« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở - Một phương thức bảo đảm quyền tiếp cận, thụ hưởng giáo dục đại học


Tóm tắt Xem thử

- THỤ HƯỞNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC.
- TIẾP CẬN, THỤ HƯỞNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC – MỘT QUYỀN CON NGƯỜI PHẢI ĐƯỢC BẢO ĐẢM MỘT CÁCH BÌNH ĐẲNG, CÔNG BẰNG CHO BẤT CỨ AI CÓ KHẢ NĂNG.
- Tiếp cận, thụ hưởng giáo dục là phương thức quan trọng nhất giúp mỗi cá nhân có năng lực tự thân để theo kịp sự phát triển chung của cộng đồng, dân tộc và nhân loại..
- Nếu giáo dục tiểu học và trung học giúp các cá nhân có kiến thức, kỹ năng căn bản để tham gia vào lực lượng lao động, không bị rơi vào đói nghèo cùng cực, bị gạt ra khỏi bên lề xã hội thì giáo dục đại học lại là cơ hội giúp các cá nhân phát triển tối đa mọi tiềm năng sẵn có.
- (tố chất, thiên hướng) cùng những năng lực, ước vọng về nghề nghiệp được bồi đắp từ nền tảng giáo dục trước đó.
- Giáo dục đại học chính là phương thức thúc đẩy, là cơ sở tạo ra sự phân hóa hợp quy luật đó.
- Giáo dục đại học đóng vai trò phân hóa và tách ra trong lực lượng lao động bộ phận người lao động chân tay trực tiếp trở thành người lao động chuyên đảm nhiệm các công việc yêu cầu cao về lao động trí óc với những kỹ năng toàn diện [4, tr.15].
- Cho nên, tiếp cận, thụ hưởng giáo dục đại học là điều kiện giúp các cá nhân có thiên hướng lao động trí óc được đào tạo trang bị tri thức, huấn luyện kỹ năng toàn diện để chủ động tham gia vào sự phân hóa trong lực lượng lao động nhằm bảo đảm “quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi và được bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp”.
- Thông qua giáo dục – đào tạo – huấn luyện, năng lực tiềm ẩn ấy có cơ hội trở thành kỹ năng.
- Tiếp cận với giáo dục đại học là điều kiện để đại đa số các cá nhân có năng lực khác nhau đều có cơ sở và cơ hội phát huy tiềm năng, thiên hướng nghề nghiệp..
- Trong quá trình tiếp cận với giáo dục đại học để đạt được các kỹ năng, phấn đấu trở thành tài năng, mỗi cá nhân đồng thời có cơ hội phát triển, bộc lộ nhân tính, bồi đắp giá trị tự thân.
- Xã hội phải tạo điều kiện để mọi cá nhân thuận lợi trong việc thực hiện quyền theo đuổi hạnh phúc còn giáo dục đại học phải bảo đảm mở rộng cơ hội cho tất cả những ai có năng lực, giúp họ tự do phát triển trong mối liên kết, hợp tác với cộng đồng, xã hội thông qua tiếp cận, thụ hưởng giáo dục..
- Rõ ràng, bảo đảm một cách bình đẳng, công bằng cho bất cứ ai có khả năng được tiếp cận, thụ hưởng giáo dục đại học là cách thức bảo đảm quyền con người thiết thực, giàu giá trị nhân sinh nhân bản..
- Giáo dục đại học với vai trò của mình, có mối quan hệ khăng khít với chất lượng, trạng thái an toàn về nguồn nhân lực.
- Bảo đảm bình đẳng, công bằng trong tiếp cận, thụ hưởng giáo dục đại học cho bất cứ ai có khả năng không chỉ là phương thức để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn là giải pháp thiết thực bảo đảm sự phát triển bền vững của quốc gia.
- Tóm lại, là một quyền con người cơ bản trong xã hội hiện đại, giáo dục tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển cá nhân, cộng đồng, xã hội.
- dục và tiếp cận giáo dục đại học vì sự phát triển bền vững của cá nhân, xã hội, mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân với xã hội.
- Cho nên, tại Điều 26 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 cùng với việc nhấn mạnh: “Mọi người đều có quyền được học tập” [dẫn theo 5, 53] còn khẳng định rõ: “Giáo dục đại học hay cao hơn phải theo nguyên tắc công bằng cho bất cứ ai có khả năng” [dẫn theo 5, 53].
- Điều 61 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 khẳng định: phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm cung cấp nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
- ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng khó khăn.
- Ngoài ra, vì sự phát triển bền vững của cá nhân và xã hội, việc bảo đảm quyền được giáo dục gắn liền với nguyên tắc công bằng, bình đẳng, nhân đạo còn được Hiến pháp nhấn mạnh tới các đối tượng như trẻ em, thanh niên, phụ nữ tại Điều 37, Điều 26..
- PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ - MỘT GIẢI PHÁP THIẾT THỰC, BỀN VỮNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN, THỤ HƯỞNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC.
- Là quốc gia đang phát triển với cơ cấu dân số vàng, Việt Nam hiện có tỷ lệ người đang ở trong (và chuẩn bị bước vào) độ tuổi lao động cao với nhu cầu tiếp cận, thụ hưởng giáo dục đại học lớn.
- Trong khi đó, cách thức tổ chức, các mô hình giáo dục của đa số các trường đại học thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân, đặc biệt là với người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số.
- Giáo dục đại học để trở thành động lực phát triển xã hội, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, công việc đặt ra đối với mỗi cá nhân đòi hỏi không chỉ hướng đến các cá nhân ở độ tuổi sinh viên (18 – 25 tuổi).
- Giáo dục đại học Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu này.
- Đồng thời, cách thức tổ chức giáo dục của các trường đại học càng không đáp ứng được nhu cầu học tập của nhóm người dễ bị tổn thương.
- Trước tình hình đó, việc phát triển mô hình giáo dục đại học năng động, hiện đại với nguồn tài nguyên giáo dục đa dạng, phong phú, sẵn có là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận, thụ hưởng giáo dục của mọi cá nhân có khả năng, bảo đảm chất lượng thực sự của giáo dục đại học, thúc đẩy vai trò tích cực, chủ đạo của giáo dục đại học trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước..
- Nghiên cứu về con người dưới góc độ giáo dục học, động lực học có thể thấy: năng lực của mỗi người vốn khác nhau, khi ở trong môi.
- trường, điều kiện sống, điều kiện giáo dục khác nhau sẽ có cơ hội bộc lộ, phát triển, bứt phá khác nhau.
- Vì thế, phải có hình thức, cách thức tổ chức giáo dục đa dạng, phong phú để phát triển những năng lực khác nhau của các cá nhân.
- “Hướng tới tương lai là giáo dục phải phục vụ cho sự phát triển xã hội tương lai của đất nước” [4, tr.195].
- Điều đó có nghĩa: “Một là, giáo dục phải thích ứng với nhu cầu phát triển của xã hội tương lai.
- Hai là, giáo dục phải đặt nền móng tốt đẹp cho sự phát triển suốt đời của cá thể trong tương lai” [4, tr.196]..
- Trên thế giới, thuật ngữ “giáo dục mở” (Open Education - OE) với mô hình, tính chất của nó được biết đến từ đầu thế kỷ XX.
- Dưới góc độ nhân quyền, phát triển giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở (Open Educational Resources - OER) là cách thức tổ chức giáo dục nhằm bảo đảm, hiện thực hóa ngày càng tốt hơn quyền được học tập của mọi cá nhân..
- Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn của giáo dục trong nước cũng như quốc tế, có thể thấy giáo dục đại học Việt Nam hiện đang phải giải quyết các mâu thuẫn cơ bản sau: (i) mâu thuẫn giữa phương thức tổ chức, cung cấp giáo dục với nhu cầu tiếp cận, thụ hưởng giáo dục của người dân dưới góc độ quyền con người.
- (ii) mâu thuẫn giữa phương thức tổ chức, cung cấp giáo dục với yêu cầu bảo đảm chức năng, vai trò của giáo dục, yêu cầu đáp ứng về chất lượng, số lượng nguồn nhân lực cho xã hội.
- (iii) mâu thuẫn giữa mục đích, mục tiêu phát triển giáo dục với quy cách tổ chức, thực hiện các hoạt động giáo dục, hình thức giáo dục.
- (v) mâu thuẫn giữa yêu cầu hội nhập và khả năng hội nhập của giáo dục đại học Việt Nam..
- Trước xu thế phát triển của thế giới, việc tăng cường phát triển OE, OER cho giáo dục đại học Việt Nam hiện nay là một hướng đi rất thiết thực góp phần:.
- (i) Giải quyết tốt các mâu thuẫn cơ bản trên đây của giáo dục đại học;.
- (ii) Đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục đại học của quốc gia gắn với bảo đảm quyền tiếp cận, thụ hưởng giáo dục đại học của tất thảy các cá nhân có khả năng;.
- (iii) Giúp giáo dục đại học Việt Nam rút ngắn sự lạc hậu về chất lượng cũng như phương thức tổ chức so với các nước trong khu vực và quốc tế;.
- (iv) Phát huy được vai trò, sự hỗ trợ của khoa học công nghệ thông tin và truyền thông đối với giáo dục đại học;.
- (v) Đưa tới sự thuận lợi trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác, đối ngoại về giáo dục của chính phủ cũng như các trường đại học;.
- (vi) Tạo cơ hội để xây dựng một cơ chế giám sát mở, cung ứng mở trong giáo dục đại học đồng thời phát huy được vai trò chủ động tích cực, lợi thế vàng của người học và nguồn nhân lực giáo dục hiện có..
- Đây là mấu chốt, điều kiện để xây dựng một nền giáo dục đại học có tính mở, hiện đại, năng động, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội cao..
- Cũng trong bình luận này, giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (TVE) là một phần quan trọng của quyền được giáo.
- Rõ ràng, căn cứ theo Bình luận chung số 13 của Ủy ban về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội của Liên hợp quốc, việc phát triển OE, OER là rất cần thiết tại Việt Nam vì bảo đảm quyền được giáo dục nghề của các cá nhân..
- Như vậy, với mô hình OE, OER người học được bảo đảm và phát huy vai trò là chủ thể quyền, chủ động tiếp cận, thụ hưởng giáo dục đại học..
- OE, OER đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội tiếp cận, làm chủ công nghệ thông tin, truyền thông nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khắc phục sự bất bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử và kỳ thị trong giáo dục.
- Mặc dù nhu cầu của mỗi cá nhân đều quan trọng như nhau, pháp luật quốc gia và quốc tế đều thừa nhận quyền bình đẳng trong giáo dục của mọi thành viên xã hội nhưng với cách thức tổ chức giáo dục hiện nay ở Việt Nam sự bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử rất dễ dàng xảy ra trong.
- hoạt động giáo dục thường ngày.
- Giáo dục với ý nghĩa là quyền con người gắn với mỗi cá nhân cụ thể luôn đòi hỏi tất cả các chủ thể xã hội phải có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm, thúc đẩy thực hiện thông qua cách thức tổ chức thực thi các hoạt động cụ thể..
- Phát triển OE, OER ở bậc đại học là rất cần thiết giúp giáo dục đến được với phụ nữ, phụ nữ thuận tiện, dễ dàng hơn trong việc thụ hưởng giáo dục.
- Được tiếp cận với giáo dục đại học có chất lượng tốt, năng lực, kỹ năng, giá trị, thái độ của phụ nữ sẽ chuyển biến tích cực giúp họ đủ khả năng tự chống lại sự phân biệt đối xử và bất bình đẳng cho chính bản thân cũng như những người xung quanh.
- OE, OER thúc đẩy một nền giáo dục thực học ở bậc đại học, khắc phục các nhược điểm của giáo dục truyền thống, của cả người dạy lẫn người học.
- Thực chất nhiệm vụ của giáo dục đại học không phải là đào tạo ra những người có bằng đại học mà là đào tạo ra những người lao động có trình độ tay nghề, năng lực nghề nghiệp ở cấp độ - trình độ đại học (level.
- OE, OER sẽ nâng cao chất lượng tự học tránh được bệnh thành tích trong giáo dục, khắc phục những hạn chế của giáo dục truyền thống.
- OE, OER giúp các cá nhân chủ động tiếp cận với giáo dục, chủ động khắc phục khó khăn để thụ hưởng giáo dục bằng cách học bất cứ nơi đâu, học bất cứ khi nào, học bất cứ ai và ở bất cứ độ tuổi nào.
- Với cách thức tổ chức của mình OE, OER đã tạo ra một nền giáo dục thực học cho quốc gia: người học được thỏa mãn nhu cầu thực sự trong học tập, chịu trách nhiệm thực sự về việc học tập, tận dụng được mọi cơ hội để học tập.
- còn giáo dục thực sự hướng đến người học.
- Giáo dục là hoạt động đầu tư cho tương lai nhưng để đạt được chất lượng thực sự đòi hỏi sự chi phí không hề nhỏ ở hiện tại.
- cùng các chi phí khác liên tục phát sinh trong hoạt động giáo dục hàng ngày.
- Rõ ràng OE, OER đem lại hiệu quả lớn về kinh tế trong việc đầu tư, chi phí cho giáo dục đồng thời thúc đẩy việc tiếp cận giáo dục đại học của người dân dễ dàng, thuận tiện, chất lượng hơn rất nhiều so với mô hình, cách thức tổ chức giáo dục đại học truyền thống..
- OE, OER tạo ra quy luật cạnh tranh mở trong giáo dục và môi trường giáo dục vĩ mô.
- Hoạt động giáo dục luôn có tính lan truyền và hiệu ứng xã hội.
- Giáo dục đại học của Việt Nam theo kiểu truyền thống khép kín không thúc đẩy hiệu quả quá trình này nên lạc hậu so với khu vực và quốc tế, chưa đáp ứng được quyền lợi của cả người dạy lẫn người học, không tạo được tính đồng thuận xã hội..
- OE, OER tạo sự liên kết giữa các cơ sở giáo dục với các doanh nghiệp, tập đoàn, mọi thành viên trong xã hội có khả năng, nhu cầu đóng góp trí lực, vật lực phát triển giáo dục.
- Với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ OE, OER vừa làm gia tăng số lượng các cá nhân được tiếp cận với giáo dục đại học vừa làm tăng tính kết nối, chất lượng, số lượng các cá nhân tham gia vào hoạt động cung ứng, phát triển giáo dục.
- OE, OER thúc đẩy và đảm bảo tính minh bạch trong giáo dục đại học thông qua cơ chế giám sát mở nhờ đó huy động được sự chung tay phát triển giáo dục của mọi chủ thể xã hội, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền, lợi ích chính đáng của người học, tính hữu ích của quá trình giáo dục.
- khi tham gia hoạt động giáo dục.
- Các quốc gia trên thế giới có nền giáo dục phát triển đều thực tiễn hóa và thống nhất về triết lý giáo dục nên giáo dục của họ được xã hội chấp nhận vì đáp ứng được nhu cầu của xã hội và người học..
- Việc phát triển OE, OER ở bậc đại học chính là sự nội luật hóa, thực tiễn hóa pháp luật quốc tế về quyền con người trong giáo dục được đề cập tới tại nhiều văn kiện pháp lý quan trọng như: Hiến chương Liên hợp quốc, 1945.
- “nhiều hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội chậm được khắc phục.
- Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, phải nâng cao dân trí, phát triển giáo dục gắn liền và dựa trên các quan điểm, cách thức tổ chức, phương châm giáo dục hiện đại.
- Tóm lại, phát triển OE, OER là phù hợp với thời đại, xu thế phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế tri thức, hội nhập, toàn cầu hóa, quốc tế hóa gắn liền giáo dục với kinh tế để lợi ích cá nhân và xã hội được thống nhất.
- Muốn cạnh tranh kinh tế thành công phải có chiến lược phát triển nhân lực, nhân tài thông qua giáo dục.
- TRIỂN VỌNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN, THỤ HƯỞNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM.
- Bàn về vai trò của giáo dục đối với xã hội, nhà triết học – giáo dục người Mỹ, Jonh Dewey cho rằng: Nhà trường có khả năng tạo ra thay đổi xã hội.
- Trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao, kinh tế phát triển, chênh lệch giàu nghèo giảm, tình trạng mất cân đối giữa sự phát triển kinh tế với sự phát triển văn hóa – giáo dục của một số tỉnh sẽ được khắc phục (ví dụ: tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn)..
- Phát triển OE, OER chính là “nâng cao trình độ sinh hoạt văn minh vật chất” [4, tr.101] trong hoạt động giáo dục ở Việt Nam.
- Thông qua việc bảo đảm quyền tiếp cận, thụ hưởng giáo dục đại học, OE và OER sẽ góp phần nâng cao tố chất văn hóa – khoa học của mọi thành viên tham gia vào hoạt động giáo dục và có khả năng đóng góp cho sự phát triển giáo dục..
- Thông qua việc kết nối cá nhân với xã hội, giáo dục với lao động trong quá trình đào tạo, OE và OER góp phần chống nạn thất nghiệp mà người học có khả năng phải đối mặt sau khi hoàn thành khóa đào tạo đại học..
- OE, OER không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục đại học mà còn thúc đẩy chất lượng và sự minh bạch trong toàn hệ thống giáo dục nói chung..
- Giáo dục là cơ sở, động lực của mọi tiến trình phát triển xã hội.
- Vì thế, mọi hoạt động giáo dục phải vì con người, hướng về con người, con người phải là trung tâm, mục tiêu của sự phát triển giáo dục, vừa là đối tượng vừa là chủ thể của hoạt động giáo dục [6, tr.14].
- Để giáo dục đại học đến được với mọi người, mọi người luôn có cơ hội tiếp cận, thụ hưởng giáo dục theo khả năng đòi hỏi phải tổ chức, phát triển một nền.
- giáo dục đại học thực sự vì mọi người, cho mọi người và giáo dục suốt đời để hoàn thiện bản thân giúp mỗi cá nhân đều có thể làm việc, chung sống, tồn tại cùng cộng đồng, xã hội.
- Phát triển OE, OER chính là yêu cầu, phương thức giúp giáo dục đại học đáp ứng được các yêu cầu đó..
- Để bảo đảm quyền tiếp cận, thụ hưởng giáo dục đại học cần tiến hành hàng loạt các giải pháp, công việc đồng bộ, rộng khắp với mọi chủ thể có liên quan góp phần tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc phát triển OE, OER.
- Chính phủ phải quản lý vĩ mô, tiến hành kiểm định chất lượng giáo dục đại học của quốc gia dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế trong việc phát triển OE, OER, không can thiệp sâu vào hoạt động tổ chức giáo dục của các cơ sở đào tạo đại học khi không có khảo sát đánh giá hay phản hồi tiêu cực từ phía cộng đồng..
- Phải có quy định pháp luật cụ thể về trách nhiệm hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục đại học với nhau và với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các thành viên trong xã hội, tổ chức, nhà tài trợ….
- Sự hợp tác này càng chu đáo, sát thực bao nhiêu, hiệu quả của việc bảo đảm quyền tiếp cận, thụ hưởng giáo dục đại học càng cao bấy nhiêu, góp phần quan trọng vào việc chống lại nạn thất nghiệp cho người học ngay từ giai đoạn đào tạo nghề.
- Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam.
- Triết học giáo dục hiện đại..
- “Luận bàn về: Xây dựng nền giáo dục mở trên cơ sở triết lý giáo dục của trường Đại học Bình Dương.” Tạp chí Giáo dục và Xã hội 4: 12 -16..
- “Luận bàn về: “Xây dựng nền giáo dục mở” trên nền tảng Học – Hỏi – Hiểu – Hành”.
- Giáo dục và Xã hội 11: 2 – 8.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt