« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TẠI VIỆT NAM.


Tóm tắt Xem thử

- ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TẠI VIỆT NAM ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TẠI VIỆT NAM.
- TSKH Trần Văn Nhung Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hướng nghiệp nói chung và hướng nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân nói riêng từ lâu và từ rất sớm đã là một trong những quan tâm và ưu tiên hàng đầu trong hệ thống các chính sách và công cụ quản lý giáo dục mang tính chiến lược mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã vạch ra.
- Nhiều văn kiện, văn bản quy phạm pháp luật quan trọng liên quan đến giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa hướng nghiệp vào các vị trí trung tâm của các giải pháp mang tính chiến lược giải quyết không những các vấn đề về đảm bảo chất lượng giáo dục mà còn về việc hậu thuẫn, thúc đẩy các quy hoạch và chiến lược phát triển giáo dục, xử lý mối quan hệ cung - cầu trên thị trường đào tạo và sự tương tác giữa các hệ thống giáo dục, đào tạo và việc làm.
- Trong số các văn kiện và hệ thống các văn bản pháp quy ấy, chúng ta có thể trước hết kể đến Quyết định số 126/CP ngày 19/3/1981 của Chính phủ “Về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh phổ thông các cấp PTCS, PTTH tốt nghiệp ra trường”, Luật Giáo dục (1998), Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội, Chiến lược Phát triển Giáo dục Việt Nam giai đoạn ban hành theo quyết định số 201/2001/QĐ-TTG v.v… và gần đây là các chỉ thị có liên quan về việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông (Chỉ thị số 33/2003/CT ngày cũng như về công tác phân luồng học sinh phổ thông của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo… Nhiều văn kiện của Đảng, như Văn kiện đại hội Đảng lần thứ 9, cũng đã thể hiện rõ tầm tư duy chiến lược và sự chỉ đạo sát sao, đi sâu đi sát đối với giáo dục thông qua hướng nghiệp của Đảng ta, trong đó các vai trò quan trọng của hướng nghiệp gắn với giáo dục nghề nghiệp, với công tác phân luồng học sinh phổ thông, với quy hoạch mạng lưới giáo dục từ phổ thông đến đại học trên cơ sở xem xét các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội Trung ương và các địa phương, với chuẩn bị hành trang đi vào xã hội tri thức, hậu công nghiệp cho người học trong định hướng tiến tới xã hội học tập và giáo dục suốt đời, đã được xác định và trở thành các chỉ đạo quan trọng ở tầm chiến lược cao nhất, cho công tác và các hoạt động chuyên môn của hướng nghiệp ở nhà trường phổ thông nói chung và các hệ thống giáo dục chuyên nghiệp do Bộ đảm nhiệm vai trò quản lý nhà nước.
- Tuy vậy, so với nhu cầu của thực tế, để đảm bảo các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước, cũng như của ngành Giáo dục - Đào tạo đã giao, đáp ứng các yêu cầu của công cuộc đẩy mạnh giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trước tình hình mới của công cuộc phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 10 và những năm đầu bước vào thế kỷ thứ 21, trước yêu cầu gia nhập chủ động vào các quá trình và thể chế kinh tế, luật pháp quỗc tế, quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá như sự kiện chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), hướng nghiệp nói chung và công tác giáo dục, tư vấn hướng nghiệp trong các hệ thống giáo dục quốc dân nói riêng, còn cần phải được củng cố và kiện toàn nhiều hơn nữa, trên nhiều lĩnh vực và địa hạt quan trọng như : công nghệ, phương pháp, tổ chức, pháp lý (trong đó có vấn đề môi trường thể chế), chính sách, thông tin, tài liệu, cơ sở vật chất, các nguồn lực khác, đặc biệt là nguồn nhân lực làm công tác giáo dục và tư vấn hướng nghiệp trong các hệ thống giáo dục và các nơi giáp ranh, giao diện giữa hệ thống giáo dục và các hệ thống việc làm, các thiết chế và chức năng xã hội khác.
- Theo thống kê sơ bộ của ngành Giáo dục và Đào tạo, chỉ tính riêng trong hệ thống các trường trong hệ thống giáo dục phổ thông và đại học mà chúng ta hiện có (gồm 8.734 trường trung học cơ sở, 1.687 trường trung học phổ thông và trên 200 trường đại học cao đẳng các loại) với nhu cầu mỗi trường cần có ít nhất một cán bộ được đào tạo về hướng nghiệp, chưa kể con số 300 trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp (một mô hình mà các chức năng và các thức tổ chức, tác nghiệp có thể cần được bàn thêm hơn nữa qua Hội thảo hôm nay), nằm phân tán ở nhiều nơi trong cả nước mà ngành giáo dục - đào tạo quản lý, với nhu cầu cần có từ 2-3 cán bộ được đào tạo chính quy về hướng nghiệp, thì số lượng nguồn nhân lực về giáo dục và tư vấn hướng nghiệp cần được đào tạo đã có thể lên tới trên 10.000 người.
- Tuy vậy, do tính đặc thù của hoàn cảnh lịch sử và phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, với tư cách một quốc gia đang phát triển, còn nhiều khó khăn, lại đang chuyển đổi mô hình quản lý kinh tế sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, chúng ta chưa có đầy đủ các điều kiện để tiến hành một cách chính quy và có hệ thống việc đào tạo các chuyên gia tư vấn và giáo dục hướng nghiệp, cũng như thiết lập các trục và các trung tâm nghiên cứu khoa học mang tính hệ thống hơn về giáo dục hướng nghiệp và hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, cao đẳng, đại học và các môi trường có liên quan của chúng, điều mà nhiều nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới và ở ngay trong khu vực Đông Nam Châu á của chúng ta, có điều kiện hơn, đã làm được.
- Chính vì vậy mà hôm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo rất vui mừng và hoan nghênh sáng kiến của Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Sư phạm, đại diện cho các đồng nghiệp Khoa học Việt Nam, và Học viện Quốc gia về Nghệ thuật Cộng hoà Pháp (CNAM Paris) và Viện Nghiên cứu Quốc gia về Lao động và Hướng nghiệp Pháp (INETOP) về việc đồng tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế về Giáo dục hướng nghiệp, một Hội thảo quốc tế về hướng nghiệp đối thoại Pháp - Á, lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và tại khu vực Đông Nam Á, với sự bảo trợ chuyên môn của Tổ chức Đại học Pháp ngữ - AUF.
- Chúng tôi cho rằng đây là một sự kiện khoa học có ý nghĩa to lớn, đặc biệt đối với giới nghiên cứu đào tạo về khoa học giáo dục nói chung và giới đào tạo và nghiên cứu về giáo dục, tư vấn hướng nghiệp nói riêng ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trong khu vực.
- Chúng tôi hoan nghênh và chào mừng các vị đại biểu và các chuyên gia đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ là đại diện của các nền khoa học hướng nghiệp phát triển trên thế giới và trong khu vực như Pháp, Canada, Thụy Sĩ, Áo, Singapore, Hồng Kông, các vị đại diện cho các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế và khu vực, sự có mặt của các nhà khoa học, các chuyên gia trong nước… Hy vọng và kính chúc hội thảo sẽ đạt được những kết quả thành công và có những đóng góp thiết thực trong việc trao đổi các kinh nghiệm, chuyển giao các ý tưởng và công nghệ, thắt chặt các hợp tác để có thể giúp đỡ một cách hiệu quả, qua các trục hợp tác về đào tạo và nghiên cứu mà các bên sẽ bàn bạc tại các diễn đàn chuyên môn của Hội thảo, cho sự phát triển của giáo dục và tư vấn hướng nghiệp ở Việt Nam nói riêng và ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á nói chung