« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu cơ sở luận cứ khoa học và các giải pháp quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu cơ sở luận cứ khoa học và các giải pháp quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Hòa Khóa: CH2016B Người hướng dẫn: PGS.TS.
- Trong quá trình phát triển của đời sống kinh tế – xã hội và KHCN của các quốc gia, vai trò và vị trí của giáo dục đại học nói chung và của các trường đại học nói riêng ngày càng trở nên quan trọng.
- Các trường đại học không chỉ có vai trò chủ chốt trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao mà thực sự đã và đang trở thành các trung tâm nghiên cứu lớn về sản xuất tri thức mới và phát triển, chuyển giao công nghệ hiện đại, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia và nhân loại.
- Trước thực trạng các trường đại học phát triển quá nhanh về số lượng cũng như tuyển sinh, cùng với tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi tốt nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 46/2017/NĐ–CP quy định rõ trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Rà soát Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn để xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học giai đoạn và tầm nhìn đến 2030”[5].
- Nghị quyết 19-NQ/TW hội nghị Trung ương 6 đã đề ra nhiệm vụ đối với giáo dục đại học[8]: “Sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các trường đại học, cơ sở giáo dục - đào tạo hoạt động không hiệu quả, không nhất thiết tỉnh nào cũng có trường đại học.
- Sắp xếp, tổ chức lại, tập trung xây dựng một số trường sư phạm trọng điểm để đào tạo đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục.
- Nhà nước tập trung đầu tư chiều sâu, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các trường đại học công lập ở một số lĩnh vực mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.
- Các trường trong Quân đội, Công an chỉ 2 thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho lực lượng vũ trang.” Các nghị quyết 19, nghị định 46 được ban hành trong thời gian qua đã cho thấy quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước trong việc quy hoạch sắp xếp mạng lưới các trường đại học.
- Nếu không tái cấu trúc và quy hoạch mạng lưới thì sẽ không thể kiếm đâu ra nguồn tài chính đầu tư cho một bộ máy giáo dục đại học quá lớn như hiện nay.
- Để có thể thực hiện được công cuộc tái cấu trúc và quy hoạch mạng lưới thành công, có hiệu quả thì việc nghiên cứu các cơ sở lý luận, thực tiễn và các giải pháp quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là rất cần thiết.
- Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất các giải pháp quy hoạch phù hợp trong điều kiện của Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
- Đó cũng là lý do đề tài: “Nghiên cứu cơ sở luận cứ khoa học và các giải pháp quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” được chọn thực hiện.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luậnvà thực tiễn về vấn đề quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế,đề xuất các giải pháp quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục Việt Namnhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề xuất giải pháp quy hoạch đối với các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.
- Nội dung chương 1 của đề tài đã đi sâu vào tìm hiểu các cơ sở lý luận của vấn đề QHML các CSGDĐH.
- Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các tài liệu có giá trị khoa học của các nhà khoa học trong và ngoài nước rút ra được các kinh nghiệm, bài học của các nước phát triển và cả những nước đang phát triểncho thấy vai trò của QHML các CSGDĐH là rất quan trọng và cần thiết.
- Những nội dung nghiên cứu trong chương 1 đã khẳng định được cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu: “Các giải pháp QHML các CSGDĐH trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập và đổi mới”nhằm tác động tích cực tới nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
- 3 Nội dung chương 2 tập trung đi sâu vào tìm hiểu cơ sở thực tiễn của quy hoạch mạng lưới các CSGDĐH trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Qua phân tích thực trạng quy hoạch mạng lưới các CSGDĐH Việt Nam có thể nhận thấy thực trạng quy hoạch mạng lưới GDĐH Việt Nam có những mặt được và mặt hạn chế.
- Chương 2 của luận văn đã đưa ra những cơ sở thực tiễn làm tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp quy hoạch mạng lưới các CSGDĐH Việt Nam phù hợp, khả thi nhằm tác động tích cực trong việc nâng cao chất lượng GDĐH.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về QLML các CSGDĐH, thực trạng và yêu cầu về QHML giáo dục đại học của Việt Nam cũng như các kinh nghiệm của các nước trong vấn đề QHML, chương 3 của luận văn đã xây dựng và đề xuất các giải pháp QHML các CSGDĐH Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trên cơ sở các nguyên tắc: 1) Đảm bảo tính khoa học 2) Đảm bảo tính khả thi.
- 3) Đảm bảo tính thực tiễn.
- 4) Đảm bảo tính kế thừa và 5) Đảm bảo tính đồng bộ.
- 7 giải pháp được đề xuất gồm: Giải pháp 1: Xây dựng và ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn cho phân tầng, xếp hạng các CSGDĐH Việt Nam.
- Giải pháp 2: Xây dựng và ban hành các chính sách, cơ chế tài chính, đầu tư và huy động vốn cho các CSGDĐH nhằm đảm bảo sự tự chủ, minh bạch, công khai và có hiệu quả.
- Giải pháp 3: Xây dựng và đưa vào thực hiện các chính sách hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng CNTT cho các CSGDĐH.
- Giải pháp 4: Nghiên cứu và xây dựng cơ chế quản lý, phân cấp quản lý, tự chủ của các CSGDĐH phù hợp điều kiện thực tiễn.
- Giải pháp 5: Xây dựng quy định về kiểm định và đảm bảo chất lượng, thực hiện tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động kiểm định và đảm bảo chất lượng của các CSGDĐH.
- Giải pháp 6: Xây dựng các trung tâm chức năng nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ giữa đào tạo và các lĩnh vực khác Giải pháp 7: Xây dựng tài nguyên CNTT, tài nguyên toàn hệ thống các CSGDĐH Việt Nam.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh 4 nhằm tìm hiểu các kinh nghiệm trong nước và quốc tế để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, Phương pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp, Phương pháp chuyên gia.
- e) Kết luận Tuy còn những hạn chế nhất định, nhưng trong khuôn khổ một luận văn cao học, đề tài đã đạt được một số kết quả sau: Đã xác định và làm rõ được những cơ sở lý luận và thực tiễn của QHML các CSGDĐH.
- Tìm hiểu được những kinh nghiệm của một số nước trong QHML các CSGDĐH trong bối cảnh mới.
- Dựa vào tình hình thực tế tại Việt Nam, đề tài đã phân tích tình hình thực trạng của mạng lưới giáo dục đại học Việt Nam từ đó đưa ra các biện pháp sau: 1.
- Xây dựng và ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn cho phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.
- Xây dựng và ban hành các chính sách, cơ chế tài chính, đầu tư và huy động vốn cho các cơ sở giáo dục đại học nhằm đảm bảo sự tự chủ, minh bạch, công khai và có hiệu quả.
- Xây dựng và đưa vào thực hiện các chính sách hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin cho các cơ sở giáo dục đại học.
- Nghiên cứu và xây dựng cơ chế quản lý, phân cấp quản lý, tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học phù hợp điều kiện thực tiễn.
- Xây dựng quy định về kiểm định và đảm bảo chất lượng, thực hiện tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động kiểm định và đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học.
- Xây dựng các trung tâm chức năng nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ giữa đào tạo và các lĩnh vực khác.
- Xây dựng tài nguyên công nghệ thông tin, tài nguyên toàn hệ thống các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt