« Home « Kết quả tìm kiếm

Chủ tịch Hồ Chí Minh với trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI.
- 1 Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho sự ra đời nền giáo dục cách mạng Việt Nam.
- Sinh thời, Người luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà.
- Ngay sau khi đất nước giành được độc lập năm 1945, giữa muôn vàn khó khăn, gian khổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cao nhiệm vụ chống giặc đói, giặc dốt, thúc đẩy phong trào Bình dân học vụ nhằm xóa nạn mù chữ cho nhân dân.
- Trong quá trình hoạt động, lãnh đạo đất nước, các tác phẩm, các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu bật quan điểm về một nền giáo dục toàn diện, chú trọng cả đức và tài, gắn liền với thực tiễn đời sống, kết hợp giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội.
- Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương sáng về việc tự học, tự rèn luyện, đấu tranh bền bỉ không ngừng để hoàn thiện bản thân.
- Trong khoảng thời gian ngắn, từ năm Hồ Chủ tịch đã có tới 4 lần về thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Những tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm xưa đối với sự nghiệp giáo dục của dân tộc nói chung với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng như là một biểu tượng mẫu mực tốt đẹp đối với cán bộ, nhân viên, học viên, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để nhà trường mãi xứng đáng “là trường mô phạm của cả nước” như lời Người hằng mong lúc sinh thời..
- Từ khóa: Bác Hồ, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội..
- Trong quá trình đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến giáo dục - tố cáo nền giáo giáo dục thực dân và xây dựng một nền giáo dục mới, cách mạng.
- Về tố cáo chế độ giáo dục thực dân trong Lời phát biểu tại Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp, tại Đại hội họp ở Thành phố Tua (Pháp) từ ngày 25 đến ngày Người viết: “Trong vài phút, tôi không thể vạch được hết những sự tàn bạo mà bọn tư bản ăn cướp đã gây ra ở Đông Dương.
- Chính bởi rất chú trọng đến giáo dục như vậy, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội khi mới thành lập vinh dự nhận được sự quan tâm tin tưởng đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh: từ năm 1957-1964 trong khoảng thời gian ngắn, Bác đã có tới 4 lần đến thăm.
- Bài viết sẽ làm rõ mối quan tâm của Hồ Chí Minh với giáo dục thông qua những sự kiện của Người với Nhà trường..
- Khi nước nhà giành được độc lập năm 1945, trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tố cáo những tội ác của thực dân Pháp, trong đó có việc hạn chế việc thành lập các trường học: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học.
- Việc cần kíp trước mắt là Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo việc xóa nạn mù chữ, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, ngày 3-9-1945, Người đã đề nghị 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó: “Vấn đề thứ hai, nạn dốt - Là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta.
- Trong điều kiện không có đủ giáo viên và kinh phí, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân tham gia chống nạn mù chữ.
- Chính phủ đã ra hạn trong một năm, tất cả mọi người Việt Nam đều phải biết chữ quốc ngữ.
- Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nền giáo dục đại học của chế độ mới từng bước được xây dựng và tổ chức lại.
- Bên cạnh các ban đại học, cao đẳng theo mô hình Đại học Đông Dương do người Pháp quản lí trước đó, ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 45, Về việc thiết lập một Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội [17], tiền thân của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để đào tạo cán bộ, đào tạo giáo viên trung học chuyên khoa văn học và khoa học..
- Trong những công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc, sự đóng góp để xây dựng nền giáo dục mới, cách mạng có vị trí và ý nghĩa quan trọng.
- 51 dục và đào tạo như Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Người chăm lo giáo dục không chỉ với tư cách là một chiến sĩ cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc, người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam mà còn thể hiện tình cảm, trách nhiệm của một thầy giáo - thầy Nguyễn Tất Thành..
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa” [12.
- Con người mà Bác mong muốn đào tạo không chỉ có lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh anh dũng, có lí tưởng cách mạng, phẩm chất, đạo đức mà còn phải có tri thức khoa học, kĩ năng lao động sản xuất.
- Sau các đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô, các cơ sở giáo dục, đào tạo ra đời và hoạt động trong thời kì kháng chiến cũng lần lượt chuyển về Hà Nội.
- Trong muôn vàn khó khăn những ngày đầu mới giải phóng, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của nền giáo dục đại học..
- Trên cơ sở đó, ngày 4-6-1956, Chính phủ ra Quyết định số 2184/TC thành lập trường Đại học Sư phạm và Đại học Tổng hợp trên cơ sở hai trường Đại học Sư phạm Văn khoa và Đại học Sư phạm Khoa học trước đó [19.
- Sinh thời Hồ Chủ tịch đã nhiều lần đến thăm Trường Đại học Sư phạm và dành nhiều tình cảm quý mến cho các thầy, cô và sinh viên của trường..
- Sự kiện đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Trường Đại học Sư phạm sau ngày Thủ đô được giải phóng là vào ngày trong ngày Người ra Lời kêu gọi đồng bào nông dân tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
- Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) và Trường Đại học Sư phạm [15.
- Tháng 4-1957, dù bận rộn công việc khi Chính phủ mới tiếp quản Thủ đô chưa được bao lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành thời gian, tình cảm đến thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Sau đó, ngày 4-3-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Người đã thăm hỏi cán bộ, nhân viên và sinh viên của trường, người căn dặn thầy và trò nhà trường phải vượt khó khăn để vươn lên [4.
- Sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, như trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Phải phát triển vừa nhiều vừa nhanh sự nghiệp giáo dục… phát triển mạnh mẽ và vững chắc nền giáo dục phổ thông và nền giáo dục đại học, mở rộng nền giáo dục chuyên nghiệp.
- Thầy giáo là lực lượng cốt cán cho sự nghiệp phát triển giáo dục văn hóa.
- Chúng ta cần coi trọng việc đào tạo và bồi dưỡng thầy giáo về các mặt chính trị và tư tưởng cũng như về mặt nghiệp vụ và văn hóa” [5.
- 553], “Để kịp thời đào tạo một đội ngũ cán bộ giáo dục đủ số lượng và chất lượng, ngành giáo dục phải tập trung lực lượng thích đáng để xây dựng một hệ thống trường sư phạm… Để phục vụ cho kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, cần có những trường sư phạm.
- Trường đại học Sư phạm lấy cán bộ và học sinh lớp 10 hoặc tương đương học 2 năm và 4 năm” [5.
- Trong số các lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thì lần về thăm vào năm 1964 để lại nhiều dấu ấn nhất đối với thầy trò Trường Đại học Sư phạm Hà.
- Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Tổng thống Mali Môđibô Câyta đến thăm Trường đại học Sư phạm Hà Nội, một ngôi trường nhà tranh, mái lá, vách đất nằm mãi ngoài Km số 8 đường Hà Nội đi Sơn Tây (nay là đường 32).
- Ngoài ra, việc lựa chọn thăm Trường Đại học Sư phạm có thể là ngụ ý của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi biết Tổng thống Môđibô Câyta xuất thân nguyên là một giáo viên trường tiểu học, ông tốt nghiệp trường Sư phạm Uy-li-am Pông-ty năm 1935 [2]..
- Khi xe của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Môđibô Câyta tới sân Trường đại học Sư phạm Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên, GS.
- Phạm Huy Thông, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội, các cán bộ của nhà trường cùng đông đảo nam nữ sinh viên áo quần chỉnh tề, tay mang cờ, hoa rực rỡ đã ra tận nơi đón tiếp và hướng dẫn Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Môđibô Câyta.
- Phạm Huy Thông tỏ lòng vui sướng và niềm tự hào của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được vinh dự cử cán bộ giảng viên sang phục vụ nhân dân Mali anh em theo Chỉ thị của Hồ Chủ tịch và Chính phủ ta..
- Phạm Huy Thông bằng tiếng Pháp, được khen ngợi và đánh giá cao, Tổng thống Môđibô Câyta đã nói chuyện thân mật với các cán bộ nhà trường và sinh viên, ông nói rằng rất vui mừng được đến tiếp xúc với các cán bộ lãnh đạo nhà trường, những người đang chuẩn bị cho sinh viên trở thành những cán bộ tương lai xây dựng đất nước.
- Tổng thống nói tiếp: “Muốn xây dựng đất nước phải chống nghèo nàn và lạc hậu, chống dốt nát và bệnh tật..
- Muốn thế phải có cán bộ và chính đây lại là nơi đào tạo cán bộ.
- Tổng thống Môđibô Câyta, tỏ ý tin tưởng rằng với tinh thần đấu tranh bền bỉ, hăng say lao động, nhân dân Việt Nam sẽ thu được nhiều thắng lợi hơn nữa trong công cuộc xây dựng đất nước, hoàn thành giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc.
- Tiếp lời Tổng thống Môđibô Câyta, Chủ tịch Hồ Chí Minh có Lời huấn thị với các cán bộ của nhà trường cùng đông đảo nam, nữ sinh viên trong hội trường.
- Vì vậy, Bác có thể nói, Bác đối với nhà trường, đối với nền giáo dục của ta, tuy chưa phải là trăm phần trăm mãn nguyện, nhưng càng ngày Bác càng bằng lòng hơn: năm nay bằng lòng hơn năm ngoái và sang năm chắc sẽ bằng lòng hơn năm nay” [13.
- Bác có 6 lời nhắc nhở các cán bộ và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: “1- Trước hết là phải đoàn kết.
- Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất… Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang….
- Bởi vì chúng ta phải gắn liền nhiệm vụ ủng hộ miền Nam với việc xây dựng miền Bắc.
- Ở đây cũng như các ngành khác, phải đào tạo cán bộ cho miền Nam để đến ngày nước nhà thống nhất, các cháu ấy về góp phần xây dựng miền Nam thân yêu”..
- Cuối cùng, Bác mong “tất cả thầy trò, cán bộ, công nhân phải phấn khởi thi đua phát triển ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, làm thế nào để nhà trường này chẳng những là trường sư phạm mà còn là trường mô phạm của cả nước” [13.
- Những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng, ngành giáo dục nói chung hết sức thiết thực và ý nghĩa.
- Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người cho xã hội mới, cho dân tộc Việt Nam.
- Suốt cả cuộc đời mình, Người đã dành biết bao tâm trí cho sự nghiệp giáo dục.
- Trước khi kết thúc cuộc “mít tinh” chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Mali đến thăm trường.
- Hội trường nhà trường Đại học Sư phạm Hà Nội vang lên tiếng hát kết đoàn bài hát “Ma-li tự do của Ma-li” bằng tiếng Việt..
- Sau khi nước nhà thống nhất, đất nước tiến hành công cuộc đổi mới đất nước trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực giáo dục.
- Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm coi trọng, từ trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, Đảng ta đã khẳng định: “giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu” [6.
- Giáo dục và đào tạo gắn liền với sự nghiệp phát triển kinh tế, phát triển khoa học, kĩ thuật, xây dựng nền văn hoá mới và con người mới.
- Nhà nước có chính sách toàn diện thực hiện giáo dục phổ cập phù hợp với yêu cầu và khả năng của nền kinh tế, phát triển năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài.
- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII chỉ rõ: “Giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là.
- một động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới… Vì vậy “Giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu” [6.
- Trong hệ thống giáo dục quốc dân, kể từ khi thành lập năm 1951 đến nay, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội luôn đứng ở vị trí là trường Sư phạm đầu ngành, trọng điểm, cái nôi của ngành sư phạm cả nước, luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và thường xuyên được người đứng đầu Đảng và Nhà nước về thăm.
- Đảng và Nhà nước có kế hoạch, chiến lược xây dựng và phát triển Đại học Sư phạm Hà Nội: “…hai Trường Đại học Sư phạm tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã được tách khỏi Đại học Quốc gia để xây dựng thành hai Trường Đại học Sư phạm trọng điểm” [7.
- 483], “…đẩy nhanh hơn việc xây dựng hai trường Đại học Sư phạm trọng điểm ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để vừa đào tạo giáo viên có chất lượng cao, vừa nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học giáo dục đạt trình độ tiên tiến” [8.
- Với giá trị cốt lõi “chuẩn mực - sáng tạo - tiên phong”, kể từ khi thành lập đến nay trường đã đào tạo hàng vạn sinh viên, hàng nghìn tiến sĩ, thạc sĩ, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ chất lượng cao cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của dân tộc ta.
- Như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người đến thăm trường năm 1964.
- Là người đặt nền móng cho sự ra đời nền giáo dục cách mạng Việt Nam, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo của nước nhà.
- Trong quá trình hoạt động, lãnh đạo đất nước, các tác phẩm, các bài nói, bài viết của Người nêu bật quan điểm về một nền giáo dục toàn diện, chú trọng cả đức và tài, gắn liền với thực tiễn đời sống, kết hợp giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội.
- Những tình cảm của Người năm xưa đối với sự nghiệp giáo dục của dân tộc nói chung với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng như là một biểu tượng mẫu mực tốt đẹp đối với cán bộ, nhân viên, học viên, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để Nhà trường mãi xứng đáng “là trường mô phạm của cả nước” như lời Người hằng mong lúc sinh thời..
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bác Hồ với nhân dân Hà Nội.
- Nxb Hà Nội, 1980..
- [4] Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thủ đô Hà Nội, Sở Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1985..
- Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội..
- [9] Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc danh nhân văn hóa (Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam.
- [10] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1.
- Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011..
- 55 [11] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4.
- [12] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12.
- [13] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 14.
- [14] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 15.
- [15] Báo Nhân Dân, số 1045, tháng 1-1957, in trong Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập .
- Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016..
- Hồ Chí Minh về giáo dục.
- Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội..
- [17] Việt Nam Dân Quốc Công Báo, 1945.
- Sắc lệnh số 45, Về việc thiết lập một Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội.
- [18] Nghị định của Bộ Quốc gia Giáo dục ngày 3-11-1945.
- Việt Nam Dân quốc Công báo, số 9, ngày .
- Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội..
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 45, ngày về việc thiết lập một Ban đại học Văn khoa tại Hà Nội.
- 57 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 45, ngày 10-10-1945.
- Nghị định của Bộ Quốc gia Giáo dục ngày Nguồn: Việt Nam Dân quốc Công báo, số 9, ngày .
- 59 Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Mali Môđibô Câyta.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, (Báo Nhân Dân, số 3857, ngày

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt