« Home « Kết quả tìm kiếm

Tiểu luận: Chính sách dân tộc thiểu số


Tóm tắt Xem thử

- Ý kiến về chính sách ngôn ngữ cho vùng Bắc Trung Bộ.
- Nước Việt Nam ta là nước có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống.
- vì thế vấn đề dân tộc mà trong đó trước hết là vấn đề ngôn ngữ văn hóa các dân tộc đã, đang và sẽ là vấn đề nóng bỏng của đất nước ta.
- Vì thế có một chính sách ngôn ngữ văn hóa dân tộc hợp lí là một nhiệm vụ thực sự cấp bách, vừa là một công việc không ít khó khăn.
- Bởi lẽ các dân tộc rất đa dạng về mặt dân số, trình độ phát triển xã hội không đồng đều nhau, điều kiên tự nhiên nơi các dân tộc anh em cư trú lại rất khác nhau.
- Trong khi đó, mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Nhà nước ta đòi hỏi các dân tộc phải phát triển như nhau.
- Đây cũng chính là nhân tố tác động đến việc hoạch định chính sách cũng như việc thực thi các nhiệm vụ để hiện thực hóa chính sách ngôn ngữ văn hóa dân tộc..
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của xã hội và là công cụ tư duy của con người.
- Cho đến hiện nay và trong tương lai, không ai có thể phủ nhận được vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển văn hóa của từng cá nhân con người trong một tập thể, trong một dân tộc..
- Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của xã hội con người.
- Mỗi một cộng đồng xã hội hay dân tộc khác nhau có những hình thức giao tiếp khác nhau..
- Có những dân tộc trong xã hội chỉ dùng một ngôn ngữ duy nhất để giao tiếp với nhau.
- Lại có những dân tộc trong xã hội để giao tiếp với nhau người ta sử dụng nhiều hơn hai ngôn ngữ trong sinh hoạt hàng ngày.
- Việt nam là một quốc gia đa dân tộc và là một địa bàn thu nhỏ của bức tranh ngôn ngữ - văn hóa khu vực Đông Nam Á .
- của Tổng cục thống kê ngày nước Việt Nam có 54 dân tộc gồm dân tộc Kinh (Việt) và 53 dân tộc thiểu số khác.
- Như vậy Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc.
- Các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú từ Bắc vào Nam, ở miền núi, trung du và đồng bằng tạo thành một bức tranh đa dạng và phức tạp về địa vực cư trú.Ngoại trừ cộng đồng người Việt là một cộng đồng đơn ngữ thì có thể nói tất cả các dân tộc thiểu số trên lãnh thổ Việt Nam đều là những cộng đồng song ngữ.
- Ngoài tiếng mẹ đẻ của mình được sử dụng trong những môi trường nhất định, dân tộc thiểu số còn dùng tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ quốc gia throng những môi trường khác.
- Ngoài ra có những dân tộc, bên cạnh tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt lại có thể sử dụng những ngôn ngữ khác nữa trong một vài môi trường giao tiếp nào đó.
- Trong tình hình như vậy, việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở nước ta không thể không chú ý tới vấn đề giao tiếp song ngữ..
- Có những cộng đồng song ngữ, ngôn ngữ thứ nhất là tiếng mẹ đẻ của cộng đồng ấy.
- Tuy nhiên do một điều kiên nào đó, cộng đồng này phải sử dụng thêm một ngôn ngữ thứ hai không phải tiếng mẹ đẻ để làm công cụ giao tiếp.
- Việc cần phải sử dụng ngôn ngữ thứ hai có thể là do tiếng mẹ không thỏa mãn yêu cầu phát triển tư duy, yêu cầu giao tiếp ở một không gian lớn hơn…Trong trường hợp này ngôn ngữ thứ hai có tác dụng tích cực bổ sung cho ngôn ngữ thứ nhất là tiếng mẹ đẻ.
- Bên cạnh đó có những cộng đồng song ngữ mà mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ với ngôn ngữ thứ hai không như vậy..
- Ở đây ngôn ngữ thứ nhất không phải tiếng mẹ đẻ.
- Ngược lại ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ lại trở thanhf ngôn ngữ thứ nhất, đóng vai trò là công cụ giao tiếp chính của cộng đồng hay cá thể người này..
- Đồng thời ngôn ngữ thứ hai mà họ sử dụng cũng ở trình độ thấp.
- Nếu xem xét ở địa bàn các dân tộc thiểu số nước ta, hình như phần lớn cộng đồng song ngữ đang ở trạng thái tự nhiên này.
- Các dân tộc ở Bắc Trung Bộ cũng thuộc trạng thái đó..
- Bắc Trung Bộ là nơi cư trú của 12 dân tộc khác nhau (Thái, Mường, Tày, Mông, Bru-nây Kiều.
- Đây là địa bàn cư trú của 12 dân tộc thiểu số: Thái, Mường, Mông, Dao, Thổ, Khơ Mú, Bru – Vân Kiều, Cơ Tu, Tà Ôi, Lào, Chứt, Ơ Đu.
- Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông dùng chung cho tất cả các dân tộc thiểu số ở Bắc Trung Bộ.
- Họ chỉ dùng tiếng mẹ đẻ khi sinh hoạt trong cộng đồng dân tộc của họ, còn khi giao tiếp với xã hội, đa phần đồng bào dân tộc thiểu số ở đây đều dùng tiếng Việt..
- Ở Bắc Trung Bộ, bên cạnh những cộng đồng ngừơi Kinh sinh sống khá đông đúc thì còn có những cộng đồng dân tộc thiểu số có trình độ kinh tế xã hội phát triển khá mạnh.
- Đáng chú ý nhất là hai dân tộc Thái và Mường..
- Về tiếng Thái, đây là dân tộc thiểu số đông thứ hai ở Việt Nam số liệu điều tra 1999) sau dân tộc Tày số liệu điều tra năm 1999)..
- Người Thái có Một nền văn hoá dân tộc phong phú và đa dạng.
- Thái là một dân tộc thống nhất với một ngôn ngữ thống nhất..
- Về tiếng Mường, đây là dân tộc đứng thứ ba về dân số trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam ( 914596 người - số liệu năm 1989).
- Tiếng Muờng là một hệ thống ngôn ngữ thống nhất.
- Tiếng Mường là bà con ngôn ngữ gần nhất với tiếng Việt..
- Ngoài hai dân tộc kể trên, Bắc Trung Bộ còn có những dân tộc thiểu số khác với số dân khá nhiều nhưng vẫn chưa thực sự phát triển mạng..
- Dân tộc Mông tại Bắc Trung Bộ sinh sống chủ yếu ở Nghệ An (17435 người) và Thanh Hoá.
- Tiếng Mông là một ngôn ngữ thống nhất, bao gồm nhiều nhóm địa phương khác nhau.
- Nền văn học của dân tộc Mông rất phong phú, bao gồm nhiều thể loại đến ca, truyện cổ.
- đặc điểm này cho thấy tiếng Mông cũng là một ngôn ngữ khá phát triển.
- Bây giờ người ta đã xây dựng một bộ chữ Latinh cho dân tộc này.
- Dân tộc Dao sinh sống ở Bắc Trung Bộ tập trung chủ yếu ở Thanh Hoá nhưng số lượng rất ít..
- Dân tộc Thổ bao gồm những người sống ở phía Tây tỉnh Nghệ An: Nghĩa Đàn (17399 người), Tân Kỳ (10723 người), Quỳ Hợp (10700 người), Con Cuông (1127 người) và Như Xuân - Thanh Hoá (6758 người).
- Nó chỉ là tiếng Cuối, tiếng Poọng, tiếng Mường trong cái gọi là dân tộc Thổ.
- Dân tộc Khơ Mú hiên nay sống tập trung đông nhất ở tỉnh NGhệ An (19441 nguời), tập trung ở hai huyện Kỳ Sơn (13009 người), Tương Dương (5452 người) và rải rác ở Quế Phong (gần 1000 người).
- Khơ Mú là một ngôn ngữ rất quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt.
- Từ trước dến nay, ngôn ngữ này chưa có chữ viết..
- Dân tộc Bru – Vân Kiều ở Bắc Trung Bộ sống tập trung ở Quảng Trị (40132 người), Quảng Bình (8045 người) và Thừa Thiên Huế (609 người).
- Người Mỹ đã có một phương an Latinh tiếng Bru (nhóm Vân Kiều) và cũng có một phương án khác do cán bộ Mặt trân Dân tộc giải phóng miền Nam làm..
- Dân tộc Cơ Tu sinh sống chủ yếu ở vùng Trunh và Bắc Trung Bộ: Quảng Nam (gần 30 000 người), ở Huế có huyện Nam Đông (6378 người) và A Lưới (2481 người).
- Là một dân tộc đã tương đối thống nhất nên ngôn ngữ của nó cũng tương đối thống nhất.
- Dân tộc Tà Ôi có 26044 người (số liệu 1989) cứ trú trong địa banf của hai tỉnh THừa Thiên - Huế và Quảng Trị.
- Dân tộc Lào ở Bắc Trung Bộ sinh sống chủ yếu ở Kỳ Sơn - NGhệ An (437 người).
- Dân tộc Chứt sống chủ yếu ở Tây Bắc Quảng Bình và nam Hà Tĩnh.
- Chứt có ba ngôn ngữ riêng lẻ: Tiếng Chứt chỉ gồm các nhóm Sách, Mày, Rục.
- Cả ba ngôn ngữ này hiện nay đều chưa có chữ viết..
- Dân tộc Ơ Đu là dân tộc có số lượng người ít nhất ở Việt Nam : 137 người (số liẹu 1989) sống ở Tương Dương - Nghệ An.
- Tiếng Ơ Đu thuộc ngôn ngữ Môn – Khơmer và có một số yếu tố Việt Muờng trong từ vựng cơ bản.
- Tiếng Ơ Đu là ngôn ngữ chưa có chữ viết..
- Trên đây là 12 dân tộc thiểu số sinh sống ở Vùng Bắc Trung Bộ.
- Thái và Mường là hai dân tộc lớn với số dân rất đông và trình độ kinh tế xã hội cũng phát triển.
- Hiên nay ở Bắc Trung Bộ đây là hai dân tộc duy nhất có chữ viết.
- Còn tất cả những dân tộc còn lại chỉ có chữ viết dạng Latinh (Mông, Bru – Vân Kiều, Cơ Tu, Tà Ôi, Lào, Mường, Dao) hoặc không có chữ viết (Thổ, KHơ Mú, Chứt, Ơ Đu).
- Ở Bắc Trung Bộ hiện nay Thái là dân tộc duy nhất đã có các chuơng trình truyền hình chuyên về tiếng Thái và đã có mặt trên hệ phát thanh dân tộc VOV4..
- Những dân tộc còn lại đều chưa có..
- Bắc Trung BỘ là một khu vực có số lượng dân tộc thiểu số sinh sống khá đông đúc.
- Vì vậy việc có một chính sách ngôn ngữ hợp lí là điều rất cần thiết và cấp bách trong tình trạng hiện nay..
- Đảng và Nhà nuớc ta đã có rất nhiều chính sách khác nhau cho vấn đề dân tộc trên cả nước.
- Chính sách này coi vấn đề bình đẳng giữa các dân tộc lên hàng đầu.
- Cần phải xoá bỏ tận gốc sự chên lệch giữa các dân tộc, nhất là giữa các dân tộc rất phát triển như Thaí, Muờng với các dân tộc kém phát triển như Ơ Đu, Chứt, Tà ôi...Phải hỗ trợ kinh tế cho các dân tộc thiểu số ít người, đảm bảo về đời sống vật chất cho bà con, từ đó nâng cao đời sống cho họ..
- Chúng ta cần thức đẩy sự nghiệp giáo dục ngôn ngữ, trong đó có giáo dục tiếng mẹ đẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt là những dân tộc có số lượng cực ít như Ơđu..
- Ngoài ra, các cấp chính quyền của các tỉnh Bắc Ttung Bộ phải có kế hoạch từng bước ổn dịnh, phát triển kinh tế xã hội vùng có nhièu dân tộc miền núi..
- Quốc hội hoặc Chính Phủ cần có Nghị quyết mang tính pháp lí quy định cán bộ công chức ở một số ngành làm việc ở vùng dân tộc miền núi phải nắm được ngôn ngữ dân tộc phổ biến ở vùng đó.
- Nhất là các vùng có đông dân tộc Thái (miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An) và Mường (Thanh Hoá và rải rác ở NGhệ An, Hà Tĩnh)..
- Giáo viên ở các vùng có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống và học tập phải có hiểu biết về tiếng dân tộc nơi mà họ đang công tác để không những giúp đỡ họ trong việc giảng dạy tốt các học sinh mà còn giúp họ có được vị thế quan trong trong đời sống vùng dân tộc thiểu số..
- Nhà nước và Bộ Giáo Dục và Đào Tạo nên thấy vấn đề giáo dục tiếng mẹ đẻ cho dồng bào dân tộc thiểu số là thực sự cấp bách.
- Phải dẩy mạnh việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy tiếnh dân tộc.
- Chính quyền địa phuơng nên có một chương trình đào tạo cán bộ nòng cốt là nguời dân tộc thiểu số, bồi dưỡng cho họ những kiến thức sư phạm, xã hội rồi đưa họ trở lại công tác, giảng dạy tại chính vùng dân tộc thiểu số mà họ đang sinh sống..
- Cần xác lập một hệ thống đào tạo tiếng dân tộc trong các trường đại học, các trường cao đẳng ở trung ương và địa phương và dành kinh phí thích đáng cho việc đào tạo này.
- Ở Bắc Trung Bộ, dân tộc Thái và Muờng sinh sống đông đúc nhất, vì vậy việc đưa hai ngôn ngữ dân tộc thiểu số này vào chuơng trình giảng dạy ở một số khoa tại trường đạihọc lớn như Đại học Vinh, Đại học Huế là rất cần thiết.
- Cần phải điều chỉnh lại chuơng trình ngữ văn tại một số trường, trong đó phải tính đến chương trình ngữ văn dân tộc..
- Ngay bây giờ cần phải xây dựng một đề tài nghiên cứu để xác định chủ thuyết khoa học cho vấn đề dạy tiếng mẹ đẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Nhất là đối với những dân tộc ít người nhu Ơđu, Chứt, Lào,....
- Đối với những dân tộc đã có phát thanh, phát hình như Thái, Mường chúng ta cần phải tăng thời lượng phát sóng, phong phú các chương trình.
- chương trình có ảnh hưởng tích cực đến lối sống, nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số tại đây.
- Thêm vào đó, với các dân tộc thiểu số có đông dân cư như Lào, Dao, Mông, THổ, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Tà Ôi cần phai xây dựng chuong trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc này để nó ngày càng phát triển..
- Ngoài ra, cần phải tiếp tục đưa tiếng Thái, tiếng Mường vào chương trình giảng dạy không chỉ trong các trường Cao đẳng Đại học tại địa phưong mà còn cần phải đưa vào các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, nơi có đông con em hai dân tộc này sinh sống và theo học, để từ đó thấy được tầm quan trọng của tiếng dân tộc và khiến cho học sinh và sinh viên ở đây thêm yêu và trân trọng tiếng nói của đồng bào mình..
- Bên cạnh đó, với những dân tộc chưa có chữ viết như Ơđu, Chứt, Khơ mú, Đảng và chính quyền địa phương cần gấp rút đề ra các phương án thiết thực để xây dựng chữ viết riêng cho các dân tộc ấy..
- Để sử dụng tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số được phát truển rộng rãi và vững chắc, Sở Giáo dục và Đào tạo và các ban ngành ở các tỉnh BẮc Trung Bộ phải tăng cường việc tuyên truyền và sử dụng tiếng dân tộc trong đời sống, làm phong phú thêm nền văn hoá vùng.
- Thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu, gặp gỡ, các buổi sinh hoạt văn hoá giữa các dân tộc trong vùng để đồng bào có thể tìm hiểu kinh nghiệm của nhau, tăng thêm tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc trong vùng..
- Trong thời đại hiện nay, vấn đề dân tộc mà trong đó trước hết là vấn đề ngôn ngữ văn hoá dân tộc đã, dang và sẽ là vấn đề nóng bỏng của nhiều quốc gia khác nhau, trong đó không thể thiếu Việt Nam.
- vững trong tương lai, mỗi dân tộc hay mỗi quốc gia nhất thiết phải xây dựng chiến lược phát triển ngôn ngữ văn hoá dân tộc của riêng mình.
- Xuất phát từ mục tiêu phát triển bình đẳng các dân tộc anh em trong một quốc gia đa dân tộc, đem lại no ấm, hạn phúc cho mọi người, Đảng và Nhà nước ta đã sơm hoạch định cho mình một chính sách ngôn ngữ văn hoá dân tộc.
- Tuy nhiên đây là một vấn đề không phải một sớm một chiều có thể giải quyết xong được mà nó cần sự đồng lòng của toàn thể nhân dân các dân tộc trên đất nước, cùng quyết tâm thực hiện xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng vững mạnh hơn.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt