« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty PVGAS đến năm 2015


Tóm tắt Xem thử

- LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY PVGAS ĐẾN NĂM 2015 NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN TIẾN HẢI Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS.
- TRẦN TRỌNG PHÚC HÀ NỘI 2006 i MỤC LỤC Trang Mục lục i Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt iv MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.
- Chiến lược kinh doanh.
- Khái niệm chiến lược kinh doanh.
- Yêu cầu và ý nghĩa của chiến lược kinh doanh.
- Các loại hình chiến lược kinh doanh.
- 6 1.1.3.1 Căn cứ theo phân cấp quản lý doanh nghiệp.
- 6 1.1.3.3 Căn cứ vào tính chất của chiến lược kinh doanh.
- 7 1.1.3.4 Căn cứ vào hướng tiếp cận chiến lược kinh doanh.
- Quản lý chiến lược.
- Khái niệm quản lý chiến lược kinh doanh.
- Lợi ích của quản lý chiến lược.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Trình tự hoạch định chiến lược kinh doanh.
- Các mô hình phân tích chiến lược.
- Phân tích môi trường kinh doanh và đánh giá nội bộ.
- Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp.
- Đánh giá nội bộ doanh nghiệp.
- 24 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA CÔNG TY PVGAS.
- Giới thiệu Công ty PVGAS.
- Khái quát về Công ty PVGAS.
- Chức năng nhiệm vụ của Công ty.
- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty PVGAS.
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty PVGAS giai đoạn 2001-2005.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Công ty.
- Sản phẩm và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Thương hiệu và uy tín của Công ty.
- Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài.
- 66 CHƯƠNG 3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY PVGAS ĐẾN NĂM 2015.
- Các căn cứ để hoạch định chiến lược.
- Mục tiêu chiến lược đến năm 2015.
- Đánh giá các phương án và lựa chọn chiến lược.
- Các chiến lược bộ phận.
- 76 3.5.2.2 Phát triển sản phẩm.
- Các giải pháp thực hiện chiến lược.
- 92 KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 Danh mục các bảng Bảng 2.1 - Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2001-2005 của Công ty PVGAS 30 Bảng 2.2 - Cơ cấu lao động của Công ty PVGAS 37 Bảng 2.3 - Tổng hợp đánh giá tình hình nội bộ của Công ty 43 Bảng 2.4 - Dự báo nguồn cung khí 47 Bảng 2.5 - Dự báo nguồn cung LPG 48 Bảng 2.6 - Dự báo nguồn cung condesate 49 Bảng 2.7 - Dự báo nhu cầu khí của các nhà máy điện giai đoạn Bảng 2.8 - Dự báo nhu cầu khí của các nhà máy đạm giai đoạn Bảng 2.9 -Dự báo nhu cầu khí của các hộ công nghiệp giai đoạn Bảng 2.10 -Dự báo nhu cầu LPG của thị trường giai đoạn Bảng 2.11 - Tổng hợp đánh giá các yếu tố cơ bản của môi trường bên ngoài 63 Bảng 3.1 - Cân đối cung - cầu khí khô giai đoạn Bảng 3.1 - Cân đối cung - cầu LPG giai đoạn Bảng 3.3 - Phân tích chiến lược theo ma trận SWOT 72 Danh mục các hình vẽ, đồ thị Hình 2.1 - Sơ đồ tổ chức Công ty PVGAS 35 Phụ lục Sơ đồ thu gom khí Miền Nam Bản đồ phân lô dầu khí Việt Nam iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNG Khí nén tự nhiên (Compress Natural Gas) LNG Khí tự nhiên hóa lỏng (Liquid Natural Gas) LPG Khí hóa lỏng (Liquid Petrolium Gas) PVGAS Công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm khí PV/PETROVIETNAM Tổng Công ty Dầu Khí Việt Nam 1 MỞ ĐẦU Trong vòng 20 năm trở lại đây ngành Dầu Khí đã có những bước phát triển vượt bậc trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, góp phần đáng kể vào việc nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam.
- Với chức năng vận chuyển, phân phối, chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí, qua hơn 15 năm hình thành và phát triển Công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm khí (PVGAS) đã trở thành một trong những công ty chủ lực của Tổng Công ty Dầu Khí Việt nam.
- Chính Phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt nam đến năm 2015.
- Để đạt được các mục tiêu của ngành trong chiến lược được duyệt đòi hỏi mỗi đơn vị trong ngành Dầu Khí phải xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh của đơn vị mình.
- Với vai trò, tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn của chiến lược kinh doanh Công ty nên tôi đã chọn đề tài "Hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty PVGAS đến năm 2015" để nghiên cứu, với hy vọng luận văn sẽ phần nào đóng góp vào thực tế xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty PVGAS, nơi tôi đang làm việc.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về chiến lược và hoạch định chiến lược Công ty.
- 2 Phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty PVGAS để đưa ra các chiến lược cho Công ty PVGAS và đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng: hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chế biến kinh doanh các sản phẩm khí.
- Kết cấu của luận văn : gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược và hoạch định chiến lược Chương 2: Phân tích thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty PVGAS Chương 3: Chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty PVGAS đến năm 2015 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Các cơ sở lý luận về chiến lược và hoạch định chiến lược được tác giả tổng hợp trên cơ sở các tài liệu về chiến lược và các tài liệu liên quan khác trong danh mục tài liệu tham khảo.
- Chiến lược kinh doanh 1.1.1.
- Khái niệm chiến lược kinh doanh Tùy theo từng cách tiếp cận mà xuất hiện các quan điểm khác nhau về chiến lược kinh doanh.
- Theo cách tiếp cận cạnh tranh, Micheal Porter cho rằng "Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ".
- Theo cách tiếp cận coi chiến lược kinh doanh là một phạm trù của khoa học quản lý, Alfred Chandler viết "Chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương trình hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản đó".
- Theo cách tiếp cận kế hoạch hóa, James B.Quinn cho rằng "Chiến lược kinh doanh là một dạng thức hay là một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các chương trình hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau".
- Theo William J.Glueck "Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện".
- 4 Như vậy chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là tập hợp thống nhất các mục tiêu, các chính sách, biện pháp và cách thức phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh phản ảnh các hoạt động của đơn vị kinh doanh bao gồm quá trình đặt ra các mục tiêu và các biện pháp, các phương tiện sử dụng để đạt được mục tiêu đó.
- Yêu cầu và ý nghĩa của chiến lược kinh doanh a) Yêu cầu của chiến lược kinh doanh - Phải xác định rõ những mục tiêu cơ bản cần phải đạt được trong từng thời kỳ và cần phải quán triệt ở mọi cấp, mọi lĩnh vực hoạt động trong doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo huy động tối đa và kết hợp một cách tối ưu việc khai thác và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp trong kinh doanh, nhằm phát huy được những lợi thế, nắm bắt những cơ hội để giành ưu thế trong cạnh tranh.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh trong một quá trình liên tục từ xây dựng đến thực hiện, đánh giá, kiểm tra, điều chỉnh chiến lược.
- Chiến lược kinh doanh được lập ra trong một khoảng thời gian tương đối dài thường là 3 năm, 5 năm hay 10 năm.
- b) Ý nghĩa của chiến lược kinh doanh - Giúp doanh nghiệp nhận thấy rõ mục đích hướng đi của mình, làm cơ sở cho mọi kế hoạch hành động cụ thể, tạo ra những phương án kinh doanh tốt hơn thông qua việc sử dụng phương pháp tiếp cận 5 hệ thống, tăng sự liên kết và gắn bó của cán bộ quản lý trong thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
- Tận dụng được các cơ hội của môi trường khi nó xuất hiện, giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với biến đổi của môi trường, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
- Giúp cho doanh nghiệp tạo ra thế chủ động tác động tới môi trường, làm thay đổi môi trường cho phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp, tránh tình trạng thụ động.
- Hoạch định chiến lược khuyến khích doanh nghiệp hướng về tương lai, phát huy sự năng động sáng tạo, ngăn chặn những tư tưởng ngại thay đổi, làm rõ trách nhiệm cá nhân, tăng cường tính tập thể.
- Tóm lại: chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa một bên là nguồn lực và các mục tiêu của 6 doanh nghiệp, một bên là các cơ hội thị trường và vị thế cạnh tranh trên thị trường.
- Các loại hình chiến lược kinh doanh 1.1.3.1 Căn cứ theo phân cấp quản lý doanh nghiệp - Chiến lược cấp công ty.
- Chiến lược của các phòng ban chức năng.
- Chiến lược của các đơn vị cơ sở của công ty.
- Trong đó chiến lược cấp công ty là chiến lược tổng thể đề cập đến những vấn đề chính quan trọng bao gồm toàn bộ công ty như ngành kinh doanh nào là chính, ngành kinh doanh nào cần loại bỏ, ngành kinh doanh mới nào cần đầu tư tham gia và các chính sách để thực hiện mục tiêu của công ty.
- Trên cơ sở chiến lược công ty các phòng ban chức năng và đơn vị cơ sở xây dựng chiến lược thuộc cấp mình quản lý.
- 1.1.3.2 Căn cứ vào phạm vi tác dụng - Chiến lược chung (chiến lược công ty): chiến lược chung thường đề cập những vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất và có ý nghĩa lâu dài, quyết định những vấn đề sống còn của doanh nghiệp như phương hướng kinh doanh, chủng loại hàng hoá dịch vụ được lựa chọn, thị trường tiêu thụ, các mục tiêu tài chính và các chỉ tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.
- Chiến lược bộ phận: là các chiến lược chức năng xác định cách thức hoạt động cho từng lĩnh vực, từng mặt hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.
- Các chiến lược bộ phận đóng vai trò là các chiến lược giải pháp để thực hiện chiến lược chung của doanh nghiệp, bao gồm các 7 loại sau: chiến lược mặt hàng và dịch vụ, chiến lược thị trường và khách hàng, chiến lược cạnh tranh, chiến lược marketing, chiến lược tài chính, chiến lược con người, chiến lược nghiên cứu và phát triển, chiến lược phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh, chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế.
- Chiến lược chung và chiến lược bộ phận liên kết với nhau thành một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh của một doanh nghiệp.
- 1.1.3.3 Căn cứ vào tính chất của chiến lược kinh doanh a) Chiến lược tăng trưởng  Chiến lược tăng trưởng tập trung: gồm 3 loại chiến lược thâm nhập thị trường, phát triển thị trường và phát triển sản phẩm.
- Chiến lược thâm nhập thị trường: là cách làm tăng thị phần cho các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có trong các thị trường hiện tại của doanh nghiệp bằng nỗ lực tiếp thị lớn hơn.
- Chiến lược này được sử dụng rộng rãi như một chiến lược đơn độc và được kết hợp với các chiến lược khác.
- Chiến lược phát triển thị trường: là chiến lược tăng trưởng bằng cách đưa những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có vào những khu vực địa lý mới hoặc tìm kiếm khách hàng mới trên hiện trường hiện tại.
- Chiến lược phát triển sản phẩm: là chiến lược tăng trưởng thông qua phát triển sản phẩm mới để tiêu thụ trên thị trường hiện tại 8 bằng cách cải tiến, sửa đổi những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại hoặc đưa ra các sản phẩm mới.
- Chiến lược phát triển sản phẩm bao gồm: chiến lược thích nghi sản phẩm, chiến lược sản phẩm mới.
- Chiến lược thích nghi sản phẩm: đây là sự thay đổi sản phẩm để thoả mãn các yêu cầu và thị hiếu của thị trường.
- Chiến lược sản phẩm mới: là việc sáng tạo ra các sản phẩm mới cho thị trường (sản phẩm được coi là mới nếu như sản phẩm đó chưa được bán ở doanh nghiệp hoặc chưa giới thiệu ở thị trường.
- Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập - Chiến lược hội nhập theo chiều dọc: gồm hội nhập thuận chiều và hội nhập ngược chiều.
- Chiến lược hội nhập thuận chiều (kết hợp về phía trước): là chiến lược nhằm tăng quyền sở hữu hoặc sự kiểm soát đối với các nhà phân phối hoặc các nhà bán lẻ.
- Chiến lược hội nhập ngược chiều (kết hợp về phía sau): là chiến lược nhằm tìm kiếm quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát của các nhà cung cấp của mình.
- Chiến lược này đặc biệt thích hợp khi các nhà cung cấp hiện tại của doanh nghiệp 9 không thể tin cậy được, quá đắt hoặc không thể thỏa mãn đòi hỏi của doanh nghiệp.
- Chiến lược kết hợp theo chiều ngang: là chiến lược nhằm tìm kiếm quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Chiến lược tăng trưởng bằng đa dạng hóa hoạt động Là chiến lược tăng trưởng thông qua đầu tư vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau nhằm san xẻ rủi ro và phát triển thị trường.
- Có ba loại chiến lược đa dạng hóa: đa dạng hóa đồng tâm, đa dạng hóa theo chiều ngang và đa dạng hóa hỗn hợp.
- Liên doanh Hai hay nhiều công ty thành lập nên một công ty liên doanh hay hợp doanh.
- Các liên doanh và các hợp đồng hợp tác kinh doanh đang được sử dụng rất nhiều trên thế giới, chúng cho phép các công ty tận dụng 10 các lợi thế của các thành viên về vốn, kỹ thuật.
- b) Chiến lược suy giảm.
- Chiến lược thu hẹp bớt hoạt động: Thu hẹp bớt hoạt động được sử dụng khi một doanh nghiệp tổ chức lại hoạt động thông qua việc cắt giảm chi phí và tài sản để cứu vãn tình thế doanh số và lợi nhuận đang sụt giảm.
- Thu hẹp hoạt dộng có thể đòi hỏi bán đi đất đai, nhà cửa để tăng lượng tiền mặt cần thiết, cắt bớt dây chuyền sản xuất, ngừng các hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, đóng cửa các nhà máy lỗi thời, tự động hoá các dây chuyền sản xuất, giảm bớt số nhân viên và lập ra các hệ thống kiểm soát các chi phí.
- Cắt bỏ bớt hoạt động Cắt bỏ bớt hoạt động là việc bán đi một bộ phận hay một phần của doanh nghiệp.
- Cắt bỏ bớt hoạt động thường được sử dụng để tăng vốn cho các hoạt động đầu tư hay mua lại có tính chiến lược.
- Cắt bỏ bớt hoạt động có thể là một phần của chiến lược thu hẹp hoạt động toàn thể để loại bỏ các ngành kinh doanh không có lãi, hoặc đòi hỏi quá nhiều vốn, hoặc không phù hợp với các hoạt động khác của doanh nghiệp.
- 1.1.3.4 Căn cứ vào hướng tiếp cận chiến lược kinh doanh.
- Chiến lược tập trung vào những nhân tố then chốt: tư tưởng chỉ đạo hoạch định chiến lược kinh doanh ở đây là không dàn trải các nguồn lực mà cần tập trung cho những hoạt động kinh doanh có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh dựa trên ưu thế tương đối: tư tưởng chỉ đạo hoạch định chiến lược kinh doanh ở đây bắt đầu từ sự phân tích, so sánh sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp mình so với các đối thủ cạnh tranh, thông qua sự phân tích đó tìm ra những thế mạnh, điểm yếu của mình làm chỗ dựa cho chiến lược kinh doanh.
- Ưu thế tương đối của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh có thể là : chất lượng, giá bán sản phẩm, dịch vụ, công nghệ sản xuất, mạng lưới tiêu thụ.
- Chiến lược kinh doanh sáng tạo tấn công: chiến lược kinh doanh này được xây dựng bằng cách nhình thẳng vào những vấn đề phổ biến, tưởng như khó làm khác được, đặt câu hỏi tại sao phải làm như vậy? Xát lại những vấn đề đã được kết luận trước đây, để tìm nhữngkhám phá mới làm cơ sở cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình.
- Chiến lược khai thác khả năng tiềm tàng: cách xây dựng chiến lược kinh doanh ở đây không nhằm vào nhân tố then chốt mà nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của các nhân tố thuận lợi, đặc biệt là tiềm năng sử dụng nguồn lực dư thừa, nguồn lực hỗ trợ của các lĩnh vực kinh doanh trọng yếu.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt