« Home « Kết quả tìm kiếm

Giới thiệu mô hình can thiệp về định hướng nghề nghiệp cho học sinh – sinh viên Việt Nam (HBCD)


Tóm tắt Xem thử

- GIỚI THIỆU MÔ HÌNH CAN THIỆP VỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH – SINH VIÊN VIỆT NAM.
- Định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông (THPT) là một trong những vấn đề mà người làm tâm lý học đường phải đảm trách.
- Bài viết cung cấp một tiếp cận khác trong việc can thiệp về vấn đề định hướng nghề nghiệp cho người trẻ (học sinh, sinh viên) thông qua mô hình “HBCD”, hiện đang được vận dụng và phát triển tại Phòng Tham vấn tâm lý, giáo dục và định hướng nghề nghiệp CERM (trong bài sẽ gọi tắt là CERM), với niềm tin rằng các bạn trẻ có khả năng tự lựa chọn và quyết định tương lai gắn liền với trách nhiệm bản thân, đồng thời không loại trừ bối cảnh gia đình.
- Mô hình can thiệp đặt trên nền tảng của nhãn quan hậu hiện đại và các học thuyết về kiến tạo xã hội, với cốt lõi là mỗi cá nhân là một cá thể độc đáo..
- Từ khóa: hậu hiện đại, mô hình hướng nghiệp, tham vấn định hướng nghề nghiệp.
- định hướng nghề nghiệp..
- Hiểu rõ được sự quan trọng của nghề nghiệp, việc định hướng giúp đỡ các em lứa tuổi học sinh, sinh viên luôn là một mối quan tâm của cả hệ thống chính trị.
- Cụ thể, Kế hoạch số 1223/KH-BGDĐT ngày triển khai Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ về Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông giai đoạn hướng đến việc xây dựng mô hình thí điểm về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông theo hướng mở, tăng cường xã hội hóa các nguồn lực.
- công tác giáo dục hướng nghiệp trong môi trường học đường.
- Có thể nói, hướng nghiệp là một công tác hiện đang rất được quan tâm, một cách rất nhiệt tình từ mọi tầng lớp trong xã hội..
- Dù nhận được nhiều sự quan tâm, việc áp dụng và triển khai công tác hướng nghiệp trong bối cảnh học đường, nhất là tại các trường cấp 3 công lập, vẫn còn gặp nhiều bất cập.
- Công tác hướng nghiệp được áp dụng vào nhà trường bằng cách tích hợp thông qua hoạt động giáo dục hướng nghiệp (đại trà dưới sân hoặc giảng dạy dưới dạng chuyên đề) và các giáo viên được trao thêm trọng trách tư vấn, hướng nghiệp cho các em học sinh bên cạnh việc dạy học.
- Sự tích hợp này đòi hỏi giáo viên phải được tập huấn thêm, trang bị kỹ năng, kiến thức hướng nghiệp và trau dồi thêm ngoài những kiến thức giảng dạy chuyên ngành.
- Song song với việc tích hợp, các hoạt động giáo dục hướng nghiệp được phân bổ vào chương trình học của học sinh các cấp, đặc biệt là cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018)..
- Có thể nhận thấy, so với thời lượng của các môn học chính quy, hoạt động hướng nghiệp đóng vai trò rất khiêm tốn so với sự quan tâm được đề ra.
- là 70 tiết, trong đó hoạt động hướng nghiệp chỉ chiếm 30% so với tổng số tiết của hoạt động giáo dục bắt buộc, tức chỉ 29 tiết/năm.
- Mặc dù vậy, trong thực tế giảng dạy, các trường chỉ có khoảng thời lượng từ 9 đến 12 tiết cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp trên lớp và bổ sung thêm chuyên đề dưới sân cờ.
- Theo Hiệp hội các nhà tâm lý học đường Mỹ (NASP), nhà tâm lý học đường sử dụng những kiến thức chuyên môn về sức khỏe tâm thần, học tập và hành vi để giúp các em học sinh thành công trong học tập, xã hội, hành vi và tình cảm.
- Thế nên, với những trường có đội ngũ làm công tác tâm lý, việc hướng nghiệp cũng được bàn giao toàn bộ.
- Tuy dù cùng làm việc chung trên vấn đề hướng nghiệp, cách tiếp cận cũng như cách nhìn về hướng nghiệp của nhà tâm lý học đường rất khác biệt so với cách tiếp cận, phân luồng từ góc nhìn quản lý, giáo dục đại trà..
- Người làm công tác hướng nghiệp ở môi trường học đường thường chú trọng giúp trẻ (học sinh) khám phá, tiếp cận thế giới nghề nghiệp, giúp trẻ có sự thấu hiểu bản thân và thăng tiến trong học tập..
- Với góc nhìn này, người làm công tác tâm lý học đường dành nhiều sự chú trọng đến sự lựa chọn của từng cá nhân trong quá trình hướng nghiệp.
- Trong giới tâm lý học đường và hướng nghiệp tại Việt Nam, có hai lý thuyết lớn thường xuyên được đề cập tới, đó là:.
- Mô hình “tam giác hướng nghiệp” của K.
- Platonov nhấn mạnh hoạt động hướng nghiệp của học sinh bao gồm sự kết hợp giữa công tác giáo dục và tuyên truyền nghề nghiệp (được thực hiện tại trường THPT), tuyển chọn nghề nghiệp (được nhà tuyển dụng thực hiện), tư vấn hướng nghiệp (do giáo viên thực hiện).
- Tác giả cũng cho rằng việc giáo viên hướng nghiệp sẽ giúp trẻ có thể chọn được nghề không chỉ phù hợp trên điều mình mong muốn, mà còn “ăn khớp” với nhu cầu nhân lực của xã hội, dựa vào phân luồng mà nhà nước đưa ra ở từng giai đoạn phát triển (Phạm Mạnh Hà, 2009).
- Mô hình này được ứng dụng nhiều dưới góc độ của người làm công tác quản lí và kiến tạo chính sách công..
- Mô hình “mật mã nghề nghiệp” của John Holland.
- Mô hình “mật mã Holland”.
- Lý thuyết hướng nghiệp của Holland ra đời năm 1959 với mục tiêu có được một khung rõ ràng và thực dụng cho người làm công tác hướng nghiệp và thân chủ sử dụng.
- Tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đơn giản trong mô hình để có thể ứng dụng một cách hiệu quả nhất.
- Mô hình được biết đến dưới tên gọi là Mật mã Holland, hoặc RIASEC..
- Mô hình này được phổ biến rộng rãi trong công tác hướng nghiệp.
- Tại Việt Nam, công tác huấn luyện mô hình này có thể kể đến chương trình huấn luyện các cán bộ tư vấn hướng nghiệp của Tổ chức Hợp tác phát triển và Hỗ trợ kỹ thuật vùng Flander, Vương quốc Bỉ (VVOB Việt Nam) phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam vào năm 2012.
- Liệu có tồn tại lý do nào đó để những cách tiếp cận trên vẫn rất ít được đưa vào vận dụng cho hoạt động hướng nghiệp trong bối cảnh học đường một cách chính thức đến nay? Phải chăng lý thuyết của Platonov được ưu tiên lựa chọn cho những nhà giáo dục vì nó dễ dàng vận dụng cho việc quản lý, phân luồng trong hướng nghiệp hơn? Trong khi đó, các lý thuyết về đặc nét tính cách (trong đó có lý thuyết của Holland) được chọn để vận dụng và phát triển vì chúng có thể dễ dàng phân loại mong muốn của học sinh thành 6 nhóm “nhãn dán”? Trong quá trình áp dụng thực tiễn, người làm công tác hướng nghiệp kiêm nhiệm thường vướng vào việc tư vấn cho học sinh lẫn phụ huynh về trường, về nơi học, về những gì xã hội cần hơn là cân nhắc đầy đủ, tổng hòa những đặc điểm tâm lý của cá nhân và nghề nghiệp được lựa chọn.
- Cũng chính vì lẽ đó, câu hỏi chính được đặt ra là “Ai hướng nghiệp cho ai.
- Liệu đó là các cấp quản lý, mong có được lực lượng lao động phục vụ để rồi điều hướng các em vào từng khu vực? Đó là người giáo viên giúp các em có thể chọn được trường các em mong muốn một cách dễ nhất có thể? Đó là cha mẹ để giúp các em tiếp nối truyền thống gia đình?.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn để hình thành mô hình.
- Vẫn còn rất nhiều lý thuyết khác về hướng nghiệp, tham vấn nghề nghiệp, định hướng sự nghiệp, giáo dục hướng nghiệp…, chẳng hạn như:.
- Lý thuyết phát triển (Development Theory) của Donald Super (1980) nhấn mạnh đến sự thay đổi/phát triển nghề nghiệp trong dòng đời một con người bằng cách đưa ra mô hình phát triển nghề nghiệp trong vòng đời với 14 cột mốc quan trọng (Brown &.
- Mô hình ra quyết định (Decision Making Model) trong nghiên cứu của Tanya Arroba (1977) cho rằng ‘phong cách’ của mỗi người là.
- Các học thuyết hướng nghiệp được sử dụng bởi các cá nhân khác nhau sẽ có những góc nhìn khác nhau.
- Người làm công tác hướng nghiệp như người đồng hành, cùng cộng tác, hỗ trợ thân chủ viết nên câu chuyện của cuộc đời họ, chứ không chỉ đơn giản là “đi đâu, về đâu”.
- Đây chính là nền tảng mà chúng tôi tựa vào để phát triển Mô hình hướng nghiệp HBCD để vận dụng trước hết vào công tác tham vấn hướng nghiệp.
- Bên cạnh đó, với niềm tin rằng dù quyết định luôn mang tính cá nhân, bản thân mỗi người (đặc biệt là các bạn trẻ) vẫn còn liên đới đến gia đình, lý thuyết hệ thống cũng được vận dụng xuyên suốt mô hình..
- Dưới góc độ của người làm công tác tâm lý học đường, chúng tôi chọn để hiểu hai từ “hướng nghiệp” như là cách gọi rút gọn của cả tiến trình.
- Theo cách hiểu này, trước hết nhấn mạnh về một quá trình nơi người được hướng nghiệp sẽ cần nhiều thời gian, không gian, đầu tư công sức, tâm tư chứ không phải tức thời.
- Người làm công tác hướng nghiệp là người đồng hành hỗ trợ các em trong tiến trình này, có trách nhiệm gửi gắm cho các em biết về “sự thật về quyền lợi và trách nhiệm của mình”..
- Chuyên viên hướng nghiệp không phải là người hiểu biết mọi sự hoặc người phán đoán chính xác.
- Do đó, mô hình HBCD có thể là một “khung sườn” để giúp các em trên con đường đi tìm câu trả lời của bản thân.
- Mô hình được sử dụng với đối tượng là các em học sinh THPT trở lên, cả trong công tác giáo dục hướng nghiệp tại lớp cũng như trong tham vấn cá nhân..
- Giới thiệu về Mô hình định hướng sự nghiệp “HBCD”.
- Mô hình HBCD được gọi tên từ chữ viết tắt của 4 từ đầu trong từng bước của mô hình: H – Hiểu Bản thân.
- Mô hình này được nhóm tác giả xây dựng trong thời gian công tác tại CERM, được sử dụng và tinh chỉnh xuyên suốt quá trình làm công tác tham vấn hướng nghiệp.
- Bên cạnh đó, mô hình cũng đang được mở rộng và ứng dụng trong mảng giáo dục hướng nghiệp tại lớp học, tại các trường mà CERM có công tác hỗ trợ mảng này.
- Mô hình được minh họa như sau:.
- Mô hình định hướng sự nghiệp “H.B.C.D”.
- Mặc dù mô hình được thiết kế theo “các bước” để có thể dễ hình dung trong tiến trình can thiệp, nhưng về tổng thể, cả 4 “bước” đều bổ trợ và gắn kết với nhau một cách có hệ thống để xuyên suốt quá trình làm việc..
- Xuyên suốt quá trình giảng dạy cũng như làm việc trực tiếp với các em học sinh khi tham vấn, việc “hiểu mình” luôn được các em nhắc tới.
- Tuy nhiên, điều này vẫn thường mang tính thứ yếu sau nghề nghiệp mà các em hướng tới, hoặc chỉ được đề cập tới một cách sơ sài.
- Việc các em hiểu được bản thân mình tới đâu đóng một vai trò rất lớn trong các bước tiếp theo.
- Hiểu bản thân bao gồm rất nhiều khía cạnh vì con người là một sự hợp nhất phức tạp của nhiều yếu tố sinh học, môi trường, tâm lý, xã hội,… Những yếu tố này đều đóng góp ít nhiều đến sự lựa chọn nghề nghiệp của các em.
- Tuy nhiên, trong mô hình này, hai yếu tố quan trọng nhất cần nhấn mạnh khi nói đến việc hiểu bản thân là “Nguồn lực” và “Động lực”.
- “Nguồn lực” được hiểu là những yếu tố (con người/điều kiện/vật chất…) đóng góp trong việc hỗ trợ các em trong con đường nghề nghiệp.
- Chính vì thế, việc khám phá bản thân sẽ giúp các em “hiểu” chính mình một cách minh bạch, rõ ràng..
- Xuyên suốt quá trình làm hướng nghiệp trong thực tế, khi hỏi các em.
- “bạn mong đợi điều gì khi đến với tiết hướng nghiệp” (trong các tiết giáo dục hướng nghiệp tại trường), đa số các em đều có một mong mỏi chung được các thầy cô giúp các em định hướng được đâu là nghề nghiệp của mình, đâu là tương lai của mình.
- Nói một cách khác, các em mong mỏi được “cầm tay chỉ việc”, mong muốn được các thầy cô “vẽ đường” cho mình chạy hơn là chính các em là người đưa ra những lựa chọn đó.
- Dưới góc nhìn của tâm lý học phát triển, độ tuổi của các em vẫn chịu sự ảnh hưởng và quyết định từ những xung quanh, dễ dàng đồng hóa những suy nghĩ của những người khác thành ý nghĩ của mình, những chọn lựa của người khác thành chọn lựa của mình và coi đó là điều hiển nhiên.
- đều góp phần lớn trong những quyết định của các em.
- Do đó, khi nhắc đến chọn lựa, việc giúp các em hiểu rằng “chính các em là người đưa ra lựa chọn và chịu trách nhiệm với điều đó, chứ không phải ai khác” rất quan trọng.
- Ý nghĩa của từng lựa chọn các em đưa ra đều mang tính độc đáo, không ai giống ai và chỉ có các em mới có thể là người hiểu rõ nhất và giải trình được.
- Khi được trình bày càng minh bạch và rõ ràng, các em có thêm sự tự tin trong từng lựa chọn của mình.
- Việc hướng nghiệp cũng tương tự: bạn có thể vỗ ngực nói “tôi thật sự rất hiểu bản thân mình”, “nghề đó tôi biết đủ cả”, “tôi chọn được nghề cho mình rồi.
- Dấn thân như một sự động viên, khích lệ các em để các em bước ra khỏi vùng an toàn của mình, tiến lên phía trước, bắt đầu trên cuộc hành trình chinh phục nghề nghiệp mà các em đã chọn lựa..
- Nắm được những đặc điểm này của từng giai đoạn trong mô hình, người làm tham vấn hướng nghiệp thông qua mô hình để nhận ra, lúc nào cần chậm rãi, duy trì sự kiên trì giúp các em vượt qua những rào cản để khám phá bản thân.
- lúc nào cần neo lại, vạch ra những giới hạn rõ ràng để các em tập trung khi tìm hiểu thông tin về ngành nghề.
- Đây là sơ lược về cách mà mô hình HBCD xuất hiện như một “bộ khung” về cách thức trong quá trình ứng dụng vào tham vấn định hướng nghề nghiệp..
- Mô hình HBCD là một mô hình mới và vẫn thường xuyên được cập nhật trong suốt quá trình áp dụng thực tế.
- Các ưu điểm của cách tiếp cận theo mô hình HBCD chính là việc nhìn nhận người được hướng nghiệp như một chủ thể, nhân vật chính trong câu chuyện hướng nghiệp của mình.
- Các em được lắng nghe, được trao quyền, được có cơ hội để nhìn nhận bản thân cách nghiêm túc, hiểu được từng lựa chọn của chính mình, thúc đẩy sự can đảm để bước đi trên con đường mình đã chọn.
- Câu chuyện là của các em.
- Các em có quyền “cấu trúc – viết lại” câu chuyện của mình, đặt.
- vào bối cảnh cá nhân của các em để rồi cũng chính các em nhận lấy trách nhiệm trong việc định hình câu chuyện của chính mình..
- Vừa là ưu điểm, mặt khác, đây cũng chính là một nhược điểm lớn khi sử dụng mô hình trong công tác giáo dục hướng nghiệp trên diện rộng..
- Mô hình đòi hỏi các em phải là người tự nỗ lực tìm kiếm câu trả lời từ bên trong bản thân, một cung đường dài cần được khám phá và phải đầu tư một cách nghiêm túc về mặt thời gian, cũng là điều còn bị giới hạn trong khuôn khổ (những buổi nói chuyện dưới cờ ở trường THPT hiện nay không khả thi để tiếp cận đầy đủ) lẫn không gian (câu chuyện cá nhân cần được lắng nghe nghiêm túc để mở ra trong một không gian đủ an toàn).
- Bên cạnh đó, người làm hướng nghiệp ứng dụng mô hình HBCD trong quá trình lắng nghe câu chuyện của học sinh cũng cần được đào tạo bài bản sao cho vừa đủ sự “tò mò dễ thương” để khơi gợi câu chuyện nơi người kể, vừa đủ tỉnh táo để giữ cho mình không xâm lấn hay bị cám dỗ trong việc cho lời khuyên..
- Để đánh giá cũng như tinh chỉnh mô hình, khi hoàn tất chương trình giáo dục hướng nghiệp ở mỗi lớp, chúng tôi luôn làm khảo sát nhỏ để các em ghi nhận lại những gì mình học được và cảm nhận của các em và lưu trữ lại.
- Chúng tôi ghi nhận được rất nhiều phản hồi tích cực, cũng như có những điều tác giả có thể bổ sung, hoàn thiện mô hình hơn.
- Dưới đây là một vài bình luận của các em học sinh lớp 12 sau khi tham dự mô-đun hướng nghiệp của trường, trong đó tích hợp vận dụng mô hình HBCD..
- Câu trả lời là giới thiệu một cách tổng quát về mô hình HBCD..
- Hướng nghiệp vẫn luôn là một đề tài quan trọng và được mọi người quan tâm, chú trọng.
- Với góc nhìn của một nhà tâm lý học đường, mô hình HBCD đem đến một cách tiếp cận khác hơn, góp phần giúp đỡ các em học sinh – sinh viên (lứa tuổi THPT trở lên) có thể tự khám phá câu chuyện của chính mình với sự tự tin, chủ động.
- Như các cách tiếp cận hậu hiện đại khác, mô hình HBCD đề cao vào sự tự quyết, tò mò, khám phá về câu chuyện của chính bản thân mình, đem lại khả năng tự chủ, tin tưởng vào những quyết định của bản thân để vẽ nên câu chuyện của cuộc đời mình.
- Vai trò của nhà tham vấn như một người đồng hành, đồng kiến tạo nên những sắc màu của các em trong vị thế khiêm nhường, tò mò và tương trợ.
- Khi đó, mô hình HBCD được xây dựng để giúp các em có thể tận dụng được tất cả những gì của bản thân, để kiến tạo nên một tương lai mà các em đang mong ước..
- Chương trình giáo dục phổ thông hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Kĩ năng tư vấn cá nhân về khám phá, lựa chọn và phát triển nghề nghiệp cho học sinh trung học.
- ILO (10 tháng 8, 2021), Bộ sách hướng nghiệp – Sách tra cứu nghề (bản đầy đủ) https://www.ilo.org/hanoi/Whatwedo/Publications/WCMS_756142/lang- -vi/index.htm.
- Thư viện Pháp luật (10 tháng 8, 2021), Quyết định phê duyệt đề án “Giáo dục hướng nghiệp và Định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong- Tien-luong/Quyet-dinh-522-QD-TTg-2018-Giao-duc-huong-nghiep-va- dinh-huong-phan-luong-hoc-sinh-pho-thong-382053.aspx

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt