« Home « Kết quả tìm kiếm

Ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ NÉT KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ VÀ NGÔN NGỮ VĂN.
- Nhà phê bình văn học thiên tài người Nga V.G.
- Những dòng chữ ngắn gọn này của Bêlinski, dù chỉ ở mức độ khái quát nhất, đã khắc hoạ khá rõ sự khác biệt về phong cách biểu hiện trong báo chí và văn học nghệ thuật..
- Ai cũng biết rằng báo chí và văn học nghệ thuật đều dùng ngôn từ như là thành tố số một trong việc xây dựng tác phẩm.
- Nguyên do là bởi báo chí và văn học là hai hình thái ý thức xã hội hoàn toàn biệt lập đối với nhau..
- Văn học có chức năng cơ bản là chức năng thẩm mỹ.
- Nó phản ánh thực tế bằng những hình tượng nghệ thuật vốn thoát thai từ cuộc sống nhưng lại in đậm dấu ấn riêng về quan niệm thẩm mỹ của tác giả.
- Còn báo chí có chức năng chủ yếu là thông tin.
- Chính các chức năng không giống nhau của văn học và báo chí đã khiến cho phong cách biểu hiện về ngôn ngữ của chúng có một số nét khác biệt cơ bản dưới đây:.
- Khác biệt về sự đánh giá.
- Sự đánh giá ở đây được hiểu là việc thể hiện thái độ, tình cảm của người viết đối với những điều được phản ánh trong tác phẩm.
- Trong văn học và trong báo chí, sự đánh giá khác nhau trước hết về phương tiện và cách thức biểu đạt..
- Đối với văn chương, phạm trù đánh giá thường được bộc lộ dưới các hình ảnh tràn đầy cảm xúc.
- Còn trong báo chí, hoạt động đánh giá mang tính công khai, mạnh mẽ, bao trùm.Trong quy trình sáng tạo của mình, báo chí liên tục tìm kiếm các phương tiện biểu đạt giàu sắc thái đánh giá.
- Chính vì thế, kho tàng các phương tiện đánh giá của nó phong phú và đa dạng hơn nhiều so với văn học .Trong ngôn ngữ báo chí, chúng ta có thể gặp những nhóm từ vựng chuyên biệt chỉ phục vụ cho việc đánh giá (những nhóm từ kiểu này thường được xem là của riêng văn phong báo chí, còn nếu chúng xuất hiện ở các văn phong khác thì đó là kết quả của sự vay mượn).
- còn nếu muốn biểu lộ sự đánh giá tiêu cực, người ta có thể lựa chọn các từ như: tiếp tay, câu kết, ngóc đầu, rùm beng, trả đũa, dính líu.
- Bên cạnh đó, để phục vụ cho mục đích đánh giá, báo chí còn sử dụng cả nhiều nhóm từ vựng khác như từ ngữ thông tục, từ ngữ hội thoại, từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài, tiếng lóng, v,v.
- 2 Rồi về mặt cú pháp, ngôn ngữ báo chí cũng dùng một số kiểu câu có cấu tạo đặc biệt,ví dụ:.
- Với những kiểu câu trên, thái độ của tác giả đối với sư kiện hay vấn đề trở nên rõ ràng và ấn tượng hơn..
- Song, có lẽ trong số các thủ pháp nhằm tạo sắc thái đánh giá cho ngôn ngữ báo chí, nổi bật nhất vẫn là việc sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, chơi chữ, nói lái, v.v., trong đó không thể không kể đến ẩn dụ như một phương tiện đánh giá có tầm quan trọng đặc biệt bởi tính phổ cập rộng rãi và tính hiệu quả cao của nó..
- Ẩn dụ báo chí đặt ra mục đích hàng đầu không phải là tạo hình tượng mà là đem lại hiệu quả đánh giá: khẳng định hay là phủ định (với các biểu hiện cụ thể như: sự hứng khởi, sự long trọng, niềm đam mê...,về một phía;.
- Chính vì lẽ đó mà cả nguồn gốc, cả đối tượng của ẩn dụ báo chí đều có những đặc trưng riêng rõ nét.
- ví dụ: kim chỉ nam, hòn đá tảng, ánh sáng chỉ đườ ng, vàng tr ắ ng, vàng đ en, v ự a lúa, b ộ i thu, ch ả y máu ch ấ t xám, c ă n b ệ nh tham nhũng...Tương tự, nguồn gốc của ẩn dụ cũng thường được lấy từ các lĩnh vực có uy tín xã hội cao, được nhiều người quan tâm, và chỉ cần đề cập tới chúng đã tạo nên các hiệu quả đánh giá (chẳng hạn với các thuật ngữ như: viêm, c ă n b ệ nh, th ẻ vàng, th ẻ đỏ , ph ụ c kích, d ọ n đườ ng, qu ả bom n ổ chậm, bắn, oanh tạc, đầu ra, đầu vào, v.v, nếu đưa vào các ngữ cảnh nhất định của giao tiếp báo chí sẽ trở thành các ẩn dụ rất sinh động, đậm chất bình giá)..
- Dưới đây là một số ví dụ khá điển hình về ẩn dụ báo chí:.
- Khảo cứu cho thấy, các ẩn dụ báo chí thường là sản phẩm sáng tạo của cá nhân nên hay mang tính ngẫu hứng chủ quan và gắn liền với ngữ cảnh hẹp.
- Nếu bị tách ra khỏi ngữ cảnh đó chúng chỉ còn là những từ ngữ thông thường biểu đạt các ý nghĩa thông thường mà không còn mang sắc thái biểu cảm - đánh giá nữa..
- Nếu so với ẩn dụ báo chí, ẩn dụ trong văn học nghệ thuật trước hết là các hình tượng, ví dụ:.
- Ẩn dụ trong văn học thường phản ánh cách nhìn của tập thể, xuất phát từ kiến thức chung của tập thể cho nên chúng mang tính khách quan.
- Ẩn dụ trong văn học liên quan tới mọi lĩnh vực và mọi đối tượng (chứ không chỉ dành cho một địa hạt hay một nhóm đối tượng được "ưu tiên".
- nào đó như trong báo chí.
- Qua phân tích các ví dụ có thể nói, ẩn dụ trong văn học không nhất thiết phải mang sắc thái đánh giá tích cực hay tiêu cực rõ nét như ẩn dụ báo.
- Không chỉ khác nhau về cách thức và phương tiện biểu đạt, sự đánh giá trong ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học còn khác nhau cả về tính chất quan hệ của chủ thể sáng tạo đối với chính sự đánh giá ấy..
- Sư đánh giá trong ngôn ngữ báo chí, cho dù nó được biểu hiện qua ẩn dụ hay bất kì phương tiện nào khác, luôn mang tính xã hội sâu sắc.
- Vì theo quan niệm của chủ thể phát ngôn, ý nghĩa xã hội của ngôn từ trong ngôn ngữ báo chí thể hiện ở chỗ nó không chỉ thuộc về riêng tác giả mà còn thuộc về cả một nhóm xã hội, tổ chức, liên minh, đảng phái, giai cấp mà có tư tưởng, đường lối, chính sách được tờ báo truyền bá với tư cách “nhà tuyên truyền và cổ động tập thể”.
- Bất kì một từ ngữ báo chí nào dường như cũng được.
- “thiêng liêng hoá” nhờ uy tín của tập thể (đảng phái hay liên minh) là cơ quan xuất bản hay biên tập ấn phẩm báo chí .
- Còn sự đánh giá trong ngôn ngữ văn học luôn gắn liền với chủ thể sáng tạo ra tác phẩm, nghĩa là nó mang tính cá thể rõ nét.
- Khác biệt về vai trò cái tôi tác giả.
- Nếu so sánh các phong cách của người phát (tức là “cái tôi” tác giả) trong ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học ta sẽ thấy chúng có nhiều điểm khác biệt quan trọng..
- Nguyên tắc cơ bản của ngôn ngữ báo chí, đồng thời cũng là cơ sở và đặc điểm cấu trúc của nó là sự công khai, sự biểu đạt trực tiếp và thẳng thắn.
- “cái tôi” của tác giả.
- Đây có thể xem là nét khác biệt khá nổi bật giữa báo chí và văn học, là nơi tác giả không bao giờ giao tiếp trực diện với độc giả..
- Trong phong cách báo chí, “cái tôi” đích thực của tác giả luôn đàm thoại trực tiếp với độc giả.
- Ở đây, mọi sự đánh giá, mọi niềm xúc cảm đều của chính “cái tôi” này, (tất nhiên, suy cho cùng, thì những sự đánh giá, những niềm cảm xúc ấy sẽ phải mang tính xã hội, vì tác giả của tác phẩm báo chí bao giờ cũng đại diện cho một nhóm xã hội, một tổ chức đảng hay một giai cấp.
- Do vậy kết cấu về ngôn từ trong báo chí thường in đậm chất xúc cảm cá nhân.
- tác giả cũng khác nhau.
- Có những loại thể báo chí mà ở đó chúng ta hầu như không thấy sự hiện diện của tính cá thể (như thông báo tin tức, tin vắn, tin thời sự,..).Thế nhưng nói chung, vai trò của “cái tôi” tác giả trong việc hình thành kết cấu ngôn ngữ báo chí đáng kể tới mức có thể coi nó là cơ sở để phân loại các tác phẩm báo chí..
- Trong khi đó thì ngôn ngữ văn học lại thiên về tính ước lệ.
- Tác giả, như là nguyên tắc, không đưa ra những lời đánh giá trưc tiếp, thẳng thắn đối với các nhân vật cũng như đối với ngôn từ và các hành vi của họ.
- Anh ta cứ từ từ đưa độc giả tới những đánh giá mà anh ta.
- Sự can thiệp trực tiếp của tác giả vào văn bản, mặc dù là có thể, nhưng không điển hình cho phong cách văn học nghệ thuật.
- Nó có thể là một thủ pháp cố ý (và độc giả dễ dàng nhận thấy điều đó), hoặc giả là biểu hiện của sư non yếu về bút pháp của tác giả.
- Tác phẩm báo chí luôn cảm thấy mình khác lạ, “khó ở” nếu phải khoác cái áo của văn xuôi nghệ thuật..
- Ngôn ngữ báo chí hoàn toàn không có tính ước lệ vốn đặc trưng cho văn xuôi nghệ thuật.
- Trong phong cách chức năng này, “cái tôi” tác giả thường thể hiện công khai (mức độ công khai ấy, như đã nói ở trên, đương nhiên còn phụ thuộc vào thể loại và giọng điệu trần thuật), nó không tách ra khỏi độc giả, không bị khách quan hoá như trong văn học nghệ thuật là nơi nhân vật phải sống một cuộc sống độc lập, không dính líu tới tác giả.
- Vì lẽ đó mà trong báo chí, tính cá nhân cũng như cái nét riêng biệt của tác giả cùng sự phong phú về tư tưởng và tình cảm của anh ta có ý nghĩa hết sức to lớn..
- Có thể nói, chính vị thế của tác giả xác định sự khác biệt cốt lõi, mang tính nguyên tắc, giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ báo chí.
- Ngôn ngữ báo chí đậm chất của chủ quan, giàu tính đánh giá (định danh và đánh giá), nó thường đơn diện, đơn thanh, còn ngôn ngữ văn học thường bị khách quan hoá, đa diện, đa thanh..
- Trong văn học nghệ thuật có thể xảy ra sự đan xen một số tầng ngôn ngữ: ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ các nhân vật;.
- Còn trong báo chí chủ thể đích thực của lời nói lại thường trùng với “cái tôi” của tác giả.
- Vì thế trong ngôn ngữ báo chí chúng ta hầu như chỉ bắt gặp.
- Thế nhưng tính đơn diện, đơn thanh của ngôn ngữ báo chí tuyệt đối không phải là dấu hiệu của sư nghèo nàn.
- Và cũng chính nhờ đặc điểm nói trên mà phong cách báo chí đã được sử dụng trong văn học nghệ thuật.
- Việc sử dụng ấy gắn liền với sự thể hiện một cách trưc tiếp, không giấu giếm quan điểm của tác giả.
- Nếu như với văn học nghệ thuật, sự can thiệp trực tiếp của tác giả vào diễn biến các sư kiện được phản ánh thường được xem như là sư lệch chuẩn hoặc là một thủ pháp cố ý (ngoài lề báo chí-chính luận), thì đối với phong cách báo chí - đây là quy luật tất yếu, là đặc điểm cơ bản của cấu trúc lời nói vốn làm nên đặc thù, sức mạnh cũng như sự biểu cảm của nó.
- Dù chủ thể sáng tạo của tác phẩm báo chí có nói về điều gì đi chăng nữa, thì trong cấu trúc ngôn từ của nó anh ta phải thể hiện trực tiếp “gi ọ ng đ i ệ u”, những đánh giá, cảm xúc, diễn biến tư tưởng, sự say mê, sự bức xúc của mình trước đề tài và đối tượng mà bài viết đề cập.
- Và thực tế cho thấy là chất báo chí luôn tỏ ra tỉ lệ thuận một cách trực tiếp với cảm xúc và thái độ của tác giả trước điều anh ta phản ánh.
- Có thể nói, chính sự công khai, thẳng thắn và tích cực trong quan điểm của tác giả đã làm cho báo chí (nhất là chính luận) trở thành phương tiện tác động có sức mạnh ghê gớm, nhiều khi vượt qua cả sức mạnh của văn học nghệ thuật..
- Nói tóm lại, trong phong cách văn học nghệ thuật, “cái tôi” tác giả luôn lẩn khuất, không lộ diện, còn “cái tôi” xuất hiện chỉ là hình tượng nghệ thuật - “cái tôi” thẩm mỹ của nhân vật là người dẫn chuyện.
- trong khi đó thì ở phong cách báo chí "cái tôi".
- Khi nói về các đặc điểm của ngôn ngữ báo chí, không thể nào không đề cập tới tính khuôn mẫu khó trộn lẫn của nó.
- Theo nhà nghiên cứu hàng đầu của Nga hiện nay về ngôn ngữ báo chí M.
- Shostac thì khuynh hướng thiên về việc lựa chọn các phương tiện ngữ pháp, rồi các điều kiện văn hoá - xã hội đặc biệt mà tờ báo đang tồn tại trong đó (chẳng hạn như phải dành cho một lượng độc giả đông tới mức không xác định được, và đồng thời phải thích ứng với những thói quen, những phong cách sử dụng ngôn từ đa dạng nhất của mọi tầng lớp trong xã hội) đã khiến cho các kiểu thông tin cơ bản thường gặp của báo chí như phỏng vấn, tin vắn.
- Đúng là báo chí không thể thiếu khuôn mẫu, nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng sự rập khuôn chỉ xảy ra trong địa hạt của ngôn ngữ báo chí.
- Cần phải khẳng định: hiện tượng này có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngôn ngữ nói chung.
- Tạo ra khuôn mẫu về ngôn từ, hay nói cách khác, xây dựng các công thức ngôn từ có sẵn, nhằm làm cho hoạt động giao tiếp trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn là một quá trình tự nhiên, khách quan, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội cũng như của ngôn ngữ.
- Thực tế cho thấy là tính uyển chuyển, linh hoạt và phát triển cao của ngôn ngữ văn hoá (ngôn ngữ chuẩn mực) được xác định chủ yếu là bằng mức độ qui chuẩn nó, tức là bằng số lượng nhiều hay ít các công thức, các khuôn mẫu dành cho các tình huống giao tiếp với các mục đích khác nhau.
- Nếu thiếu vắng những cái khuôn như vậy, hoạt động giao tiếp sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều, nó buộc người ta phải tự tạo ra những lối nói, những công thức ngôn từ cho từng điều kiện giao tiếp cụ thể, mà điều này là bằng chứng không thể phủ nhận về sự chưa hoàn chỉnh của các phong cách ngôn ngữ..
- Rập khuôn phản ánh cái xu hướng có bề sâu trong ngôn ngữ là tự động hoá, lặp lại, và ổn định các phương tiện biểu đạt, nhằm tạo ra một phương thức định danh và đánh giá quen thuộc và bền vững về mặt xã hội..
- Những điều kiện bên ngoài thúc đẩy sự rập khuôn hoá ngôn ngữ báo chí là tính chất tức thời của hoạt động báo chí, sự lặp lại thường xuyên và tính định kỳ của các đề tài, tình huống, v.v.
- Đặc trưng của sự rập khuôn hoá ngôn ngữ báo chí trước hết nằm trong tính đánh giá xã hội của nó.
- Chính nguyên tắc đánh giá (vốn được xem là cơ bản trong phong cách báo chí - chính luận) đã qui định không chỉ phương hướng mà còn cả tính chất sự rập khuôn hoá lời nói trong ngôn ngữ báo chí.
- đều mang sắc thái đánh giá: hoặc là tích cực, hoặc là tiêu cực.
- Còn các khuôn mẫu không mang sắc thái đánh giá chỉ chiếm một dung lượng rất nhỏ.
- Ngôn ngữ văn học cũng không hề xa lạ đối với tính khuôn mẫu..
- Nhưng tính chất và phương hướng của sự rập khuôn ở đó bị chi phối trước hết bởi một hoàn cảnh là: Ngôn ngữ của văn học nghệ thuật kỳ vọng vào sự tiếp nhận của mỗi cá nhân và xuất phát từ sự sản xuất ngôn từ cũng mang tính cá nhân.
- Cả báo chí, cả văn học đều hướng về độc giả đại chúng, nhưng báo chí thì hướng về quần chúng (hoặc các nhóm xã hội, các giai cấp biệt lập nào đó) nói chung.
- Còn văn học lại hướng tới từng độc giả cụ thể, và qua anh ta, tới tất cả mọi người.
- Tính cá thể hoá ngôn ngữ (cả về phương diện người phát, cả về phương diện người nhận), rồi sự cụ thể hoá theo kiểu hình tượng nghệ thuật đã tạo nên phẩm chất đặc thù riêng của văn chương nghệ thuật.
- Nhưng tính cá thể hoá ngôn ngữ lại hoàn toàn không loại trừ sự rập khuôn hoá, chỉ có điều sự rập khuôn ở đây phải tiếp nhận một hình thái phức tạp hơn.
- Dễ dàng nhận thấy, trong ngôn ngữ văn học nghệ thuật cái bị rập khuôn hoá không phải là hình thức ngôn từ, mà là thủ pháp, phương thức, phong cách diễn đạt.
- Mặc dù khuôn mẫu trong ngôn ngữ văn học không rõ nét như trong ngôn ngữ báo chí, nhưng nó vẫn là phần cốt lõi của toàn bộ phông ngôn từ.
- Trong văn học Việt Nam có không ít những khuôn mẫu về sử dụng ngôn từ của cá nhân đáng được lưu danh hậu thế.
- Đó là khuôn mẫu Tú Xương, nằm ở sự vận dụng những nghĩa gốc, nghĩa đen, nghĩa chính xác nhất của ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.
- Như vậy sự rập khuôn trong ngôn ngữ báo chí có khuynh hướng đánh giá và giao tiếp toàn xã hội, còn sự rập khuôn trong ngôn ngữ văn học nghệ thuật chỉ mang tính giao tiếp cá nhân.
- Khuôn mẫu của ngôn ngữ văn học trong trường hợp lý tưởng chỉ dành cho một lần sử dụng và thời gian tồn tại của nó so với khuôn mẫu báo chí ngắn hơn nhiều, chịu sự “hao mòn vô hình” nhanh hơn.
- Có lẽ đây chính là lý do khiến cho khuôn mẫu báo chí dễ bị nhận biết hơn và có vai trò nổi bật hơn trong việc xây dựng tác phẩm..
- Như vậy là chúng ta đã điểm qua một số nét khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học ở ba phương diện: sự đánh giá, vai trò “cái tôi” tác giả và tính khuôn mẫu.
- vậy xuất phát từ mục đích góp phần khảng định vị thế độc lập của báo chí và văn học với tư cách là những loại hình sáng tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cuộc sống con người.
- đồng thời giúp cho các chủ thể sáng tạo, khi viết tác phẩm, nhận thức được rõ ràng và chuẩn xác hơn cái phong cách ngôn ngữ mà mình đang thể hiện, để rồi từ đó, sử dụng ngôn từ một cách chủ động và có hiệu quả

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt