« Home « Kết quả tìm kiếm

TRI THỨC SỬ DỤNG CÁC LOÀI CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC CƠ TU VÀ VÂN KIỀU TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ


Tóm tắt Xem thử

- HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 950 TRI THỨC SỬ DỤNG CÁC LOÀI CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC CƠ TU VÀ VÂN KIỀU TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ NINH KHẮC BẢN, VŨ HƯƠNG GIANG, TRẦN MỸ LINH, LÊ QUỲNH LIÊN in a inh bin in n.
- JACINTO REGALADO ườn Th vậ Miri a Kỳ Bạch Mã là phần cuối của dãy Trường Sơn Bắc, có nhiều dãy núi cao chia cắt và thấp dần ra biển, là nơi chuyển tiếp của hai luồng khí hậu Bắc và Nam, nên hệ động thực vật khu vực Bạch Mã rất đa dạng và phong phú.
- Sinh sống quanh khu vực vùng đệm VQG Bạch Mã có khoảng 6.500 người, trong đó khoảng 2.000 người dân tộc thiểu số thuộc nhóm Vân Kiều và Cơ Tu.
- Trong những năm gần đây, một lượng lớn các loài cây thuốc thuộc khu vực Bạch Mã được cộng đồng người Cơ Tu, Vân Kiều khai thác để sử dụng chữa trị bệnh trong cộng đồng.
- Tuy nhiên, những hiểu biết và kinh nghiệm sử dụng thực vật làm thuốc của cộng đồng người Vân Kiều mang nhiều nét độc đáo và đặc sắc riêng.
- Cho tới nay, đã có một số nghiên cứu sơ bộ về sử dụng thực vật làm thuốc [2, 3], nhưng những kinh nghiệm độc đáo về sử dụng cây thuốc chữa bệnh của người Cơ Tu và Vân Kiều tại Bạch Mã ít được quan tâm.
- Để gìn giữ những kinh nghiệm quý giá, cũng như đề xuất các phương thức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cây thuốc, chúng tôi đã tiến hành điều tra về kinh nghiệm và tri thức truyền thống trong sử dụng cây cỏ làm thuốc của đồng bào dân tộc Cơ Tu và Vân Kiều đang sinh sống tại vùng đệm VQG Bạch Mã, nhằm tư liệu hóa về sử dụng cây thuốc của các nhóm dân tộc này và góp phần duy trì, bảo tồn tri thức bản địa Việt Nam.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U Xây dựng các tuyến khảo sát, điều tra nhận dạng các loài cây thuốc ngoài thực địa và thu thập mẫu tiêu bản thực vật.
- Điều tra kinh nghiệm và tri thức bản địa về sử dụng các loài cây thuốc của đồng bào Vân Kiều, Cơ Tu thông qua việc thu thập tài liệu, phỏng vấn trực tiếp người Cơ Tu và Vân Kiều.
- Đa dạng về thành phần loài, dạng sống và bộ phận s dụng cây thuốc Khai thác và sử dụng cây thuốc ngoài tự nhiên để chữa bệnh trong gia đình và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng là tập quán nhiều đời của cộng đồng các dân tộc ít người ở khu vực vùng đệm VQG Bạch Mã.
- Trong mỗi cộng đồng người Cơ Tu và Vân Kiều sinh sống thường có 2 -3 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 951 lang y trong bản.
- Phần đông các hộ gia đình sử dụng các loài cây thuốc thu hái từ tự nhiên để điều trị một số bệnh thông thường hoặc sử dụng làm thuốc phục vụ bồi bổ cơ thể và phục hồi sức khỏe.
- Kết quả điều tra của chúng tôi đã ghi nhận được 249 loài cây thuốc thuộc 82 họ, 178 chi được người Cơ Tu sử dụng.
- Những họ có nhiều loài được sử dụng làm thuốc như: Họ Cà phê (Rubiaceae.
- Người Vân Kiều chiếm tỷ lệ thấp trong các cộng đồng và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc cũng thấp hơn so với người Cơ Tu, với 27 loài cây thuốc thuộc 21 họ.
- So sánh thành phần loài cây thuốc được dân tộc Vân Kiều đang sinh sống ở xã Tà Long vùng đệm Khu Bảo tồn thiên nhiên Đắk Rông, Quảng Trị sử dụng cho thấy, số lượng loài cây thuốc (214 loài, 70 họ) được người Vân Kiều ở vùng đệm Khu Bảo tồn thiên nhiên Đắk Rông sử dụng phong phú hơn số lượng loài cây thuốc do dân tộc Vân Kiều ở xã Xuân Lộc vùng đệm VQG Bạc h Mã sử dụng (27 loài) (bảng 1).
- Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, khu vực Đắk Rông là gianh giới giữa vùng tự do và vùng bị chiếm đóng, nhiều bộ đội đã được người Vân Kiều cứu sống bằng cây thuốc tự nhiên.
- Kinh nghiệm sử dụng thực vật làm thuốc của người Vân Kiều ở Đắk Rông, Quảng Trị phong phú và đa dạng hơn kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của người Vân Kiều ở những khu vực khác của miền Trung.
- Mặt khác, thành phần dân tộc chính ở Đắk Rông là người Vân Kiều (82,0% ở Tà Long) còn ở Bạch Mã chỉ chiếm 21,3%.
- Điều này chứng tỏ tỷ lệ dân số cao của người Vân Kiều sinh sống trong cộng đồng cũng là yếu tố quyết định nhiều đến kinh nghiệm sử dụng cây thuốc cổ truyền của các dòng họ người Vân Kiều..
- ng 1 Số loài cây thuốc được sử dụng bởi người Vân Kiều ở Xuân Lộc Ph Lộc Thừa Thiên Huế và Tà Long, Đắk Rông, Quảng Trị.
- Địa điểm Tỷ lệ người Vân iều.
- Thực vt làm thuốc Họ có nhiều loài Số loài Số họ Xuân Lộc, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế Fabaceae (15 loài) Euphorbiaceae (14 loài) Asteraceae (12 loài) Rubiaceae (10 loài) Tà Long, Đắk Rông, Quảng Trị Mặt khác, do bối cảnh phát triển chung của toàn xã hội và tác động của nền kinh tế thị trường không chỉ ở đô thị mà còn ở cả những vùng sâu, vùng xa như các xã trong khu vực vùng đệm VQG Bạch Mã, sản phẩm thuốc tân dược đa dạng về chủng loại, phong phú về thành phần, tiện sử dụng, tác dụng nhanh, giá thành rẻ được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là lớp trẻ, do vậy họ gần như không sử dụng cây thuốc Nam.
- Các ông lang, bà mế những người nắm kiến thức và có nhiều kinh nghiệm về thuốc chữa bệnh ngày một già đi, trong khi đó lớp trẻ con cháu lại không muốn học nghề.
- ng 2 Đa dạng về bộ phận được s dụng làm thuốc TT Bộ phn ử dụng Số loài được ử dụng bởi nhóm dân tộc C Tu Tỷ lệ.
- 9 4 4 3 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 952 ng 3 Đa dạng về dạng sống và cách s dụng cây thuốc của người Cơ Tu.
- Số liệu trong bảng 2 và bảng 3 chỉ ra rằng, những cây thuốc được điều tra không chỉ phong phú về thành phần loài mà còn rất đa dạng về dạng sống và bộ phận sử dụng.
- Phần lớn bộ phận của cây được người Cơ Tu sử dụng làm thuốc vẫn là cành, lá 77 loài, chiếm 31%.
- tiếp đến là cả cây 73 loài chiếm 30%.
- rễ, củ 68 loài chiếm 28%.
- hoa quả 15 loài chiếm 7%.
- các bộ phận khác 9 loài chiếm 4%.
- Người Vân Kiều sử dụng rễ củ 13 loài chiếm 42%.
- cành lá 8 loài chiếm 26%.
- cả cây 5 loài chiếm 16%.
- 4 loài chiếm 13% và hoa quả 1 loài chiếm 3%.
- Cây thuốc được các nhóm dân tộc trong khu vực nghiên cứu khai thác sử dụng, không chỉ đa dạng về thành phần loài, đa dạng về bộ phận sử dụng mà còn đa dạng về dạng sống.
- Số liệu thu được ở bảng 3 chứng tỏ, phần lớn các cây sử dụng làm thuốc có dạng thân thảo (61,0.
- Phương thức sử dụng yếu là dùng tươi (87,0.
- Như vậy, với hình thức khai thác kể trên thì phần lớn các loài cây thuốc trong khu vực nghiên cứu chưa bị tác động trực tiếp từ yếu tố con người.
- Tuy nhiên, một số loài bị khai thác cả cây hay rễ, củ vẫn còn tương đối lớn (16%, 28.
- Đặc biệt, các loài bị khai thác cả cây, củ hoặc rễ là những cây lâu năm, có giá trị kinh tế cao đồng thời cũng là các loài có nguy cơ đe doạ cao như bình vôi vàng đắng, thổ phục linh, lan gấm.
- Hình thức khai thác này có ảnh hưởng trực tiếp đến duy trì, tái sinh và bảo tồn của loài cây thuốc.
- Nếu người dân chỉ khai thác cành, lá để làm thuốc thì hình thức khai thác này vẫn duy trì và đảm bảo được sự sinh trưởng, phát triển của các cá thể, ngược lại khai thác gốc, rễ hay củ sẽ là nguy cơ gây suy giảm số lượng cá thể trong quần thể nói riêng, đa dạng sinh học nói chung.
- Các nhóm bệnh phổ biến trong khu vực nghiên cứu Kinh nghiệm, tri thức sử dụng cây thuốc để chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của dân tộc Cơ Tu và Vân Kiều ở các xã nghiên cứu khá đa dạng và phong phú.
- Kết quả điều tra, phỏng vấn hộ gia đình ở các xã nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dân tộc Cơ Tu và dân tộc Vân Kiều ở vùng đệm Vườn Quốc gia Bạch Mã đã sử dụng cây thuốc ngoài tự nhiên để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau, tập trung vào 11 nhóm bệnh trong bảng 4.
- Giống như các cộng đồng dân tộc thiểu số ở nước ta, do trình độ dân trí còn hạn chế, điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, ăn ở thiếu vệ sinh là nguyên nhân gây nên các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa, bệnh ngoài da.
- Bên cạnh đó các tuyến đường như đường liên thôn, đường lâm nghiệp chưa phát triển nên việc đi lại khó khăn, đặc biệt là người dân thường xuyên vào rừng khai thác tài nguyên nên dễ gặp tai nạn, ảnh hưởng đến xương, cơ bắp.
- Những thống kê của nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, số loài cây thuốc dùng để chữa trị các bệnh về tiêu hóa (45 loài), bệnh ngoài da (33 loài) và các bệnh liên quan đến hệ vận động (34 loài), thận, bài tiết (32 loài), dạ dày, gan (28 loài), cầm máu, mụn nhọt (23 loài) thường chiếm số lượng cao.
- Ngoài ra, các cây thuốc được người dân thu hái trong tự nhiên để làm rượu tăng lực, bồi bổ sức khỏe cũng chiếm số lượng tương đối lớn (19 loài), điều này cũng dễ hiểu bởi trong điều kiện về dinh dưỡng còn thiếu thốn lại phải lao động nặng nhọc nên người Cơ Tu và Vân Kiều rất quan tâm tới việc phục hồi thể lực, duy trì sức khỏe để đảm bảo lao động.
- Do sinh sống trong khu vực HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 956 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
- Huỳnh Văn Kéo, Trần Thiện Ân, 2006, Đa dạng cây thuốc vùng núi Bạch Mã, NXB.
- Điều tra, đánh giá và đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý cây có ích nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc Pakô và Vân Kiều ở 3 xã vùng đệm (Tà Long, Húc Nghì và A Bung) thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Đắk Rông - tỉnh Quảng Trị.
- TRADDITIONAL KNOWLEDGE OF MEDICINAL PLANTS COLLECTED FROM THE CƠ TU AND VAN KIEU ETHNIC COMMUNITIES IN THE BUFFER ZONE OF BACH MA NATIONAL PARK NINH KHAC BAN, VU HUONG GIANG, TRAN MY LINH, LE QUYNH LIEN, NGUYEN QUOC BINH, TRAN THIEN AN, HUYNH VAN KEO, JACINTO REGALADO SUMMARY The flora of Bach Ma National Park is highly diverse and rich

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt