« Home « Kết quả tìm kiếm

Khu hệ cá Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu


Tóm tắt Xem thử

- Khu hệ cá Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu The fish fauna of Binh Chau - Phuoc Buu Nature Reserve.
- 2 Nhóm Bảo tồn Cá nước ngọt Việt Nam (Viet Fish Conservation - VFC).
- Khảo sát tại các thủy vực trong khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu cho thấy có 15 loài cá nước ngọt được ghi nhận.
- Có 9 trong tổng số 15 loài lần đầu tiên được ghi nhận cho khu bảo tồn.
- Hình ảnh các loài cá ở khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu được giới thiệu lần đầu tiên..
- Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu (KBT) được biết đến là một khu rừng ven biển cuối cùng của vùng Đông Nam bộ Việt Nam, thuộc vùng sinh thái Rừng khộp đất thấp ven biển Nam bộ (SA7) được tổ chức bảo tồn WWF đánh giá ưu tiên trong các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) (Baltzerm et al.
- Do đó, số lượng và diện tích các thủy vực ở KBT khá hạn chế, chỉ có một số ít bàu, hồ là có nước quanh năm, còn lại sẽ bị kiệt nước vào mùa khô..
- Trong khi các sinh vật khác được điều tra khá bài bản, số loài cá được đề cập đến trong địa hạt KBT chỉ là 7 loài từ hồ Linh (“Hồ Bình Châu - Phước Bửu”, Sở NN&PTNN 2012).
- Vì vậy, việc khảo sát thành phần loài cá ở KBT là cần thiết nhằm giúp cho công tác hoạch định các chiến lược bảo tồn loài và sinh cảnh.
- Bài báo này trình bày kết quả khảo sát thành phần loài cá được ghi nhận tại KBT và thảo luận..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Các thủy vực tại KBT được khảo sát từ ngày và từ .
- Các địa điểm điều tra (Bảng 1, Hình 1) gồm có: Bàu Nhám, hồ chứa nước gần trạm kiểm lâm số 4, hồ Linh, suối ông Hảo, hồ Sông Kinh, khu du lịch suối nước nóng Bình Châu.
- Ngoài ra, chợ Bưng Riềng và chợ Bình Châu cũng được khảo sát vào sáng sớm để ghi nhận các loài cá nước ngọt được bày bán..
- Các địa điểm khảo sát cá nước ngọt tại Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu.
- STT Địa điểm điều tra (Tọa độ) Ghi chú.
- 6 Khu du lịch nước nóng Bình Châu N;.
- 107.484005 E) Chợ gần KBT 8 Chợ Bình Châu N E) Chợ gần KBT.
- Hình 1: Sơ đồ địa điểm khảo sát (Nguồn: Google Earth)..
- Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1.
- Kết quả nghiên cứu.
- Danh lục các loài cá ghi nhận tại Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu.
- STT Tên thông thường Tên khoa học Nghiên cứu này.
- BỘ CÁ RÔ ĐỒNG ANABANTIFORMES.
- Họ Cá rô đồng Anabantidae.
- 107 STT Tên thông thường Tên khoa học Nghiên cứu.
- Cá sọc dưa tím Danio albolineatus (Hình 2a): Loài cá nhỏ, ít có giá trị về thực phẩm nhưng có tiềm năng nuôi cảnh bởi màu sắc khá sặc sỡ.
- Ghi nhận tại địa điểm (4)..
- Cá rằm Puntius brevis (Hình 2b): Là loài cá kích thước nhỏ, khá phổ biến ở các vùng đất ngập nước ở khu vực Đông Nam Á và ít được sử dụng làm thực phẩm.
- Được mô tả từ khu vực Thủ Dầu Một, Việt Nam và hiện nay có phân bố ở lưu vực sông Mekong.
- semifasciolatus phân bố ở miền Bắc Việt Nam, do đó, cần nghiên cứu thêm để định danh chính xác.
- Ghi nhận ở địa điểm (5)..
- Cá lòng tong đá Rasbora paviana (Hình 2d): Loài cá rất phổ biến ở các thủy vực ở miền Nam, đặc trưng bởi một sọc đen có viền vàng chạy dọc thân, to dần về phía cán đuôi và kết thúc bởi phần phình to hình thoi hoặc có thể hình dạng khác.
- Cá lòng tong đá tuy có kích thước nhỏ nhưng sinh khối khá lớn, cũng là một trong những loài cá được làm thực phẩm khá phổ biến cùng với các loài Cá lòng tong khác.
- Ghi nhận tại địa điểm (5)..
- Cá chép Cyprinus rubrofuscus (Hình 2e): Báo cáo năm 2012 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết có loài Cá chép thường C.
- Tuy nhiên, loài Cá chép thường có nguồn gốc ở Châu Âu được di nhập về Việt Nam phục vụ cho công tác nuôi trồng thủy sản, sau đó thoát ra môi trường tự nhiên hoặc gần đây là do hoạt động “phóng sanh”, cho nên được đánh giá là một loài ngoại lai.
- carpio ở khu vực Đông Á thực ra là loài C..
- rubrofuscus được cho là có khả năng phân bố tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam (Huckstorf 2012), nên được coi là loài ngoại lai của các thủy vực ở miền Nam..
- Tuy nhiên, tác động tiêu cực của loài này trên hệ sinh thái thủy vực chưa được chứng minh rõ ràng và cần có những nghiên cứu tiếp theo.
- Hiện tại, nên có các chương trình giải thích tác hại của việc thả các loài cá ngoại lai nhằm chấm dứt phóng sanh chúng vào các thủy vực tự nhiên.
- Thay vào đó, nghiên cứu sinh sản nhân tạo các loài cá bản địa, vừa đáp ứng nhu cầu của con người, vừa bảo vệ an toàn cho hệ sinh thái.
- Ghi nhận ở địa điểm (7)..
- Cá trắm cỏ Ctenopharyngodon idella: Là một loài ngoại nhập từ các nước khu vực Đông Á (Nga, Trung Quốc), được nuôi khá phổ biến trong ao đất.
- Chúng tôi không ghi nhận được trong nghiên cứu này mà chỉ dẫn lại theo báo cáo năm 2012 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vì cũng có khả năng là loài này được “phóng sanh” ở các hồ trong địa hạt của KBT và/hoặc nuôi ở các ao gần KBT..
- Cá trê vàng Clarias macrocephalus (Hình 2f): Là một loài bản địa của khu vực Đông Nam Á.
- Hiện nay loài này được đánh giá ở bậc Sắp nguy cấp (Near Threatened) trong Danh lục đỏ IUCN (Vidthayanon &.
- Allen 2011) do mất sinh cảnh sống bởi đô thị hóa, và khả năng bị lai tạo với các dòng Cá trê nuôi thoát ra môi trường thủy vực tự nhiên gây suy thoái nguồn gen dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.
- Ghi nhận ở địa điểm (4)..
- Do đó, nghiên cứu sâu về phân loại của loài này có thể dẫn đến những kết quả thú vị.
- Ghi nhận ở địa điểm (3), (4)..
- Cho đến năm 2010, Matsumoto và cộng sự đã nghiên cứu về DNA cũng như đặc điểm sinh sản của nhóm này và cho rằng có ít nhất 3 loài ở khu vực kể trên và loài ở khu vực Đông Nam Á là M.
- Cá rô phi vằn Oreochromis niloticus (Hình 2i) Là một loài cá được nhập nội cho nuôi trồng thủy sản cùng với các loài Cá rô phi đen, Cá rô phi xanh và Cá điêu hồng.
- Ghi chú: các loài này thậm chí còn có thể lai tạo với nhau, đo đó việc định danh dựa trên các đặc điểm hình thái cần sự thận trọng.
- Hiện nay đã thoát ra ngoài môi trường và được bắt gặp khá thường xuyên trong các thủy vực tự nhiên.
- Cá rô đồng Anabas testudineus (Hình 2j): Là một loài cá “đen” (nhóm cá sống được ở những nơi nước tù đọng, vảy không có màu trắng, thân có màu sậm).
- Ở đồng bằng sông Cửu Long có một dòng thường được gọi là Cá rô đầu vuông, đã được chứng minh chỉ là biến dị của loài Cá rô đồng.
- Cá bã trầu Trichopsis vittata (Hình 2k): là một loài cá nhỏ được mô tả từ Indonesia và có phân bố rộng khắp ở các nước Đông Nam Á.
- Ở nước ta, loài này được tìm thấy ở các vùng đất ngập nước sông Mekong.
- Loài này có tập tính thở khí trời bằng cách ngoi lên đớp khí trên bề mặt nước.
- 109 Hình 2: Hình ảnh các loài cá nước ngọt ghi nhận tại Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu:.
- prima (Hình 2m): Giống cá đá nổi tiếng Betta được biết đến với các dòng được lai tạo, còn thông tin về các loài hoang dã vẫn chưa phổ biến..
- Ba loài có khả năng phân bố ở Việt Nam: B.
- Các loài này xây tổ bọt để ấp trứng, còn cá thể đực của B.
- Gần đây, loài này cũng được tìm thấy ở Phú Quốc, Tây Ninh và Bình Phước, cần có các nghiên cứu tiếp theo để công bố chính thức ghi nhận của loài ở Việt Nam.
- Cá lóc đồng Channa striata (Hình 2n): Đây là một trong những loài “cá đen” phổ biến dùng làm thực phẩm, là các loài cá có khả năng hô hấp trên cạn, nên có thể sống ngoài môi trường nước trong một khoảng thời gian khá lâu, miễn là bề mặt thân được giữ ẩm..
- Được mô tả từ tiểu lục địa Ấn Độ, loài này hiện nay có phân bố qua tới Đông Nam Á.
- Ghi nhận tại địa điểm (3), (4)..
- 4.2.1 Phân bố của các loài cá ở Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu.
- Trong tổng số 8 địa điểm mà chúng tôi điều tra được ở các thủy vực thuộc KBT và khu vực lân cận, suối Ông Hảo (địa điểm số 4) có tới 10 trong 14 loài được ghi nhận.
- Đây là khu vực tuy nằm trong địa hạt của KBT nhưng được giao do tư nhân quản lý, trồng cây lâu năm.
- Sinh cảnh chủ yếu là đồi thấp và ruộng trũng, kết nối bằng hệ thống suối nhỏ và kênh nước tưới tiêu, tạo nơi cư trú cho các loài cá nhỏ, ít có giá trị kinh tế.
- Ngoài địa điểm số 4, chỉ có hai khu vực khác có sự hiện diện của các loài cá, là hồ Sông Kinh (địa điểm 5) và hồ Linh (địa điểm 4), tuy nhiên, số lượng loài cá được ghi nhận không nhiều.
- Hồ Sông Kinh có ghi nhận Cá đong chấm, Cá lòng tong đá và Cá rô phi vằn, trong khi hồ Linh ghi nhận Cá bạc đầu và Cá lóc đồng.
- Nguyên nhân có thể là hai khu vực này diện tích khá lớn, chưa được khảo sát đủ nhiều để ghi nhận tất cả các loài hiện diện..
- Các thủy vực còn lại không ghi nhận sự hiện diện của các loài cá.
- Cụ thể như: khu vực Bàu Nhám trở nên khô hạn vào thời điểm khảo sát.
- khảo sát ở hồ trữ nước ở gần Trạm kiểm lâm số 4 không ghi nhận được loài cá nào.
- nhiệt độ nước ở khu du lịch suối nước nóng Bình Châu khá cao, có lẽ không thích hợp là nơi sinh sống của các loài cá.
- Ngoài ra, thành phần và số lượng cá nước ngọt ở 2 khu chợ Bưng Riềng và Bình Châu là khá ít, phản ánh sự không phong phú của các loài cá kinh tế trong KBT và khu vực lân cận.
- Do đó, cần có một nghiên cứu chuyên sâu, khảo sát tất cả các thủy vực trong địa hạt và lân cận KBT như:.
- sông Hỏa, suối Bang, hồ Linh, các thủy vực ven biển nằm trong các khu du lịch, các tiểu khu phía bắc, để có thể phản ánh chính xác hơn tình trạng các loài cá ở KBT..
- 4.2.2 Các loài cá có giá trị bảo tồn, cần quan tâm.
- Trong tống số 14 loài cá được trực tiếp ghi nhận, có một loài bản địa được đánh giá có giá trị bảo tồn ở mức Gần nguy cấp là loài Cá trê vàng Clarias macrocephalus.
- Loài này chỉ được ghi nhận ở địa điểm số 4, được xem là một trong những thủy vực tự nhiên còn sót lại, nơi ghi nhận số lượng tương đối nhiều các loài cá bản địa của KBT.
- 111 phải quy hoạch nơi đây trở thành khu vực bảo tồn loài và sinh cảnh tự nhiên.
- Tuy chỉ là các loài cá nhỏ, ít mang lại giá trị làm thực phẩm, nhưng các loài này có vai trò quan trọng, là mắt xích của chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái.
- Ngoài ra, có ít nhất 5 loài cần bảo tồn và có thể phát triển thông qua việc nhân nuôi làm cảnh, bao gồm: Cá sọc dưa tím, Cá bạc đầu, Cá bã trầu, Cá sặc bướm và Cá lia thia ấp miệng..
- Bên cạnh các loài cá quan trọng bảo tồn, có 3 loài cá ngoại lai, cần quan tâm, phòng trừ, tiến tới loại ra khỏi các thủy vực của KBT, bao gồm: Cá chép, Cá trắm cỏ và Cá rô phi vằn.
- Tuy không nằm trong danh mục các loài ngoại lai xâm hại được quy định bởi các văn bản quy phạm pháp luật, nhưng các loài này đều có sức sống bền bỉ, cùng với những đặc tính có lợi thế cạnh tranh với các loài bản địa, nhiều khả năng sẽ gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái thủy vực trong tương lai, nếu chúng ta có thể phòng trừ từ sớm, thì sẽ góp phần tiết kiệm được nguồn lực sau này cho việc quản lý sinh vật ngoại lai trong địa hạt của KBT..
- Tuy nhiên, chúng tôi không ghi nhận trong nghiên cứu này, cũng như không có thông tin về mẫu vật của loài này ở KBT.
- Hơn thế nữa, phân bố của loài này ghi trong tài liệu là ở các sông Ba (Gia Lai) và sông Sesan (Đăk Lăk).
- Chúng tôi đề nghị loại bỏ loài này ra khỏi danh lục cá cho đến khi có mẫu vật thu được từ các thủy vực của KBT..
- Có 09 loài cá được ghi nhận lần đầu tiên cho Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu, 01 loài được loại ra khỏi danh lục, tổng số loài cá của KBT là 15 loài, trong đó có 01 loài có giá trị bảo tồn theo tiêu chí của IUCN là Cá trê vàng Clarias macrocephalus (cấp NT), 5 loài cá tiềm năng nhân nuôi cá cảnh và 03 loài cá ngoại lai cần được quan tâm, quản lý..
- Cần thiết có một khảo sát rộng khắp tại các thủy vực của KBT để ghi nhận đầy đủ thành phần loài cá của Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu, đóng góp cho công tác bảo tồn loài và sinh cảnh nơi đây.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu nhân giống các loài cá bản địa có tiềm năng làm cảnh để cải thiện sinh kế người dân, đem lại nguồn thu cho KBT..
- Chúng tôi xin cảm ơn ban quản lý Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu đã tạo điều kiện cho khảo sát.
- Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng (2009).
- Đánh giá nhu cầu bảo tồn khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu.
- Báo cáo quy hoạch hệ thống các Khu bảo tồn vùng nước nội địa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt