« Home « Kết quả tìm kiếm

CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


Tóm tắt Xem thử

- CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN.
- Hiện nay trường Đại học Khoa học Tự nhiên đang thực hiện quy chế đào tạo sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội đối với cao học và nghiên cứu sinh các khóa từ năm 2007.
- Việc chuyển đổi chương trình đào tạo đang hướng theo hình thức tín chỉ.
- Tuy nhiên, việc tổ chức quản lý đào tạo vẫn áp dụng hình thức niên chế..
- Việc tổ chức và quản lý đào tạo Hàng năm trường tổ chức thi tuyển cao học và nghiên cứu sinh hai lần (năm 2010 có sự thay đổi là chỉ tuyển sinh cao học một lần).
- Với cách triệu tập thí sinh nhập học như vậy thì việc bố trí giảng dạy các môn chung rất thuận lợi và chủ động được do số lượng học viên khá đông.
- Tuy nhiên, đối với các môn chuyên ngành thì do các khoa tự xếp lịch nhưng số lượng học viên của các chuyên ngành là rất khác nhau, có những chuyên ngành chỉ có 2-3 học viên.
- Tổ chức tiếp nhận học viên cũng theo hai đợt tuyển sinh.
- Về nguyên tắc thì học phí được thu từng tháng, quyết định học phí và kinh phí hỗ trợ đào tạo thì lại làm từng kỳ theo năm học.
- Hiện tại chưa có chế tài đảm bảo cho việc thu học phí đúng theo từng kỳ học (5 tháng/ một lần).
- Chỉ đến khi học viên chuẩn bị bảo vệ luận văn mới hoàn tất việc đóng học phí cũng như kinh phí hỗ trợ đào tạo.
- Nhà trường sẽ không thu được kinh phí đối với những học viên không bảo vệ luận văn, luận án..
- Hiện nay học viên cao học hoặc nghiên cứu sinh sau khi nhập học được xếp vào một trong hai loại đối tượng.
- Đối tượng cán bộ: Là những học viên thuộc các cơ quan Nhà nước, hưởng lương theo Ngân sách Nhà nước cấp, được cơ quan cử đi học.
- Đối tượng này chỉ phái đóng học phí.
- Đối tượng tự do: Là những học viên không thuộc đối tượng trên.
- Đối tượng này phải đóng học phí và kinh phí hỗ trợ đào tạo.
- Việc phân định giữa các đối tượng tự do và cán bộ rất khó bởi các lý do sau.
- Không biết rõ cơ quan nào thì hưởng lương Ngân sách, cơ quan nào thì không hưởng lương Ngân sách.
- Ngay trong một cơ quan cũng có người thuộc diện hưởng lương Ngân sách, có người không, nhưng cơ quan đó lại sẵn sàng cho quyết định cử đi học đối với cán bộ của mình.
- Vậy cơ quan nào thì đủ thẩm quyền ra quyết định cử đi học? Những trường đân lập, tư thục đương nhiên không thuộc diện hưởng lương Ngân sách.
- Một số cơ quan không phân biệt rõ hợp đồng làm việc với hợp đồng lao động trong các quyết định tuyển dụng, phân công công tác và cử đi học nên khó xác định đối tượng cho học viên.
- Do kinh phí hỗ trợ đào tạo khá lớn, khoảng gấp đôi học phí, nên nhiều học viên cố chờ được tuyển dụng và có quyết định cử đi học để được xếp vào đối tượng cán bộ.
- Một số trường hợp không thống nhất cách hiểu về cơ quan cử đi học và quyết định tuyển dụng công chức, viên chức, dẫn đến sự không thoải mái đối với một số học viên đối tượng tự do.
- Có học viên nêu vấn đề: cơ quan họ có hai người cùng công tác như nhau, vào học cao học ở hai cơ sở đào tạo trong Đại học Quốc gia Hà Nội, nhưng một nơi thì xếp vào đối tượng tự do, còn nơi kia lại xếp vào đối tượng cán bộ .
- Đến nay chưa có phần mềm quản lý đào tạo sau đại học.
- Phòng Chính trị và Công tác sinh viên tạm sử dụng phần mềm quản lý đại học cũ để lập danh sách học viên.
- Phần mềm này chỉ lập được danh sách học viên, không thể áp dụng quản lý toàn diện được.
- Đề nghị Nhà trường nghiên cứu đặt ra cách thu học phí đối với đào tạo sau đại học sao cho thuận tiện.
- Theo tôi nên thu học phí theo tín chỉ.
- Mỗi học viên sẽ tự đăng ký môn học của mình và nộp học phí xong mới được sắp xếp lớp môn học.
- Sẽ không phải xét đối tượng tự do hay cán bộ nữa.
- Mỗi học viên khi nhập học phải nộp một lần khoản kinh phí (lệ phí + quản lý phí, khoảng 2.000.000 đ/1 học viên cao học đ/ 1 nghiên cứu sinh), sau đó là học phí thì nộp từng môn theo số lượng tín chỉ trước khi bắt đầu môn học (khoảng 150.000 đ/1 tín chỉ).
- Chỉ sau khi học viên nộp đủ phần kinh phí lệ phí và quản lý phí thì mới được đăng ký môn học.
- Chỉ sau khi học viên đã nộp học phí của môn học thì mới được xếp vào lớp môn học để học tập..
- Cách làm này sẽ bình đẳng với mọi học viên.
- Học viên an tâm học tập, hoàn toàn chủ động về kế hoạch học tập và tài chính của mình.
- Tuy nhiên để quản lý được như vậy cần sự hỗ trợ cao của tin học, phải có phần mềm quản lý đáp ứng được yêu cầu