai đoạn lứa tuổi.
- Bên cạnh đó, quan sát còn là một trong nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện công tác chuyên môn hàng ngày của giáo viên mầm non khi họ làm việc với trẻ ở các độ tuổi khác nhau..
- Kiến thức về tâm lý trẻ lứa tuổi mầm non là những kiến thức khó hiểu, đặc biệt là đối với các em sinh viên - tuổi đời còn non trẻ, hầu hết các em chưa có gia đình, chưa tiếp.
- Vì thế, việc cho sinh viên trực tiếp quan sát những đặc điểm tâm lý của trẻ sau mỗi nội dung bài học có thể giúp các em được cọ sát, làm cho bài học trở nên dễ dàng hơn..
- Nhận thấy ý nghĩa thực tiễn của việc hướng dẫn sinh viên xuống trường mầm non quan sát trực tiếp các đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non, nên trong học phần Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ mầm non đã tổ chức hướng dẫn sinh viên xuống Cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen để trực tiếp quan sát trẻ.
- Thông qua đó, giúp các em sinh viên hình thành kĩ năng quan sát trẻ, từ đó hiểu rõ hơn về đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu của xã hội..
- Bài viết sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu, tổng hợp, khái quát cũng như phân tích nhiều tài liệu khác nhau có liên quan đến hướng dẫn sinh viên quan sát tâm lý trẻ .Từ việc phân tích văn bản, tài liệu tôi xác định những nội dung cần thiết để đưa ra cơ sở lí thuyết cũng như cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu..
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp này sử dụng để quan sát quá trình học tập của sinh viên Khoa Mầm non trong học phần Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ mầm non để thu thập thêm những thông tin cần thiết cho bài nghiên cứu..
- Phương pháp này sử dụng để trò chuyện với sinh viên Khoa mầm non về nhận thức tầm quan trọng của việc quan sát trẻ để thu thập thêm dữ liệu cho nội dung nghiên cứu..
- Sử dụng phương pháp này nhằm tổng kết lại kinh nghiệm của việc tổ chức hướng dẫn sinh viên quan sát tâm lý trẻ tại Cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen, từ đó rút ra những kết luận thiết thực cho bài nghiên cứu..
- Khái niệm quan sát.
- Quan sát được hiểu theo tâm lí học chính là quá trình tri giác có chủ định về một đối tương nào đó để thu thập thông tin về đối tượng đó.
- Khái niệm quan sát trẻ.
- Quan sát trẻ là một trong những công việc rất cần thiết và quan trọng để giúp cho người giáo viên có thể đánh giá tổng thể về trẻ, từ đó áp dụng vào việc ra quyết định về những tác động giáo dục có hiệu quả hơn của mình.
- Để có thể hình thành được kĩ năng quan sát thì người giáo viên phải dựa trên những hiểu biết về đặc điểm của trẻ cũng như các phương pháp quan sát khoa học.
- Đây là một kĩ năng mà người quan sát trẻ sẽ thực hiện một loại những hành động, những thao tác để theo dõi một cách có chủ đích hành vi, trạng thái của trẻ em trong điều kiện tự nhiên mục đích nghiên cứu, chẩn đoán và đánh giá trẻ..
- Kết quả quan sát phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích quan sát, phương tiện quan sát, tính chủ quan của người quan sát..
- Các bước trong quan sát trẻ.
- Đặt mục tiêu quan sát: nhằm định hướng cho việc quan sát, trước hết là xác định đúng đối tượng quan sát (những điều cần quan sát được biểu hiện ở các thông số hay tiêu chí nào)..
- Lập kế hoạch quan sát, bao gồm: xác định thời gian, địa điểm, số lượng trẻ, người quan sát, phương tiện quan sát….
- Tiến hành quan sát: Thận trọng theo dõi để kịp thời phát hiện các thuộc tính của đối tượng, theo dõi những diễn biến trong quá trình vận động của trẻ, những ảnh hưởng của tác động bên ngoài tới trẻ..
- Ghi lại các cứ liệu: những dữ liệu đã quan sát cần được ghi lại một cách thẩn trọng bằng một số hình thức như: ghi theo mẫu sẵn, ghi biên bản, nhật kí quan sát, ghi âm, chụp ảnh….
- Xử lí tài liệu: các tài liệu quan sát được thường rất phong phú và mang nặng tính chất cảm tính nền cần phải xử lí thận trọng bằng cách phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, bằng thống kê toán học…thì mới chọn lọc được những thông tin khái quát và đáng tin cậy..
- Một số lưu ý trong quá trình quan sát.
- Về phía chủ thể quan sát: khi tiến hành quan sát thì cần gạt bỏ “cái tôi” chủ quan ở mức cao nhất để có cái nhìn khách quan đến đối tượng..
- Về phía khách thể: đối tượng quan sát thường nằm trong mối quan hệ phức tạp với các đối tượng khác, vì vậy người quan sát cần gạt bỏ những rối nhiễu xung quanh thì thông tin thu được mới chính xác và tin cậy..
- Hướng dẫn sinh viên quan sát tâm lý trẻ qua giờ thực hành trong học phần Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ mầm non tại Cơ sở mầm non thực hành Hoa Sen.
- Các bước tiến hành quan sát tâm lý trẻ qua giờ thực hành.
- Để hướng sinh viên thực hành quan sát tâm lý trẻ, tôi đã tổ chức cho sinh viên xuống thực hành quan sát tâm lý trẻ tại Cở sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen với các bước tiển hành như sau:.
- 2.1.1.Hướng dẫn sinh viên về tiến trình quan sát tâm lý trẻ và cách thức quan sát tâmlý trẻ.
- Mục đích: Giúp sinh viên định hướng toàn bộ tiến trình quan sát tâm lý trẻ mầm non, nắm được cách thức để quan sát trẻ có hiệu quả..
- Cách thực hiện: Nội dung này được thực hiện trước khi đưa sinh viên xuống trường mầm non để quan sát trẻ thì giảng viên sẽ hướng dẫn sinh viên các bước để có thể quan sát tâm lý trẻ một cách hiệu quả.
- Giảng viên cần cung cấp cho sinh viên đầy đủ các bước trong tiến trình quan sát (trình bày ở mục 1.3).
- Tuy nhiên để quan sát được thì giảng viên cần hướng dẫn sinh viên cách thức quan sát trẻ, ví dụ: quan sát bao quát cùng một lúc nhiều mặt của hành vi đứa trẻ hay chỉ một mặt nào đó của hành vi.
- đặc điểm tâm lý của trẻ để sinh viên dễ dàng quan sát, ví dụ: quan sát về việc sử dụng vốn từ của trẻ, cách phân vai trong hoạt động đóng vai theo chủ đề….
- Hướng dẫn, tư vấn sinh viên lập kế hoạch quan sát.
- Để quan sát có hiệu quả thì việc lập được kế hoạch là rất cần thiết.
- Mục đích: Giúp sinh viên biết lựa chọn mục tiêu, phạm vi, phương pháp, phương tiện và thời gian quan sát..
- Cách thực hiện: Giảng viên cần cung cấp đầy đủ kiến thức về cách thức lập kế hoạch để sinh viên có thể tự mình xác định được mục tiêu, đối tượng, cách thức quan sát..
- Kế hoạch quan sát bao gồm những nội dung sau:.
- Quan sát cái gì?.
- Mục đích quan sát là gì - Ai là người quan sát?.
- Tên lớp (trẻ) quan sát.
- Ngày quan sát……….Nơi quan sát: (vd: góc bác sĩ.
- Phương tiện quan sát.
- Cách lưu giữ thông tin quan sát..
- Lưu ý: Kế hoạch càng cụ thể thì việc quan sát càng diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn..
- Khi lập kế hoạch giảng viên cần lưu ý với các bạn sinh viên về tính khả thi cũng như những khó khăn trong quá trình quan sát..
- Thiết kế các hoạt động thực hành quan sát tâm lý trẻ tại cơ sở mầm non thực hành Hoa Sen và hướng dẫn sinh viên thực hiện các hoạt động đó.
- Từ đó giúp sinh viên có thể hiểu hơn về các đặc điểm tâm lý của trẻ, giúp cho việc học trở nên sinh động và cụ thể hơn..
- Cách thực hiện: Giảng viên chuẩn bị các bài tập thực hành quan sát trẻ tại Cơ sở.
- Trong đó đặc biệt chú ý hơn đến cách quan sát và lưu trữ thông tin quan sát.
- Khi sinh viên tiến hành quan sát, giảng viên theo dõi và điều chỉnh để hoạt động quan sát của sinh viên đạt mục đích như dự kiến..
- Hướng dẫn sinh viên đánh giá kết quả quan sát tâm lý trẻ và điều chỉnh.
- Mục đích: giúp sinh viên có nhớ lại và suy xét về toàn bộ quá trình quan sát và rút kinh nghiệm cho lần quan sát sau..
- Cách thực hiện: Sau mỗi buổi sinh viên xuống Cơ sở mầm non thực hành để quan sát thì giảng viên sẽ tiến hành họp để trao đổi và rút kinh nghiệm giữa các nhóm sinh viên.
- Các nhóm sinh viên sẽ lần lượt chia sẻ, trao đổi những thông tin cũng như những khó khăn trong quá trình quan sát.
- Nội dung một buổi hướng dẫn sinh viên quan sát tâm lý trẻ tại Cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen.
- Giúp sinh viên nhận thức rõ hơn được vai trò, ý nghĩa của môn học..
- Bước đầu hình thành kĩ năng quan sát trẻ cho sinh viên.
- Nội dung quan sát.
- Quan sát đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo.
- Tiến hành cho sinh viên thực hành quan sát trẻ tại Cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen:.
- Chia sinh viên thành nhóm theo khối lớp tại Cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen.
- Giảng viên giao nội dung thực hành và hướng dẫn sinh viên quan sát trẻ.
- Sinh viên xuống Cơ sở mầm non và thực hành quan sát đặc điểm ngôn ngữ của.
- Giảng viên theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên trong quá trình quan sát..
- Sinh viên ghi lại biên bản quan sát.
- Các nhóm trao đổi, thảo luận những nội dung đã quan sát được tại trường mầm non.
- Đại diện các nhóm báo cáo nội dung quan sát - Giảng viên tổng kết, nhận xét và đánh giá..
- Gợi ý nội dung quan sát:.
- Quan sát về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua các hình thức sau:.
- Quan sát qua giờ học, giờ kể chuyện, qua việc trò chuyện với trẻ về các chủ đề như:.
- Quan sát các hướng phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo:.
- Mẫu biên bản quan sát 1.
- Các thông tin chung - Tên người quan sát.
- Mục đích, mục tiêu quan sát: (vd: Khả năng thực hiện vai chơi) 2.
- Nhận xét: về mức độ phát triển của trẻ thông qua những biểu hiện đã quan sát được..
- Kết quả sinh viên thực hiện quan sát tâm lý trẻ qua giờ thực hành tại Cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen.
- Sau khi thực hiện việc đưa sinh viên xuống Cơ sở mầm non thực hành Hoa Sen để quan sát tâm lý trẻ qua các giờ thực hành của học phần Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ mầm non, kết quả bước đầu đã đạt được mục tiêu đề ra:.
- Đối với sinh viên:.
- Về nhận thức: Sinh viên nhận thức tốt và đầy đủ hơn về ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của môn học đối với công tác giáo dục trẻ mầm non.
- Sau buổi thực hành quan sát, các em đã trao đổi tích cực về những biểu hiện của trẻ mà mình quan sát được, điều này giúp các em hiểu rõ hơn kiến thức về môn học..
- Về thái độ: Với việc được trực tiếp tiếp xúc và quan sát những hoạt động thực tế của trẻ, hầu hết các em sinh viên đều cảm thấy hứng thú hơn với môn học.
- Về kĩ năng: Bước đầu đã hình thành cho các em kĩ năng lập kế hoạch quan sát trẻ, lựa chọn mục tiêu, đối tượng và cách thức quan sát.
- Đối với giảng viên giảng dạy học phần Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ mầm non: Khi thấy được sự hứng thú và tích cực hơn của sinh viên đối với môn học qua những giờ thực hành được thực tế tiếp xúc với trẻ, thì sẽ nâng cao được nhận thức về sự cần thiết phải tăng cường cho sinh viên trải nghiệm thực tế môn học.
- Tuy nhiên do mới bắt đầu làm quen trẻ, với công việc trường mầm non, nên các em sinh viên vẫn còn tỏ ra lúng túng trong việc quan sát trẻ và ghi chép thông tin.
- Quan sát tâm lý trẻ là một trong những kĩ năng và nhiệm vụ cần thiết của người giáo viên mầm non.
- Vì vậy, trong nội dung đào tạo cho sinh viên khoa mầm non thì cần rèn cho sinh viên khả năng quan sát tâm lý trẻ.
- Các công việc chăm sóc giáo dục trẻ khá nhiều và phức tạp và đòi hỏi sự cẩn trọng cũng như tỉ mẩn rất cao, vì vậy có được kĩ năng quan sát trẻ là điều kiện cần thiết.
- Vì thế trong học phần Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ mầm non, ngoài những giờ lí thuyết trên lớp thì việc tổ chức hướng dẫn cho sinh viên xuống Cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen là việc làm hết sức thiết thực và mang tính thực tiễn cao.
- Qua việc trải nghiệm thực tế tại trường, sinh viên sẽ quan sát được những biểu hiện sinh động của tâm lý trẻ, một mặt giúp các em hiểu sâu sắc kiến thức bài giảng, mặt khác có thể hình thành được hứng thú với môn học, những tình cảm đối với trẻ khi tiếp xúc trực tiếp với trẻ.
- Như vậy, giảng viên dạy bộ môn cũng như Khoa mầm non cần nhận thức đầy đủ về việc rèn năng lực quan sát trẻ cho sinh viên, tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho sinh viên xuống thực tế tại Cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt