« Home « Kết quả tìm kiếm

Tổ chức tư vấn nghề nghiệp


Tóm tắt Xem thử

- TỔ CHỨC TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TỔ CHỨC TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG DẠY NGHỀ.
- Tư vấn hướng nghiệp cho lớp trẻ đang thu hút sự quan tâm ngày càng cao của xã hội.
- Tuy không phải là một lĩnh vực mới nhưng tư vấn hướng nghiệp ở Việt Nam chưa phải là một ngành nghiên cứu có hệ thống.
- Bài viết dưới đây nhằm giới thiệu một “tiểu lĩnh vực” trong tư vấn hướng nghiệp, có đối tượng phục vụ đặc thù và phương pháp, công cụ đặc thù, đó là tư vấn nghề cho học sinh các trường nghề..
- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP 1.
- Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời với thế giới nghề nghiệp phong phú, học sinh học nghề sẽ chọn cho mình một nghề nào cho phù hợp với năng lực bản thân đây là một điều rất khó, vượt ra ngoài khả năng của các em.
- Do đó tổ chức tư vấn nghề nghiệp cho các em, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp với năng lực, tính cách của học sinh và phù hợp với yêu cầu của xã hội chính là công việc trong trường dạy nghề, của xã hội và gia đình, trong đó nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng..
- Trong phạm vi giáo dục nghề nghiệp, tư vấn nghề thường được quan niệm là sự định hướng cho học sinh nhằm giúp cho các em hình thành khuynh hướng nghề nghiệp trên cơ sở nghiên cứu trường diễn hoặc tức thời những đặc điểm cá nhân của mỗi học sinh.
- Hiện nay, giáo dục nghề nghiệp của nước ta đang phát triển và hoàn thiện, các trường dạy nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có kỹ thuật cho nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Việc cho học sinh lời khuyên đi vào một nghề nhất định là rất khó khăn và không phù hợp.
- Mặt khác, chúng ta cũng cần phải cho học sinh lời khuyên về hướng học tập để đạt được mục đích nghề nghiệp trong tương lai..
- Như vậy tư vấn nghề nghiệp là một khái niệm thu hẹp của tư vấn hướng nghiệp là khái niệm bao gồm công việc của nhà tư vấn định hướng cho học sinh chọn được nghề phù hợp với năng lực bản thân.
- Thực chất tư vấn nghề nghiệp trong trường dạy nghề thể hiện ở lời khuyên của cán bộ tư vấn đối với học sinh trong trường hợp các em khó tự xác định được mình, dựa trên những tri thức về phẩm chất năng lực, tính cách của các em cũng như yêu cầu của nghề nghiệp, nhu cầu nhân lực của xã hội..
- Nội dung tư vấn nghề.
- Xét về nội dung, tư vấn nghề nghiệp là l, tư vấn nghề nghiệp là lĩnh vực tri thức có tính chất tổng hợp, đề cập đến lý luận của nhiều kiến thức khoa học khác nhau như kinh tế học nghề nghiệp, tâm lý học xã hội nghề nghiệp, tâm lý học lao động … Cụ thể, người cán bộ tư vấn nghề cần hiểu rõ mối quan hệ giữa kinh tế và nghề nghiệp, cần nắm vững những yêu cầu cơ bản của thế giới lao động, cần nghiên cứu những vấn đề về đặc điểm tâm lý cá nhân và những yêu cầu do nghề đề ra đối với năng lực và tính cách con người, tức là nghiên cứu vấn đề về tính thích ứng của con người trong xã hội.
- Ngoài ra, người cán bộ tư vấn còn nghiên cứu kỹ thị trường lao động, bỡi lẽ thị trường lao động cũng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định bước đường nghề nghiệp của mỗi cá nhân.
- Ở đây tư vấn nghề nghiệp chính là hình thức giáo dục chuẩn bị lao động, mà thực chất là vấn đề con người sẽ trưởng thành như thế nào trong điều kiện xã hội biến động phức tạp..
- Nếu xét về phạm vi, tư vấn nghề nghiệp dàn trải trên một diện khá rộng, đồng thời có quan hệ với các đối tượng thuộc những lứa tuổi và trình độ phát triển trí tuệ, thể chất khác nhau.
- Chẳng hạn, tư vấn nghề nghiệp đụng chạm đến vấn đề tư vấn nghề trong xã hội, chuyển đổi nghề, tư vấn giới thiệu việc làm.
- Căn cứ vào các đối tượng khác nhau, tư vấn nghề thể hiện những chức năng khác nhau..
- Vì vậy, tư vấn nghề cho học sinh trong trường dạy nghề cần thực hiện các nội dung sau.
- Nghiên cứu toàn diện nhân cách học sinh (hứng thú, thiên hướng, năng lực, tính cách, các phẩm chất tâm sinh lí, tình trạng sức khỏe.
- Đối chiếu mức độ sẵn sàng về tâm lý và thực tế đối với yêu cầu của nghề mà học sinh định chọn.
- Chỉ chi học sinh con đường “bù” những phẩm chất nhân cách quan trọng còn thiếu để nắm vững và hứa hẹn thành đạt trong hoạt động nghề nghiệp sau này.
- Động viên học sinh tự giáo dục, tu dưỡng và tự đánh giá bằng cách kiểm tra định kỳ và có hệ thống hoạt động của các em nhằm đạt tới mục đích đã đề ra.
- Tóm lại, nhiệm vụ tư vấn nghề nghiệp cho học sinh trong trường dạy nghề là cán bộ tư vấn đồng hành với học sinh để chọn ra nghề phù hợp với năng lực bản thân, đáp ứng được yêu cầu của nghề cũng như nhu cầu xã hội..
- Phương pháp sử dụng trong tư vấn nghề nghiệp.
- Để có thể tiến hành nội dung công tác tư vấn nghề cho học sinh trong trường nghề, ta có thể sử dụng các phương pháp và biện pháp sau.
- Trắc nghiệm dùng trong tư vấn nghề thuộc loại trắc nghiệm tâm lý.
- Sử dụng dụng cụ, máy móc Ở nhiều nước, trong công tác tư vấn, người ta đã sử dụng những máy móc phức tạp, tinh vi để chẩn đoán những phẩm chất tâm lý cần thiết cho những nghề phức tạp như phi công, thợ lặn, kỹ sư thiết kế, kỹ sư thi công…Ở nước ta bước đầu có thể sử dụng những máy móc đơn giản, tự chế cho công tác này, như dụng cụ đo độ rung tay, thời gian phản ứng, sức bền bỉ dẻo dai cơ, thời gian phản xạ…Nhiều nước đã ứng dụng công nghệ thông tin và có phần mềm tư vấn nghề nghiệp để tư vấn cho học sinh.
- Ví dụ: Trung Quốc, Anh, Pháp…Ở nước ta vấn đề sử dụng công nghệ thông tin vào tư vấn nghề cho học sinh đã được nghiên cứ và từng bước đưa vào sử dụng..
- Nhằm mụch đích làm bộc lộ nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú nghề nghiệp, khả năng học tập của học sinh…Cán bộ tư vấn thường đề ra cho học sinh và phụ huynh một hệ thống câu hỏi, rồi ghi kết quả xử lí, có sử dụng toán thống kê.
- Đây là phương pháp hết sức quan trọng trong chẩn đoán tâm lí, càng đặc biệt quan trọng hơn trong công tác tư vấn nghề, nhằm góp phần chẩn đoán sự phù hợp nghề và định hướng đúng đắn, hợp với hoàn cảnh gia đình, sức khỏe và trình độ phát triển trí tuệ của học sinh..
- QUI TRÌNH TƯ VẤN NGHỀ.
- Tư vấn nghề cho học sinh trong trường dạy nghề có nhiệm vụ hướng dẫn cho học sinh cách thức chọn nghề nghiệp phù hợp với thế giới lao động, trên cơ sở hinh thành những hứng thú nghề nghiệp vững chắc phù hợp với những phẩm chất, năng lực của cá nhân và yêu cầu của nghề cũng như nhu cầu của xã hội.
- Để thực hiện nhiệm vụ trên, công tác tư vấn nghề cần phải tiến hành các bước sau:.
- Tổ chức buổi cung cấp thông tin về nghề Thông qua các hoạt động cụ thể của người thợ trực tiếp tại hiện trường giới thiệu đến học sinh bằng các phương tiện sách báo, phim ảnh…, giới thiệu một cách có hệ thống và những đặt điểm then chốt về nghề, những nghề đang cần nhiều nhân lực theo một số nội dung sau.
- Đối tượng và mục đích lao động · Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động nghề nghiệp · Những yêu cầu của nghề đối với người lao động · Chống chỉ định · Triển vọng của nghề · Rủi ro của nghề 2.Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú nghề nghiệp của học sinh.
- Việc dùng các bảng điều tra, thu thập các số liệu giúp ta có một cái nhìn bao quát bước đầu về nhân cách, năng lực và thiên hiến của học sinh.
- Mức độ của các phẩm chất tâm lý và thể lực như óc sáng tạo, lòng yêu lao động, sức khỏe, bệnh tật… 3.Tìm hiểu toàn diện nhân cách học sinh.
- Xuất phát từ các bản họa đồ nghề, tứ các yêu cầu tâm sinh lí do nghề đặt ra cho người lao động, dùng các test, các dụng cụ đo, thu thập các số liệu có liên quan đến nghề nghiệp của các em.
- Lập hồ sơ học sinh Hồ sơ này không đơn điệu như một sổ y bạ, cũng không đơn giản như một quyển học bạ.
- Trong hồ sơ cần ghi lại toàn bộ bước đường phát triển, ngày một tiếp cận nghề nghiệp tương lai của học sinh.
- Hứng thú, khuynh hướng nghề nghiệp · Thành tích học tập, lao động kỹ thuật, học văn hóa và học nghề · Sự phát triển thể lực, tình trạng sức khỏe, bệnh tật.
- Tư vấn.
- Đối chiếu các số liệu thu thập được trong khảo sát đặc điểm tâm lý – sinh lý và cả quá trình học tập, lao động của học sinh, cán bộ tư vấn khẳng định công việc của các em có phù hợp với thế giới lao động hay không hoặc định hướng cho các em để các em chọn được những nghề phù hợp với năng lực bản thân, các bộ tư vấn cần đồng hành với học sinh đến khi học sinh chọn được nghề nghiệp phù hợp với năng lực của các em, cán bộ tư vấn không nên đưa ra lời khuyên cho các em học sinh mà cần định hướng, đồng hành cùng các em để các em tự chọn nghề nghiệp theo nguyện vọng của mình..
- KẾT LUẬN Để tổ chức tư vấn cho các em học sinh trong trường nghề giai đoạn hiện nay cần được quan tâm, tổ chức tư vấn đảm bảo có khoa học, sử dụng các phương pháp hợp lý , cán bộ tư vấn cần phải thực hiện đúng qui trình để đạt được những kết quả nhất địng trong công tác tư vấn nghề cho học sinh trong các trường nghề, những cán bộ tư vấn cần có sự linh hoạt trong quá trình tư vấn nghề cho các em học sinh, không nên rập khuôn, cứng nhắc trong quá trình tư vấn.
- Cán bộ tư vấn cần phải hiểu rõ đúng vai trò của mình trong quá trình thực hiện tư vấn cho học sinh, cần chú ý giữ đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong quá trình tư vấn tránh sự nhầm lần giữa vai trò tư vấn, vai trò giáo viên trong tổ chức tư vấn nghề nghiệp cho học sinh trong các trường dạy nghề.