« Home « Kết quả tìm kiếm

Kết quả bảo tồn một số loài cây hạt trần quý hiếm vùng núi đá vôi ở Đồng Văn - Hà Giang


Tóm tắt Xem thử

- KẾT QUẢ BẢO TỒN MỘT SỐ LOÀI CÂY HẠT TRẦN QUÝ HIẾM VÙNG NÚI ĐÁ VÔI Ở ĐỒNG VĂN – HÀ GIANG.
- Lê Trần Chấn Trung tâm Đa dạng và An toàn Sinh học Trần Thị Thúy Vân Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Xã Thài Phìn Tủng vào thập niên 90 của thế kỷ XX là một trong 17 xã nghèo của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Tuy vậy, tại xã này đang lưu giữ nhiều nguồn gen thực vật quý hiếm, hầu hết đều thuộc ngành Hạt trần.
- Ý thức được việc cần phải bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm, đồng thời hy vọng góp một phần nhỏ vào việc giúp bà con đồng bào dân tộc vùng sâu, mảnh đất biên cương, địa đầu của Tổ quốc, Quỹ Môi trường, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ GEF SGP đã tài trợ để tiến hành điều tra, nhân giống bảo tồn 4 loài cây Hạt trần quý hiếm.
- Núi đá vôi phân bố tập trung ở một số tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung nước ta.
- Hà Giang là một trong những tỉnh có nhiều đá vôi.
- Mặc dù cho đến nay, chưa có được những nghiên cứu đầy đủ về đa dạng sinh học vùng núi đá vôi Hà Giang, tuy nhiên từ những nghiên cứu đã được công bố (Lê Trần Chấn và nnk., 1999.
- Lê Trần Chấn và Trần Ngọc Ninh cho thấy, vùng núi đá vôi Hà Giang đã và đang lưu giữ nguồn gen thực vật quý hiếm.
- Với khuôn khổ của dự án, chúng tôi đã điều tra, phát hiện được ở núi đá vôi xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn đang lưu giữ nhiều nguồn gen thực vật Hạt trần quý hiếm như Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgera), Thông đỏ Bắc (Taxus chinensis), Dẻ tùng sọc nâu (Amentotaxus hatuyenensis) và Hoàng đàn rủ (Cupressus funebris).
- Vì vậy, cần thực hiện một số biện pháp bảo tồn, trong đó có phương pháp nhân giống bằng hom và bằng hạt trong vườn ươm, sau đó đem trồng tại các lập địa đã được lựa chọn (Lê Trần Chấn và nnk., 2009)..
- Điều tra các loài cây quý hiếm theo các tuyến khảo sát, các điểm để ghi nhận sự hiện diện của các loài sống cùng với các loài cây quý hiếm.
- Xác định các loài quý hiếm bằng định vị GPS và lên sơ đồ.
- Gắn biển tên cây quý hiếm để đánh dấu và giúp người dân nhận biết các loài cây quý hiếm của địa phương mình cần bảo vệ..
- Với điều kiện tự nhiên của khu vực thực hiện, đã đưa ra được phương thức trồng bảo tồn như sau:.
- Trồng hỗn loài cây quý hiếm với nhau..
- Cắm cọc xung quanh và đeo biển tên cây quý hiếm vào từng cây đã trồng để bảo vệ..
- KẾT QUẢ.
- Điều tra một số loài Hạt trần quý hiếm như: đặc điểm phân bố, điều kiện sinh thái.
- Kết quả điều tra các loài cây quý hiếm có ý nghĩa trong khoa học, góp phần bảo tồn và phát triển tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái núi đá vôi..
- Thông đỏ Bắc mọc tự nhiên ở sườn giữa núi đá vôi thuộc các xã Thài Phìn Tủng, Tả Phìn, Sủng Là và Phó Bảng, huyện Đồng Văn, độ cao 800-1.200 m, lượng mưa trên 1.300 mm, nhiệt độ trung bình năm 15-20 o C..
- Thông đỏ Bắc gặp nhiều ở vùng núi đá vôi huyện Đồng Văn, trong quần xã có Thiết sam giả.
- Dẻ tùng sọc nâu mọc ở sườn đỉnh núi đá vôi thôn Hapuda B, xã Thài Phìn Tủng, Lũng Cú, Phó Bảng, huyện Đồng Văn, ở độ cao m, mọc trong quần xã có Thông đỏ Bắc (Taxus chinensis), Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii.
- và mọc xen với các loài cây gỗ lá rộng trong rừng kín, thường xanh, thuộc các họ Long não (Lauraceae), Dẻ (Fagaceae), Xoan (Meliaceae), Mộc lan (Magnoliaceae)..
- Trước năm 1979, Dẻ tùng sọc nâu ở Thài Phìn Tủng mọc khá nhiều ở sườn giữa và đỉnh núi đá vôi..
- Nhưng sau năm 1979, do dân khai thác quá mức làm đồ gia dụng hoặc chặt làm củi, nên số cá thể còn lại không nhiều, tập trung ở sườn đỉnh núi đá vôi thuộc xóm Hapuda B, độ cao m..
- Thông tre lá ngắn tái sinh bằng hạt khá nhiều trong tự nhiên, gặp ở xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, độ cao m, trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh cây lá rộng hoặc cây lá kim trên đỉnh và sườn đỉnh núi đá vôi hay một số loại đá khác, nơi có tầng đất dảy, ẩm, nhiều mùn.
- Nhân giống bằng cách giâm cành đã thành công của dự án..
- Ở xã Thài Phìn Tủng, Hoàng đàn rủ gặp được trồng ở sườn dưới và sườn giữa núi đá vôi, độ cao m so với mực nước biển..
- Kết quả nhân giống và trồng cây quý hiếm.
- Để giảm thiểu nguy cơ dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài cây quý hiếm nêu trên, vấn đề đặt ra là cần phải nhân giống để trồng, bằng hình thức nhân giống bằng hom.
- Đây là một trong những phương pháp nhân giống vô tính.
- Với điều kiện thực tế ở địa phương, nhân giống bằng hom là khả thi và thuận lợi hơn cả.
- Nhân giống bằng hom là phương pháp dùng một đoạn thân, cành, lá (hoặc một phần lá), một đoạn rễ.
- Dựa trên các chỉ tiêu theo dõi nhân giống bằng hom ở vườn ươm như: số hom sống, số hom có rễ, số rễ trung bình trên 1 hom, chiều dài (cm) trung bình trên rễ và tỷ lệ phần trăm ra rễ và với thời gian 3 tháng, 5 tháng..
- Sau thời gian 2 năm theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của hom, từ đó tuyển chọn những cây giống đủ tiêu chuẩn như sau để đưa ra trồng: (i) Cây được nuôi dưỡng ở vườn ươm từ 12-15 tháng tuổi, cây khỏe, có hình dáng đẹp, không bị cụt ngọn, cây có kích thước cao 25-30 cm, đường kính cổ rễ 0,3-0,4 cm.
- Kết quả nghiên cứu lập địa cho thấy, núi đá vôi ở Thài Phìn Tủng có phần sườn chân và sườn dưới đất tốt, ẩm nên được trồng ngô, nguồn lương thực chính của đồng bào địa phương.
- quý hiếm là những cây chịu bóng lúc còn nhỏ dưới 2-3 tuổi, rồi ưa sáng dần trong các giai đoạn sau, do đó chọn nơi có thảm che phù trợ để trồng..
- Đã xác định và đưa ra được 3 hình thức trồng bảo tồn nhằm đạt hiệu quả phát huy tính cộng đồng, nâng cao nhận thức của các bên tham gia, cụ thể như sau:.
- Hình thức 1 – Trồng bảo tồn tại vườn sưu tập (nhóm hộ gia đình): Hình thức này giao cho nhóm hộ quản lý với diện tích 2 ha được xác định vị trí trồng là ở sườn núi, nơi không bị nắng chiếu trực tiếp và trên đỉnh là rừng.
- Ngoài ra, góp phần làm thay đổi điều kiện sống khắc nghiệt của vùng núi đá vôi trơ trọc, xung quanh vườn sưu tập gieo thêm hạt keo dậu, nhằm tạo hàng rào cây xanh, cung cấp thêm chất hữu cơ giúp các loài cây trồng quý hiếm phát triển trong thời gian đầu..
- Hình thức 2 – Trồng bảo tồn nhân rộng ở cộng đồng: Hình thức này được triển khai ở các hộ dân thuộc các xóm, thôn Thài Phìn Tủng, Hapuda, Sính Tủng Chứ, Nhù Xa, Mùa Súa..
- Hình thức 3 – Trồng bảo tồn tại hộ gia đình: Hình thức này lựa chọn nhà ông Lầu Mí Sính ở xóm Hapuda để trồng và bảo tồn cây quý hiếm.
- Đây là hình thức bảo tồn tại hộ gia đình (vì vườn nhà ông Lầu Mí Sính hiện đã trồng 3 loài cây quý hiếm: Thông đỏ, Thông tre lá ngắn, Hoàng đàn rủ từ rất lâu rồi).
- Cách lựa chọn này nhằm tuyên truyền nâng cao nhận biết trong từng hộ dân các loài cây quý hiếm cần bảo vệ..
- Kết quả trồng bảo tồn như sau:.
- Sau một năm: Hình thức trồng bảo tồn 1 và 3 cho tỷ lệ cây sống cao, đạt 60%, cây sinh trưởng và phát triển bình thường, cao từ 10-15 cm, riêng loài Dẻ tùng sọc nâu phát triển chậm nhất.
- giai đoạn chăm sóc, nuôi dưỡng cây quý hiếm (làm cỏ, bón phân, chăm sóc.
- tỷ lệ sinh trưởng và phát triển của 4 loài cây Hạt trần quý hiếm tương đối cao, riêng Dẻ tùng sọc nâu phát triển chậm nhất..
- Sang giai đoạn bảo vệ cho thấy, sự sinh trưởng và phát triển của các loài quý hiếm vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng tốt: có cây Thông đỏ Bắc cao tới 1 m, Thông tre lá ngắn 1 m, Hoàng đàn rủ cao 80 cm, còn Dẻ tùng sọc nâu tốc độ tăng trưởng chậm hơn, chỉ cao đến 0,4 m..
- Kết quả trồng cây quý hiếm ở xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang bước đầu cho thấy:.
- Một số loài quý hiếm trồng tồn tại được và phát triển tốt trong điều kiện sống ở địa phương rất khắc nghiệt: khô hanh, rất ít dinh dưỡng (trồng ở các hốc đá vôi).
- Điều này khẳng định hướng bảo tồn một số loài cây Hạt trần quý hiếm bằng phương pháp giâm cành là rất có triển vọng, ngay cả trên những lập địa có điều kiện khá khắc nghiệt như núi đá vôi.
- Tăng trưởng của một số loài Hạt trần quý hiếm như Thông đỏ Bắc, Thông tre lá ngắn và Hoàng đàn rủ là khá nhanh, còn Dẻ tùng sọc nâu có tốc độ tăng trưởng chậm..
- Trong ba hình thức trồng bảo tồn đã thực hiện cho thấy, hình thức trồng bảo tồn ở vườn sưu tập hiệu quả nhất, cả về tốc độ tăng trưởng và phát triển, sau đó trồng bảo tồn ở hộ gia đình tương đối tốt, cuối cùng trồng bảo tồn theo cộng đồng còn hạn chế và chưa hiệu quả, vì đây là hình thức bảo tồn đại trà, số lượng hộ tham gia đông, nên kết quả thu được còn hạn chế về cả số lượng cây sống và tốc độ tăng trưởng.
- Kết quả kiểm tra cho thấy, chiều cao tối đa đạt được ở đây chỉ có 0,4 m.
- Có sự nỗ lực của người dân tham gia, qua đó nâng cao nhận thức của người dân và năng lực của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng và đa dạng sinh học nói chung, bảo vệ nguồn gen cây quý hiếm nói riêng..
- Đây chính là tư liệu quý, mới, lần đầu tiên có được về lĩnh vực bảo tồn nguồn gen cây quý hiếm ở xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang..
- Lê Trần Chấn, Nguyễn Tiến Hiệp và nnk., 1999.
- Một số loài thực vật hạt trần quý hiếm được phát hiện lần đầu ở Hà Giang.
- Lê Trần Chấn và Trần Ngọc Ninh, 2005.
- Thêm hai loài thực vật quý hiếm lần đầu tiên phát hiện được ở Đồng Văn, Hà Giang.
- Tạp chí Bảo vệ Môi trường, Số 7..
- Lê Trần Chấn và Trần Ngọc Ninh, 2006.
- Phát hiện được Thiết sam núi đá và Thiết sam giả ở Đồng Văn, Hà Giang.
- Tạp chí Bảo vệ Môi trường, Số 1..
- Lê Trần Chấn và Trần Ngọc Ninh, 2007.
- Phát hiện cây Mã hồ và Pơ mu ở Hà Giang.
- Tạp chí Bảo vệ Môi trường, Số 8..
- Lê Trần Chấn, Trần Ngọc Ninh, Nguyễn Xuân Quát, Trần Văn Cự và Trần Thị Thúy Vân, 2009