« Home « Kết quả tìm kiếm

Điều khiển giao thông đô thị - một tiếp cận tối ưu


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Điều khiển giao thông đô thị-Một tiếp cận tối ưu Tác giả luận văn: Phan Nguyễn Bá Thắng Khóa: 2015B Người hướng dẫn: TS.
- Trong đó, hệ thống xe buýt giữ vai trò chủ yếu.
- Để cải thiện chất lượng đi lại của người dân, mô hình xe buýt nhanh (BRT - Bus Rapid Transit) đã được nghiên cứu và xây dựng dựa trên hệ thống xe buýt thông thường.
- Với việc giải quyết bài toán lập lịch cho hệ thống BRT, thời gian đi lại của người dân được đảm bảo, đồng thời hiệu quả sử dụng hệ thống của nhà vận hành cũng được nâng cao so với mô hình xe buýt truyền thống.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn trình bày về vấn đề "Giao thông đô thị - Một cách tiếp cận tối ưu.
- cụ thể hơn là bài toán lập lịch cho hệ thống xe buýt nhanh BRT.
- Khi đó bài toán lập lịch được nhìn nhận dưới cái nhìn của tối ưu đa mục tiêu: chi phí đi lại của người dân và hiệu quả sử dụng hệ thống của nhà vận hành.
- Với số lượng xe cho trước, bài toán có hai hàm mục tiêu và các ràng buộc là những hàm phi tuyến, không lồi, các biến hỗn hợp nguyên.
- Vì vậy, việc tìm ra một giải thuật tự nhiên và đơn giản để giải quyết bài toán là rất cần thiết.
- Để vượt qua những khó khăn trên, luận văn sử dụng giải thuật di truyền cho tối ưu đa mục tiêu NSGA-II.
- Chương I trình bày về bài toán lập lịch cho tuyến xe buýt nhanh BRT: giới thiệu về BRT, cách mô hình hóa bài toán dưới dạng tối ưu hai mục tiêu và đánh giá mô hình được đề xuất.
- Chương II giới thiệu về giải thuật di truyền NSGA-II: các bước xây dựng giải thuật, cách áp dụng giải thuật di truyền vào mô hình đã được đề ra.
- Chương III mô tả một ứng dụng cụ thể của mô hình vào tuyến xe buýt BRT Yên Nghĩa - Kim Mã ở Hà Nội: kết quả lập lịch là biên Pareto thể hiện sự tương quan giữa cực tiểu thời gian đi lại của hành khách và cực đại hiệu quả sử dụng hệ thống của nhà vận hành, đánh giá kết quả tìm được và hướng mở rộng mô hình.
- Với bài toán lập lịch cho BRT, một số tác giả đã đề xuất phương pháp tối ưu đơn mục tiêu với việc tối ưu headway và cách lập lịch kết hợp sao cho tổng chi phí (bao gồm chi phí thời gian chờ của hành khách, thời gian hành khách đi lại trên xe và chi phí vận hành của hệ thống BRT) là nhỏ nhất.
- Điều này có vẻ không phù hợp với thực tế khi rõ ràng xe buýt BRT với dạng lịch trình nhanh có thể vượt xe buýt hoạt động theo lịch trình thông thường.
- Trong mô hình cũ của chính tác giả đã phải xem xét đến số lượng hành khách bị lỡ xe, đồng thời thứ tự xuất phát của các xe ở từng điểm dừng (thứ tự này sẽ thay đổi so với điểm xuất phát vì xét đến trường hợp xe vượt nhau) chưa được biểu diễn tường minh bằng công thức cụ thể.
- Trong mô hình mới cho bài toán dưới dạng tối ưu đa mục tiêu này sẽ giải quyết các vấn đề trên với số lượng biến ít hơn, ít các ràng buộc hơn và sẽ rõ ràng hơn so với mô hình cũ.
- Đồng thời mô hình được áp dụng vào lập lịch cho tuyến BRT Yên Nghĩa – Kim Mã ở Hà Nội.
- Để giải quyết mô hình bài toán tối ưu hai mục tiêu ở trên, luận văn sử dụng giải thuật di truyền NSGA-II.
- Kết luận Luận văn đề xuất một mô hình cải tiến để giải quyết hạn chế của mô hình cũ: đó là cho phép hai phương tiện BRT có thể vượt qua nhau, bổ sung công thức tường minh cho việc xác định thứ tự xuất phát của các xe tại các điểm dừng khi xảy ra hiện tượng vượt nhau.
- Bài toán được tiếp cận dưới cái nhìn của tối ưu hai mục tiêu (chi phí đi lại của hành khách và hiệu quả sử dụng hệ thống của nhà vận hành) và được giải quyết bằng giải thuật di truyền NSGA-II.
- Mô hình được áp dụng vào tuyến BRT Yên Nghĩa - Kim Mã của Hà Nội.
- Mô hình có thể mở rộng cho trường hợp xét đến các cột tín hiệu giao thông (trường hợp BRT không hoàn toàn ưu tiên)

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt