« Home « Kết quả tìm kiếm

Kinh tế hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế (1)


Tóm tắt Xem thử

- NHỮNG ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA KINH TẾ THỊ TRƯỜNGĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ THỊ TRƯỜNG KINH TẾ TBCN: 1) KHÁI NIỆM: Kinh tế hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, mà trong đó sản phẩm sảnxuất ra để trao đổi, để bán trên thị trường.
- Mục đích của sản xuất trong kinh tếhàng hóa không phải để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra sảnphẩm mà nhằm để bán, tức là để thỏa mãn nhu cầu của người mua đáp ứng nhucầu của xã hội.
- Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đótoàn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều thông qua thị trường.
- Lịchsử phát triển nền sản xuất xã hội cho thấy sản xuất và trao đổi hàng hóa là tiền đềquan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường.
- Trong quá trình sảnxuất và trao đổi, các yếu tố thị trường như cung, cầu, giá cả có tác động điều tiếtquá trình sản xuất hàng hóa, phân bổ các nguồn lực kinh tế và tài nguyên thiênnhiên như vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động.
- phục vụ cho sản xuất và lưuthông.
- Thị trường giữ vai trò là một công cụ phân bổ các nguồn lực kinh tế.
- Trongmột nền kinh tế khi các nguồn lực kinh tế được phân bổ bằng nguyên tắc thịtrường thì người ta gọi đó là kinh tế thi trường.
- Kinh tế thị trường đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trongxã hội phong kíến và phát triển cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
- Kinh tế thị trường xét dưới góc độ “một kiểu tổ chức kinh tế” là phương thứctổ chức, vận hành nền kinh tế, là phương tiện điều tiết kinh tế lấy cơ chế thị trườnglàm cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế và điều tiết mối quan hệ giữa ngườivới người.
- Kinh tế thị trường chỉ đối lập với kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, chứkhông đối lập với các chế độ xã hội như chế độ tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủnghĩa.
- Bản thân kinh tế thị trường không phải là đặc trưng bản chất cho chế độkinh tế cơ bản của xã hội.
- Là thành tựu chung của văn minh nhân loại, kinh tế thịtrường tồn tại và phát triển ở nhiều phương thức sản xuất khác nhau.
- Kinh tế thịtrường vừa có thể liên hệ với chế độ tư hữu vừa có thể liên hệ với chế độ công hữuvà phục vụ cho chúng.
- Kinh tế thị trường tồn tại khách quan, xây dựng và pháttriển kinh tế thị trường không phải là phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc đi theo conđường tư bản chủ nghĩa và tất nhiên, xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa cũngkhông dẫn đến phủ định kinh tế thị trường.
- 2) NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TBCN VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN.
- Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, nghĩa là có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, lỗ, lãi tự chịu.
- Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo.
- Nó có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
- Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo các quy luật vốn có của thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… Sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế.
- Nếu là nền kinh tế thị trường hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hóa, các chính sách kinh tế.
- Sự phát triển của kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trungsản xuất, do đó tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn, xã hội hóa cao.
- đồng thờichọn lọc được những người sản xuất, kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán bộquản lý có trình độ, lao động lành nghề, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TBCN VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN 1) Về bản chất:- Như mọi người đã biết, kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế phản ảnhtrình độ phát triển nhất định của văn minh nhân loạị Từ trước đến nay nó tồn tại vàphát triển chủ yếu dưới chủ nghĩa tư bản, là nhân tố quyết định sự tồn tại và pháttriển của chủ nghĩa tư bản.
- Chủ nghĩa tư bản đã biết lợi dụng tối đa ưu thế củakinh tế thị trường để phục vụ cho mục tiêu phát triển tiềm năng kinh doanh, tìmkiếm lợi nhuận, và một cách khách quan nó thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hộiphát triển mạnh mẽ.
- Ngày nay, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã đạt tới giaiđoạn phát triển khá cao và phồn thịnh trong các nước tư bản phát triển .
- Kinh tế tưbản đặt trên ba nền tảng, là tôn trọng quyền tư hữu.
- và để hệ thống thị trường quyết định giá cả khi trao đổi hàng hóa, dịchvụ cũng như sức lao động.
- Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là nền kinh tế màtrong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trịđể xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
- Nền kinh tế thịtrường tư bản chủ nghĩa vận động theo công thức mà C.
- Công thứcnày phản ánh bản chất của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là bóc lột giá trịthặng dư của lao động làm thuê.
- Giá trị thặng dư biểu hiện trên bề mặt xã hội dướihình thức lợi nhuận.
- Kinh tế hàng hóa giản đơn dưới sự tác động của quy luật giátrị dẫn đến phân hóa những người sản xuất hàng hóa nhỏ, hình thành mầm mốngcủa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa dựatrên chế độ sở hữu lớn của chủ nghĩa tư bản không chỉ chịu tác động của quy luậtgiá trị mà còn chịu tác động của quy luật giá trị thặng dư, là quy luật kinh tế cơbản, hay tuyệt đối (theo C.
- Mác) và tồn tại trong hệ thống các quy luật kinh tếkhác của chủ nghĩa tư bản.Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơnlượng cung, thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyếnkhích người sản xuất tăng lượng cung.
- Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệuquả hơn, thì cũng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn cho phép tăng quy mô sản xuất, vàdo đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả.Những người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuậnthấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải.Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường TBCN có thể dẫn tới bấtbình đẳng.
- Đây là nguyênnhân của các hiện tượng thất nghiệp, lạm phát.- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế hànghóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Là một nền kinh tế hỗn hợp, nghĩa là vừavận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước.
- Các quy luậtkhách quan của nền kinh tế thị trường được tôn trọng.
- Các thông lệ quốc tế trongquản lý và điều hành kinh tế được vận dụng một cách hợp lý.
- Nền kinh tế chịu sựchi phối của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa.
- Là nền kinh tế phát triển nhanh,hiệu quả, bền vững và chủ động hội nhập kinh tế thành công.Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động và theo hiệu quảkinh tế, đồng thời theo cả mức đóng góp vốn.
- Chú trọng phân phối lại qua phúc lợixã hội.
- Việc phân bổ các nguồn lực vừa được tiến hành theo hướng nâng cao hiệuquả, vừa theo hướng giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương.Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội.
- công bằng xã hội được chú ýtrong từng bước, từng chính sách phát triển.Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nhân dân đượckhuyến khích tham gia vào quá trình phát triển kinh tế.
- 2) Về mục tiêu phát triển: Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhằm thực hiện“ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” giải phóng mạnh mẽlực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.
- Mục tiêu trên thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế vì con người, giải phónglực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để nâng cao đời sống cho mọi người, mọingười đều được hưởng những thành quả phát triển.
- Ở đây thể hiện sự khác biệt vớimục đích tất cả vì lợi nhuận phục vụ lợi ích của các nhà tư bản, bảo vệ và pháttriển chủ nghĩa tư bản.
- Bên cạnh đó, liên hệ thực tiễn nước ta cũng là một nước có nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa thì thây rằng: Mục tiêu hàng đầu của pháttriển kinh tế thị trường ở nước ta là giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồnlực trong nước và ngoài nước để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xâydựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế - xãhội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân.
- Có những nước đặt vấn đề tăng trưởngkinh tế trước, giải quyết công bằng xã hội sau.
- Có những nước lại muốn dựa vàoviện trợ và vay nợ nước ngoài để cải thiện đời sống nhân dân rồi sau đó mới thúcđẩy tăng trưởng kinh tế.
- Ở nước ta, thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lốiđổi mới của Đảng, lấy sản xuất gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, tăngtrưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợppháp, gắn liền với xóa đói giảm nghèo.
- 3) Về thành phần kinh tế:- Trong giai đoạn phát triển đầu tiên tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản thànhphần kinh tế tư nhân chiếm toàn bộ nền kinh tế.
- Thành phần kinh tế tư nhân đóng vai trò năng động, lực đẩy quyết địnhtính hiệu quả của nền kinh tế tư bản, còn thành phần kinh tế nhà nước chủ yếu đểgiải quyết các vấn đề xã hội đảm bảo công ăn việc làm cho lực lượng lao độngtránh gây xáo trộn lớn trong xã hội và để kinh doanh trong các ngành cần thiếtnhưng khó sinh lời.
- Mặt khác, thành phần kinh tếdựa trên chế độ tư hữu tuy có vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất, giảiquyết việc làm, nhưng vì dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, nên chúngkhông tránh khỏi tính tự phát chạy theo lợi nhuận đơn thuần, nảy sinh những hiệntượng tiêu cực làm tổn hại tới lợi ích chung của xã hội.- Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như nền kinh tếnước ta tồn tại 3 loại hình sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữutư nhân.
- Các thành phần kinh tế đó là kinh tế nhà nước,kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu đểNhà nước điều tiết nền kinh tế, định hướng cho sự phát triển vì mục tiêu “dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Để giữ vai trò chủ đạo,kinh tế nhà nước phải nắm được các vị trí then chốt của nền kinh tế bằng trình độkhoa học, công nghệ tiên tiến, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao chứ không phảidựa vào bao cấp, cơ chế xin – cho hay độc quyền kinh doanh.
- Việc xác lập vai tròchủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc và là sự khác biệt cótính bản chất giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và kinh tế thịtrường tư bản chủ nghĩa.
- Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thịtrường ở nước ta đã quyết định kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong cơcấu kinh tế nhiều thành phần.
- Bởi lẽ một chế xã hội đều có một cơ sở kinh tếtương ứng với nó, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể tạo nền tảng cho chếđộ xã hội mới – xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Ngoài ra, chúng ta không chỉ củng cố và phát triển các thành phần kinh tế dựatrên chế độ công hữu là thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, mà cònphải khuyến khích các thành phần kinh tế thuộc chế độ tư hữu phát triển để hìnhthành nền kinh tế thị trường rộng lớn bao gồm các đơn vị kinh tế thuộc chế độ tưhữu , các đơn vị kinh tế thuộc chế độ công hữu, các hình thức hợp tác kinh doanhgiữa trong và ngoài nước.
- Các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần đều bìnhđẳng với nhau trước pháp luật, vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau để cùng pháttriển.
- 4) Về cơ chế vận hành nền kinh tế: Do có sự khác nhau về bản chất giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và kinhtế thị trường xã hội chủ nghĩa nên cơ chế thị trường của hai nền kinh tế này cũngkhác nhau.- Cơ chế thị trường tư bản chủ nghĩa là việc tổ chức guồng máy kinh tế sao cho sựvận hành của nó phù hợp với các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản, trong đóquy luật sản xuất ra giá trị thặng dư giữ vai trò quyết định, nhằm đem lại lợi nhuậnngày càng nhiều cho các nhà tư bản, các tập đoàn, các công ty xuyên quốc gia.- Còn cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa là việc tổ chức guồng máy kinh tế saocho sự vận hành của nó phù hợp với quy luật kinh tế cơ bản và các quy luật kinh tếkhác của chủ nghĩa xã hội.
- Nhà nước định hướng nền kinh tế thị trường bằng nhữngchính sách kinh tế vĩ mô và luật pháp, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế- xã hội trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị và quy luật phát triển có kế hoạch cânđối toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- đưa những tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện đạivào sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, làm ra nhiều sản phẩmchất lượng cao, giá rẻ, có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong quá trình hộinhập kinh tế quốc tế và khu vực.
- Trên cơ sở đó, không ngừng nâng cao đời sốngvật chất và văn hóa cho mỗi thành viên và cả cộng đồng, củng cố và phát triểnvững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa.
- 5) Về thị trường lao động:- Cả xã hội là một thị trường lao động lớn và thường thì cung ứng lao động nhiềuhơn yêu cầu lao động do vậy trong xã hội tư bản chủ nghĩa thường tồn tại nạn thấtnghiệp.
- Do vậy, người lao động thường bị "mua rẻ" sức lao động của mình, xuấthiện giá trị thặng dư, dẫn đến tình trạng công nhân “bóc lột” trong xã hội tư bản,điều này những nước xã hội chủ nghĩa đã ra sức loại bỏ.
- Tuy nhiên nguy cơ củanạn thất nghiệp đóng vai trò kích thích người lao động nâng cao kỹ năng và kỷluật lao động trong cuộc chạy đua bảo vệ chỗ làm việc.- Thị trường lao động ở nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa còn mới manhnha, một số trung tâm giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động mới xuất hiệnnhưng đã nảy sinh hiện tượng khủng hoảng.
- Nét nổi bật của thị trường này là sứccung về lao động lành nghề nhỏ hơn cầu rất nhiều, trong khi đó cung về sức laođộng giản đơn lại vượt quá xa cầu, nhiều người có sức lao động không tìm đượcviệc làm.
- Trong tương lai cần phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vựckinh tế.
- đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đã qua đàotạo nghề.
- 6) Về hình thức phân phối thu nhập:Mỗi chế độ xã hội có chế độ phân phối tương ứng với nó.
- Chế độ phân phối doquan hệ sản xuất thống trị, trước hết là quan hệ sở hữu quyết định.Phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kì quá độ lên chủnghĩa xã hội, nhiều chế độ sở hữu cùng tồn tại: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sởhữu cá nhân và các hình thức sở hữu do kết quả của sự xâm nhập giữa chúng.
- Mỗichế độ sở hữu có nguyên tắc phân phối tương ứng với nó, vì thế trong thời kì quáđộ tồn tại cơ cấu đa dạng về hình thức phân phối thu nhập.Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, tồn tại các hình thức phân phối thu nhậpsau đây: phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế.
- phân phối theo mứcđóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua phúc lợi xã hội.Sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinhtế thị trường tư bản chủ nghĩa là ở chỗ xác lập chế độ công hữu và thực hiện phânphối theo lao động.
- Phân phối theo lao động là đặc trưng bản chất của kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, nó là hình thức thực hiện về mặt kinh tế củachế độ công hữu.
- Vì thế phân phối theo lao động được xác định là hình thức phânphối chủ yếu trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Nguyên tắc phân phối theolao động yêu cầu:- Trong điều kiện như nhau, lao động ngang nhau thì trả công ngang nhau, và laođộng khác nhau thì trả công khác nhau.- Trong điều kiện khác nhau, lao động như nhau có thể phải trả công khác nhau,hoặc lao động khác nhau có thể phải trả công bằng nhau.Căn cứ cụ thể để phân phối theo lao động là: số lượng lao động được đo bằng thờigian của lao động hoặc số lượng sản phẩm làm ra.
- điều kiện và môi trường lao động.
- tínhchất của lao động.
- các ngành nghề cần được khuyến khích...Phân phối theo lao động không có nghĩa là toàn bộ sản phẩm thuộc về người laođộng.
- Theo quy luật phân phối tổng sản phẩm xã hội thì trong bất kỳ xã hội nào,người lao động cũng không thể được hưởng toàn vẹn sản phẩm của lao động,người lao động chỉ được thụ hưởng một phần những gì họ đã đóng góp cho xã hội.Phân phối theo lao động là một tất yếu khách quan dưới chủ nghĩa xã hội.
- Phânphối theo lao động là hợp lý nhất, công bằng nhất so với những hình thức phânphối đã có trong lịch sử.
- Cơ sở của sự công bằng xã hội của sự phân phối đó là sựbình đẳng trong quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
- Tuy nhiên, phân phối theo laođộng cũng có những hạn chế nhất định.
- Đó là, mỗi một người lao động thường cóthể lực, trí lực, điều kiện và hoàn cảnh gia đình khác nhau, nên phân phối theo laođộng có thể chưa hoàn toàn bình đẳng.
- Ngoài ra trong các cơ sở kinh tế có yếu tố tư bản và lao động làm thuê tồn tạihình thức phân phối tư bản và theo giá cả sức lao động.Thu nhập của những ngườilao động trong các cơ sở kinh tế này dựa trên quyền sở hữu sức lao động.
- Giá cảcủa hàng hoá sức lao động tức là thu nhập của người lao động không chỉ tuỳ thuộcvào giá trị của nó mà còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu về sức lao động trên thịtrường lao động.
- Vì thế, phân phối theo giá trị sức lao động có hạn chế quan trọnglà làm cho đời sống người lao động trở nên bấp bênh, không ổn định.
- Trong điềukiện sản xuất chưa phát triển, dân số tăng nhanh, sức ép về cung lao động rất lớnlàm cho việc tìm kiếm việc làm trở nên rất khó khăn, người lao động bị lệ thuộcvào giới chủ.
- Vì vậy, việc Nhà nước điều tiết nhằm hạn chế sự bất công là rất cầnthiết.Còn tư bản, biểu hiện ở giá trị tài sản hay vốn đầu tư vào quá trình sản xuất, do đóchủ sở hữu những khoản đó được hưởng một phần thu nhập từ giá trị thặng dư doquá trình sản xuất đó tạo ra.
- Cuối cùng là hình thức phân phối thông qua phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội.Đây là hình thức phân phối rất cần thiết trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộiở nước ta.
- Sở dĩ như vậy vì nó là hình thức phân phối góp phần khắc phục hạn chế,đồng thời bổ sung cho các hình thức phân phối thu nhập nói trên.
- Trong xã hộiluôn có những người không có thu nhập hoặc thu nhập thấp, đời sống hết sức khókhăn do không có khả năng lao động, không có tài sản để đưa vào sản xuất kinhdoanh, do trình độ thấp và nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác.
- Điều đóđòi hỏi sự hỗ trợ của tập thể, của xã hội từ các quỹ phúc lợi công cộng (quỹ xoáđói giảm nghèo, quỹ hỗ trợ người nghèo học tập, chữa bệnh.
- Đồng thời, mọi cánhân trong xã hội với tư cách là thành viên của tập thể, của xã hội đều được hưởngphúc lợi chung từ quỹ phúc lợi xã hội dưới hình thức các trường học và bệnh việncông, nhà văn hoá, công viên.
- và từ quỹ phúc lợi của doanh nghiệp, hợp tác xã…Hình thức phân phối này có tác dụng hết sức quan trọng, vì:Góp phần nâng cao thêm mức sống của toàn dân, nhất là đối với những người cóthu nhập thấp, đời sống khó khăn, rút ngắn sự chênh lệch về thu nhập giữa cácthành viên trong cộng đồng.
- góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.- Phát huy tính tích cực lao động của các thành viên trong tập thể và trong xã hội.- Góp phần phát triển toàn diện con người.- Giáo dục ý thức cộng đồng.Và hình thức này đang được nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa áp dụng đểđạt được mục tiêu cơ bản xây dựng xã hội chủ nghĩa.
- thực hiện dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- con người được giải phóng khỏi ápbức bóc lột, có cuộc sống ấm no, tụ do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàndiện.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt