« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học đạt giải cấp tỉnh tại trường THPT An Phú


Tóm tắt Xem thử

- Lĩnh vực công tác: Dạy lớp + Bồi dưỡng học sinh giỏi + Chủ nhiệm II.
- Sự đầu tư cho giáo dục của chính quyền địa phương còn thấp, sự quan tâm của cha, mẹ học sinh đến việc học của con chưa cao, có tư tưởng giao phó việc học hành, giáo dục con em họ cho nhà trường.
- Khuôn viên trường có khá nhiều cây xanh, bố trí nhiều bàn ghế đá để phục vụ việc tự học tập cho học sinh.
- Còn đối với đội ngũ giáo viên luôn ý thức được trách nhiệm bản thân, không ngừng học hỏi, tìm tòi, áp dụng phương pháp mới vào công tác giảng dạy, giáo dục học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường..
- Nhà trường đã có những kế hoạch cụ thể từ đầu năm học và định hướng lâu dài cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch măn học, nghị quyết của Đảng bộ và đặc biệt là sự ủng hộ, đồng tình của phụ huynh học sinh.
- Bên cạnh đó, nhà trường luôn chú trọng đến việc tự học của học sinh và đặc biệt quan tâm đến phong trào nghiên cứu khoa học, sự tìm tòi, khám phá của học sinh và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp học sinh trong vấn đề nghiên cứu và học tập..
- Tập thể giáo viên luôn đoàn kết, hỗ trợ nhau, có trình độ chuyên môn vững vàng, nhất là kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và có nhiệt huyết lớn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi..
- Giáo viên vừa dạy bồi dưỡng, vừa dạy lớp, vừa kiêm nhiệm chủ nhiệm, do đó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng có phần bị hạn chế..
- Học sinh học chủ yếu chương trình chính khóa, lại phải học thêm (trái buổi) những môn khác nên mất rất nhiều thời gian, vì vậy thời gian tự học của các em ít, đầu tư kiến thức cho việc học bồi dưỡng bị hạn chế, một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa cố gắng nhiều, từ đó kết quả không cao là điều tất yếu.
- trang-3 * Tên sáng kiến: “Giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học đạt giải cấp tỉnh tại trường THPT An Phú”..
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò.
- Việc thi học sinh giỏi cấp tỉnh đối với khối 10, 11 ngày càng khó khăn hơn khi tỉ lệ chọn học sinh giỏi hàng năm lấy khoảng từ 30% đến 35% tổng số thí sinh tham dự học sinh giỏi cấp tỉnh..
- Về kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường được xây dựng dựa trên nhiệm vụ năm học và đặc điểm riêng của nhà trường, của địa phương.
- Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi được xây dựng chi tiết, có sự thống nhất giữa lãnh đạo nhà trường với tổ chuyên môn, đồng thời thông báo cho hội phụ huynh học sinh được biết để phối hợp thực hiện..
- Nhưng thực tế việc lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi cho môn học là rất khó khăn bởi vì chất lượng đầu vào (tuyển sinh 10) rất thấp, học sinh học lại nhiều môn, thời gian học bồi dưỡng thì ít, đồng thời các em ngộ nhận kết quả học tập ở cấp trung học cơ sở về môn mà mình muốn đang ký học, bên cạnh đó những học sinh dự thi học sinh giỏi cấp trung học cơ sở đạt giải cấp tỉnh, thì các em đăng ký thi tuyển sinh vào lớp 10 ở các trường trung học phổ thông chuyên gần trên địa bàn (như trường Trung học phổ thông chuyên Thủ Khoa Nghĩa).
- Mặt khác thi học sinh giỏi cấp tỉnh là các em phải thi chung với các em học sinh ở các trường chuyên trong tỉnh, để đạt được kết quả (chỉ tiêu đạt chỉ từ 30% đến 35% trong tổng số học sinh dự thi) thì các em phải phấn đấu rất nhiều, tuy nhiên một số học sinh tham gia học bồi dưỡng nhưng chưa thật cố gắng hoặc vì hụt hơi về kiến thức và có suy nghĩ mình ở vùng sâu, nông thôn, thì làm sao thi lại các bạn học sinh ở thành thị, ở các trường chuyên.
- trang-4 dưỡng học sinh giỏi bộ môn để tham gia dự thi cấp tỉnh.
- Để đạt được kết quả tốt, có học sinh đỗ học sinh giỏi cấp tỉnh, thì giáo viên cần phải giải quyết tốt nhiều vấn đề, như: tư vấn về mặt tâm lý, tạo sự tự tin khi tham gia kỳ thi, trang bị kiến thức môn học,.
- Đối với giáo viên được phân công giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân phải vừa thực hiện tốt nhiệm vụ trên lớp (vừa dạy lớp, vừa thực hiện công tác chủ nhiệm), vừa tham gia kiêm nhiệm nhiệm vụ khác (như công tác của bí thư Chi bộ).
- Mặt khác, phòng học còn thiếu, học sinh khối 10 (buổi chiều) và khối 11 (buổi sáng) học hai buổi khác nhau, nên việc dạy bồi dưỡng gặp rất nhiều khó khăn, phòng thí nghiệm được trang bị tốt, nhưng những hóa chất cần thiết để dạy bồi dưỡng học sinh giỏi thì lại không có, hoặc có rất ít.
- Về chế độ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi được trừ định mức như một tiết dạy trên lớp theo qui định của ngành nên giáo viên dạy không có chế độ..
- Qua nhiều năm được phân công tham gia công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác này người giáo viên phải có một niềm đam mê, nhiệt huyết và hy sinh những quyền lợi khác, để đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thì mới đạt được kết quả cao..
- Muốn có học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, đầu tiên là khâu tuyển chọn học sinh thông qua việc trao đổi với giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm và sự đăng ký của học sinh để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê, tính sáng tạo vào đội tuyển.
- cho học sinh noi theo.
- từ đó giúp học sinh trong đội tự học, tự bồi dưỡng để có thể nắm được các kiến thức căn bản (thông qua việc đọc sách dưới sự hướng dẫn của giáo viên) và vận dụng các kiến thức căn bản đó để tiếp cận những kiến thức mới, kiến thức khó trong kỳ thi học sinh giỏi, tăng cường thời gian học tập cho các em, tập trung cao vào môn thi học sinh giỏi.
- Bên cạnh hướng dẫn học sinh đọc sách, giáo viên phải có theo dõi, động viên, khích lệ, kiểm tra thái độ học tập của học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi và tạo tâm lý tự tin cho các em, giúp các em vững tin hơn khi dự thi..
- Sau mỗi chuyên đề cần có bài kiểm tra đánh giá theo các mức độ để nắm ngay được tình hình học sinh bị hổng phần nào, những bài mà học sinh làm được thì nên gọi học sinh trực tiếp lên bảng làm (do mỗi lần ghi bảng các em nhớ hơn là ghi ở vở), bài nào là chưa hoàn chỉnh, chưa tốt thì giáo viên sửa chữa và khắc phục ngay..
- Thiết lập nhóm học sinh giỏi qua zalo (HSG Hóa An Phú 2017-2018.
- HSG Hóa An Phú nhằm giải quyết các thắc mắc của học sinh, đồng thời làm và nộp bài qua zalo (đề bài được gởi qua zalo), một học sinh làm, nhiều học sinh được tham khảo, từ đó từng bước hình thành kiến thức ở các chuyên đề cho các em, vừa đảm bảo kiến thức các em được tiếp thu tốt, vừa giúp các em tự tin hơn trong học tập.
- Việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cần được tiến hành thường xuyên cả trên lớp, trái buổi và kể cả thời gian trong ở nhà, đặc biệt không nên để gần tới thi mới tích cực bồi dưỡng làm cho học sinh quá tải đồng thời ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn học khác..
- Chọn đội tuyển học sinh giỏi bộ môn.
- Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh đăng ký theo mẫu danh sách nhà trường đã gởi từ bắt đầu tuần thực học đầu tiên hàng năm đến khoảng ngày 10 tháng 09..
- trang-6 - Trong quá trình lựa chọn môn để đăng ký bồi dưỡng, học sinh được giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tư vấn, dựa vào đặc trưng của từng môn học, lòng yêu thích, đam mê, khả năng tư duy, độc lập suy nghỉ, tính tự giác, sự chuyên cần trong học tập, giải quyết các vấn đề.
- Từ sự tư vấn trên học sinh sẽ đăng ký tham gia vào đội tuyển thi học sinh giỏi cấp trường, bên cạnh đó bản thân giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng đưa ra nhiều hướng khác nhau để tiếp cận với học sinh, qua đó có định hướng cho học sinh về môn học mà mình cần lựa chọn đăng ký học..
- Học sinh đăng ký theo mẫu danh sách (dự thi văn hóa và máy tính cầm tay):.
- Bước 2: Lãnh đạo nhà trường (phó hiệu trưởng phụ trách) tổng hợp danh sách học sinh đăng ký từ giáo viên chủ nhiệm, sau đó chuyển giao danh sách học sinh đăng ký cho giáo viên được phân công dạy bồi dưỡng nắm, lên kế hoạch dạy bồi dưỡng, thống.
- Sau đó học sinh làm bài kiểm tra chất.
- trang-8 lượng, để chọn ra những học sinh đạt yêu cầu đề ra ban đầu, bài kiểm tra chất lượng được thực hiện nhiều lần (ít nhất là hai lần) để chọn đúng đối tượng học sinh..
- Qua các bài kiểm tra chất lượng, giáo viên chọn ra các học sinh hội đủ các yếu tố đã nêu và tiến hành thành lập đội tuyển, sau đó báo cáo danh sách đội tuyển chính thức cho lãnh đạo nhà trường (phó Hiệu trưởng phụ trách) để nhà trường nắm.
- Những học sinh được trúng tuyển vào đội tuyển học sinh giỏi, các em quyết tâm, nổ lực phấn đấu học tập để dự thi cấp tỉnh đạt thành tích và có thêm kiến thức để thi Trung học phổ thông Quốc gia đạt kết quả cao (đối với tổ hợp môn xét tuyển của ngành đăng ký)..
- Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường:.
- ĐỀ KIỂM TRA CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN THỨ 1.
- ĐỀ KIỂM TRA CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN THỨ 2.
- bài kiểm tra chất lượng như vậy, căn cứ vào tổng số điểm của các bài kiểm tra và phương pháp làm bài của các em, giáo viên sẽ đưa ra quyết định chính xác, để chọn học sinh vào đội tuyển và tiếp tục bồi dưỡng giai đoạn tiếp theo để tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh..
- Tiến trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi (giai đoạn tiếp theo).
- Số lượng học sinh dự thi môn Hóa học: từ 4 đến 6 học sinh (theo kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường)..
- Sau khi chọn được đội tuyển với số lượng học sinh cụ thể, tiến hành ôn tập chuyên sâu theo các chuyên đề đã được xây dựng như kế hoạch trước đó.
- Các em học sinh lớp 11 hỗ trợ cho các em lớp 10 thêm về kiến thức mới, ngoài ra học sinh đã dự thi năm trước hỗ trợ học sinh mới tham gia trong đội tuyển, nhằm giúp giáo viên để hướng dẫn các em cập nhật kiến thức nhanh nhất.
- Để giải được các bài toán dành cho học sinh giỏi, học sinh cần phải hiểu kiến thức một cách cơ bản, hệ thống, vững chắc, sâu sắc và có khả năng vận dụng linh hoạt.
- Bên cạnh đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách đọc sách, đồng thời giáo viên phải có theo dõi, động viên, khích lệ, tạo tâm lý tự tin cho các em, giúp các em vững tin hơn trong quá trình học tập, việc đọc sách và tự học của các em chiếm thành công rất lớn trong quá trình học bồi dưỡng..
- Xây dựng kế hoạch dạy bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn.
- Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi được căn cứ theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang, kế hoạch năm học, kế hoạnh chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường, kế hoạch tổ chuyên môn và đồng thời xây dựng kế hoạch dạy bồi dưỡng học sinh giỏi theo số tiết quy định cho mỗi môn dạy bồi dưỡng.
- Số lượng học sinh dự thi môn Hóa học: từ 4 đến 6 học sinh..
- trang-12 KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN HOÁ HỌC (VÒNG 1).
- Việc dạy học theo chuyên đề sẽ giúp học sinh nắm kiến thức một cách có hệ thống, chắc, sâu kiến thức, đồng thời những chuyên đề mới (nhất là các chuyên đề về hóa học hữu cơ) cần tăng thêm số tiết, tăng thêm thời gian tự học của học sinh và giáo viên cần hướng dẫn kỹ hơn, ví dụ như: Chuyên đề phân tích nguyên tố, thiết lập công thức phân tử chất hữu cơ, hidrocacbon và hợp chất hữu cơ có chứa nhóm chức..
- Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải dạng bài tập này, giáo viên phải đưa ra những bước giải chung, hướng dẫn các em giải một số bài.
- Cuối mỗi chuyên đề, tiết học giáo viên phải dành ra thời gian để hướng dẫn học sinh giải bài tập..
- Nên coi trọng loại bài có nguyên tắc là chính và định hướng cho học sinh hình thành kiến thức, xây dựng được nền tản kiến thức sẽ giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
- Một số bài thực hành thường gặp trong dạy bồi dưỡng học sinh giỏi như:.
- Đối với học sinh là bồi dưỡng phẩm chất và năng lực tự học.
- Học sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập (nhất là việc học bồi dưỡng và được xem như đại diện cho nhà trường để dự thi), học sinh phải thật sự yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi, đây là điều quan trọng nhất, tiên quyết trong việc thành công hay không.
- Bên cạnh đó học sinh phải cần cù tích luỹ, chăm chỉ rèn luyện, ngoài luyện đọc sách giáo khoa, học sinh cần luyện thêm ở sách tham khảo, tài liệu khác ở thư viện, trên các trang mạng internet,.
- trang-25 bồi dưỡng, giúp các em tiếp thu tương đối đầy đủ về kiến thức, để chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt được kết quả cao nhất..
- Để đạt được giải cao trong việc bồi dưỡng học sinh dự thi cần đặc biệt quan tâm tới khâu chọn đội tuyển, đây là công việc khó khăn và quan trọng.
- Không chọn được trò giỏi, hoặc học trò không đam mê môn học, thì sẽ không dạy được học sinh để đạt những kết quả cao trong kỳ thi.
- Từ đó mới phát hiện, chọn đúng đối tượng học sinh..
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy có vai trò quyết định nhất đối với kết quả học sinh giỏi, việc bồi dưỡng học sinh giỏi giống như chúng ta ươm một mầm non, nếu chúng ta biết rào, biết thường xuyên chăm sóc, vun xới thì mầm non sẽ xanh tốt, phát triển.
- Để giảng dạy đạt kết quả tốt, giáo viên cần biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng chuyên đề, từng mảng kiến thức, rèn luyện các kỹ năng kiến thức theo chuỗi thống nhất và nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp dần.
- Giáo viên cần tạo niềm tin và gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh trong quá trình lên lớp cũng như trong quá trình tự học.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, nhận xét từng học sinh cụ thể để điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung kiến thức kịp thời cho các khuyết điểm đó, cần tránh học bập bõm.
- Từ đó học sinh sẽ có thái độ nghiêm túc, tính tự giác trong học tập và thực hiện việc học tập dúng giờ giấc hơn..
- Giáo viên thường xuyên tìm tài liệu, sưu tầm các bộ đề thi cấp tỉnh thông qua công nghệ thông tin (internet) nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các dạng đề, luôn tìm đọc, tham khảo các tài liệu hay định hướng cho học sinh các tài liệu, sách vở, phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà.
- Cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức..
- trang-26 - Đặc biệt giáo viên không nên dạy dồn ép ở tháng cuối trước khi thi, nó vừa quá tải đối với học sinh vừa ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức ở môn học khác của học sinh, cần dạy đầy đủ kiến thức và được trải đều thời gian, xuyên suốt trong thời gian học bồi dưỡng..
- Cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các đồng nghiệp khác khi dạy lớp có phát hiện những học sinh đáp ứng được yêu cầu bộ môn thì giới thiệu và cung cấp thông tin những học sinh đó cho giáo viên giảng dạy để lựa chọn được những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển một cách chính xác nhất..
- Giáo viên trong tổ chuyên môn cần có đóng góp nội dung chương trình giảng dạy, để chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả hơn và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi chính xác, có tính khả thi hơn..
- Nhà trường luôn xác định việc bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường.
- xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu năm học, khảo sát chất lượng để phân loại đối tượng học sinh, phát hiện và xây dựng nguồn học sinh giỏi từ đầu lớp 10.
- Có những biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, giảm các công tác kiêm nhiệm, động viên, tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với giáo viên có thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và những học sinh đạt giải cao trong các kì thi..
- Phân công giáo viên dạy bồi dưỡng là những giáo viên có trách nhiệm cao, nhiệt tình, say mê với công việc, có kiến thức, hiểu biết sâu rộng, có kinh nghiệm và phương pháp dạy học phù hợp bộ môn, là người biết tạo cho học sinh động cơ học tập đúng đắn, tạo niềm say mê, yêu thích và niềm hứng thú học tập, thắp sáng những ước mơ, khát khao, tìm tòi, khám phá kiến thức mới.
- trang-27 (đoàn trường) động viên và hỗ trợ kịp thời cho những em học sinh tham gia học bồi dưỡng..
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng cần phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, với giáo viên chủ nhiệm để động viên, thúc đẩy học sinh tích cực học tập..
- Lãnh đạo nhà trường, các đoàn thể và Ban đại diện cha mẹ học sinh cần khen thưởng kịp thời đối với học sinh, đây là hoạt động quan trọng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường..
- Đối với phụ huynh học sinh.
- Phụ huynh học sinh cần hỗ trợ và trang bị đầy đủ dụng cụ học tập..
- Việc lựa chọn đội tuyển và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi rõ ràng cụ thể được xem như yếu tố quyết định thành công của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn, tiếp theo là kiểm tra, đánh giá từng chuyên đề để bồi dưỡng, bổ sung một cách hợp lý về kiến thức cho từng học sinh tham gia vào đội tuyển..
- Đề tài này được thực hiện không tốn kém về mặt kinh tế, mà còn thực hiện tốt cho quá trình dạy học Hóa học nói riêng và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi các bộ môn khác trong trường nói chung.
- Đề tài cung cấp cho những giáo viên có tâm huyết với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hướng đi và cách thức thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả..
- Học sinh hứng thú.
- trang-28 hơn trong học tập môn Hóa học, không còn sợ bộ môn nữa, ngày càng có nhiều học sinh có năng khiếu đăng ký vào đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học hơn..
- Kết quả học sinh giỏi môn Hóa học của trường Trung học phổ thống An Phú từ năm học 2013-2014 đến năm học 2018-2019 luôn đạt được kết quả cao.
- Qua bảng thống kê kết quả học sinh giỏi môn Hóa học đạt được, thấy rằng các giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi của đơn vị đã đạt được hiệu quả cao..
- Qua đó nâng cao được chất lượng, cải thiện được điểm thi (nhất là tổ hợp môn mà học sinh cần xét tuyển vào nhóm ngành đã chọn), góp phần vào nâng cao tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học-Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp..
- Với phương pháp này giúp cho học sinh phát huy được năng khiếu học tập môn Hóa học, trong quá trình học tập, học sinh tự tìm tòi, sáng tạo, tự phát hiện, kích thích hứng thú và yêu thích bộ môn, không còn bị áp lực khi học giờ hóa học.
- Đồng thời cùng giúp học sinh tiếp cận và nắm vững kiến thức nhanh chóng, có đủ kiến thức để giải quyết các bài tập, các câu hỏi khó có độ phân hóa cao, giảm được áp lực cho học sinh..
- Người giáo viên cần coi giáo dục là một nguồn sức mạnh cho tương lai trong việc phát triển kiến thức và giáo dục các kĩ năng cần thiết cho học sinh để giải quyết các vấn đề thực tiễn đã và đang diễn ra trong xã hội hiện tại..
- Trên đây là một số kinh nghiệm và giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi mà trong nhiều năm qua tôi đã áp dụng và có được kết quả khá thành công.
- Chuyên đề Bồi dưỡng giáo viên ôn thi học sinh giỏi cấp THCS của Hội đồng bộ môn Hóa học-tỉnh An Giang..
- Dư Trí Thông-Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp trong bồi dưỡng học sinh giỏi đạt giải tại đơn vị”-THPT Bình Thạnh Đông-Phú Tân-An Giang.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt