« Home « Kết quả tìm kiếm

Đổi mới phương pháp dạy học các môn Lý luận chính trị trong các trường đại học hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY.
- Các môn lý luận chính trị có chức năng cơ bản đó là trang bị một hệ thống tri thức lý luận chính trị khoa học, hiện đại và có định hướng lý tưởng rõ ràng.
- đồng thời nó cung cấp cho sinh viên phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, ứng dụng vào thực tiễn một cách tích cực và hiệu quả, góp phần hình thành ở sinh viên tư duy lý luận khoa học.
- Để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, một nhân tố quan trọng là cần quan tâm đến vấn đề dạy và học các môn lý luận chính trị trong các trường đại học.
- Bài viết này nhằm làm rõ sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay..
- Phương pháp.
- thực tiễn.
- lý luận chính trị.
- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng, góp phần xây dựng, bồi đắp nền tảng tinh thần của xã hội.
- Quá trình này, đòi hỏi công tác giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học luôn được coi trọng, bởi lẽ sinh viên, tầng lớp thanh niên tinh túy nhất của xã hội, những chủ thể tích cực của.
- Vì vậy, việc dạy học các môn lý luận chính trị trong các trường đại học luôn là một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, qua đó, góp phần hình thành nhân sinh quan và thế giới quan khoa học cho sinh viên..
- Một bộ phận sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, thiếu bản lĩnh chính trị, thờ ơ, mơ hồ về chính trị… Do đó, yêu cầu thực tiễn cấp bách đặt ra hiện nay là cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả giáo dục lý luận chính trị, nhất là trong các trường đại học ở nước ta hiện nay.
- Bởi lẽ, những tri thức lý luận chính trị mà sinh viên tiếp thu được, góp phần quan trọng vào việc hình thành ở họ một thế giới quan khoa học, một nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy biện chứng.
- Do đó, để tránh được những sai lầm đó, nhằm cung cấp cho sinh viên thế giới quan và phương pháp luận khoa học định hướng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, giúp sinh viên có thái độ đúng đắn với hiện thực, có khả năng phân tích, xử lý các vấn đề, xây dựng niềm tin khoa học vào lý tưởng cách mạng của Đảng, có lập trường chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, quán triệt sâu sắc và thực hiện triệt để đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì việc đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị càng trở nên cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
- Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo phương châm khoa học, thực tiễn, sáng tạo và hiện đại”[1]..
- Đặc thù giảng dạy các môn lý luận chính trị.
- Giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học hiện nay, ngoài những tính chất chung còn có tính chất đặc thù của môn học.
- Tri thức lý luận chính trị có tính khái quát hóa, trừu tượng hóa cao và được biểu đạt bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật.
- Mặt khác, các môn lý luận chính trị là các môn khoa học lý thuyết, chứ không phải môn khoa học ứng dụng.
- Cho nên, giảng dạy các môn lý luận chính trị phải gắn với thực tiễn kinh tế, chính trị, xã hội và phải phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội.
- Mặt khác, giảng dạy các môn lý luận chính trị còn bị chi phối rất lớn bởi cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận cùng những tác động của những thành tựu và hạn chế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội hiện thực, trong đó có sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Tính đặc thù này phải được thể hiện trong hệ thống tri thức cần trang bị, trong định hướng phương pháp tự nghiên cứu, hệ thống những vấn đề sinh viên cần giải quyết và vận dụng vào thực tiễn..
- Với đặc thù các môn lý luận chính trị là những môn lí luận mang tính tổng hợp và trừu tượng cao, đồng thời lại gắn chặt với thực tiễn cuộc sống, vì thế phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị cũng đòi hỏi những đặc thù riêng.
- Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học.
- và “Đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tạo bước tiến mới, có kết quả, chất lượng cao hơn, góp phần làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội” [3]… Những vấn đề trên đang đặt ra yêu cầu cấp bách đòi hỏi cần phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
- Đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị đòi hỏi phải đối mới cả cách dạy và cách học.
- Mặt khác, dạy học các môn lý luận chính trị nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn, gắn lí luận với thực tiễn.
- gắn với nhiệm vụ mà sinh viên sẽ đảm nhiệm trên thực tế, giúp sinh viên biết vận dụng lý luận vào thực tiễn cuộc sống..
- Vì thế giảng viên có thể gợi mở, đàm thoại với đối tượng mình dạy, minh chứng bằng thực tiễn của đất nước, của các nghành nghề, cơ quan, đơn vị hay cá nhân và từ đó khái quát làm sáng tỏ về mặt lý luận..
- Thực trạng dạy học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học hiện nay.
- Trong thời gian qua, việc dạy và học lý luận chính trị ở các trường đại học đã đạt được những thành tựu đáng kể, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường trên cương vị công tác mới đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm, biết gắn lý luận với thực tiễn một cách sáng tạo, hiệu quả, xử lý tốt các tình huống thực tiễn đặt ra..
- Chưa kịp thời phát hiện, nghiên cứu thấu đáo những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn trong nước và thế giới.
- Việc giảng dạy lý luận chính trị những năm qua cho thấy lý luận chưa phản ánh kịp những biến đổi của thực tiễn cuộc sống, chưa gắn liền với những sự kiện và những đổi mới của đất nước, của xã hội.
- Thực tiễn đã có nhiều thay đổi, nhưng trong nội dung các môn lý luận chính trị vẫn nặng tính hàn lâm, ít có sự bổ sung, phát triển, nhiều vấn đề về kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, dân chủ, nhân quyền, hội nhập quốc tế, kinh tế tri thức.
- Nội dung, chương trình giảng dạy lý luận chính trị thường nặng về trình bày những nguyên lý, quy luật, phạm trù,… Phần lớn nội dung liên hệ với thực tiễn thường nặng về thuyết minh, liệt kê một số chủ trương, đường lối của Đảng, chưa chú trọng luận giải khoa học những quan điểm đó.
- chưa làm rõ được vai trò của các môn lý luận chính trị đối với chuyên ngành mà sinh viên đang theo học..
- Đặc biệt là phương pháp giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học ở nước ta trong thời gian qua còn nặng về giáo điều, sách vở.
- lý luận không gắn liền với thực tiễn.
- truyền tải lý luận một cách khô khan, thụ động, một chiều, chưa phát huy được khả năng suy nghĩ độc lập, khoa học và sáng tạo của sinh viên… Trong thực tiễn giảng dạy, một số giảng viên hầu như chỉ cắm cúi vào bài giảng, nhắc lại một cách rập khuôn những điều đã có, đã được ghi chép một cách đầy đủ, rõ ràng trong sách vở, tài liệu, thiếu những dẫn chứng thực tiễn sinh động cho người học..
- đó nhiều người cho rằng các môn lý luận chính trị mang nặng tính lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, thiếu sức truyền cảm, thậm chí nhiều sinh viên cho rằng dường như học môn này chỉ là học một mớ lý thuyết mang tính kinh viện, sáo rỗng, không thực tế.
- Vì thế, khi tốt nghiệp ra trường một bộ phận sinh viên chưa biết vận dụng lý luận đã học vào trong thực tiễn công tác của cơ quan, đơn vị, cũng như của bản thân mình, kĩ năng tay nghề chưa thật vững chắc.
- Qua đó, đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng, hiệu quả giảng dạy lý luận chính trị trong các trường đại học hiện nay..
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy chưa sâu sát, chậm đổi mới nội dung chương trình, phương pháp trong giảng dạy lý luận chính trị.
- Căn nguyên của tình trạng trên là do sự bất cập, hạn chế trong việc gắn lý luận với thực tiễn, giữa học tập lý luận với tổ chức thực hiện trong hoạt động thực tiễn.
- Trong học tập lý luận chính trị cả người dạy và người học chưa gắn chặt lý luận với thực tiễn, còn giảng lý luận chung chung hoặc lựa chọn, xác định vấn đề thực tiễn để liên hệ, minh chứng và diễn giải lý luận chưa điển hình, chưa thực sự phù hợp với nội dung bài giảng và đối tượng học nên chưa cung cấp được những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tế cho sinh viên.
- Tình trạng lý luận xa rời thực tiễn đang diễn ra khá phổ biến ở không ít cán bộ, giảng viên.
- Điều tất yếu đương nhiên này cũng xảy ra ngay cả trong lĩnh vực học tập, giảng dạy lý luận chính trị trong các trường đại học hiện nay..
- Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học hiện nay.
- Để tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị ở các nhà trường đại học hiện nay đạt hiệu quả, cần áp dụng nhiều biện pháp, trong đó tập trung một số vấn đề chủ yếu sau:.
- Hệ thống tài liệu trong chuẩn bị và giảng bài lý luận chính trị so với các môn khoa học khác là rất phong phú, sâu rộng, vừa thuận lợi, vừa khó khăn trong xử lí.
- Trong dạy học các môn lý luận chính trị phải chú trọng phân cấp nội dung, phương pháp, tài liệu cho các đối tượng sinh viên.
- Nghiên cứu kinh điển là một việc cần thiết, là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên các môn lý luận chính trị.
- Đây là cơ sở lý luận tin cậy để so sánh, đối chiếu các nội dung trình bày trong tài liệu, hiểu sâu sắc phần gốc, rễ vấn đề theo đúng tư tưởng của các nhà kinh điển vạch ra.
- Qua đó, củng cố niềm tin, sự yêu mến, say mê của cả người dạy và người học đối với các môn lý luận chính trị, nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các nhà trường.
- Đặc biệt, trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, khi nghiên cứu kinh điển với tư cách là lý luận gốc, người giảng viên cần xác định, kiểm nghiệm những tư tưởng nào vẫn tiếp tục khẳng định giá trị vượt thời đại, những tư tưởng nào đã bị thực tiễn ngày nay vượt qua, thể hiện sự lạc hậu để có sự tham mưu, đề xuất việc bổ sung, phát triển.
- Hai là, tăng cường phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tích cực tư duy của sinh viên.
- Dạy học các môn lý luận chính trị cần kết hợp các phương pháp, linh hoạt vận dụng các phương pháp cho phù hợp từng bài.
- Hiện nay, sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp thảo luận ngắn, nêu vấn đề, đối thoại ở các bài giảng các môn lý luận chính trị đang được khẳng định tính ưu việt của nó trong sự phát huy tính sáng tạo của sinh viên.
- Nêu vấn đề có thể xem là một kiểu phương pháp dạy học tích cực, dựa trên việc nêu lên và giải quyết các vấn đề học tập trong sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên.
- Trong giảng bài các môn lý luận chính trị giảng viên cần đầu tư xây dựng vấn đề học tập chứa đựng mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn.
- lý luận và chuyên môn, nghiệp vụ.
- giữa lý luận và phương pháp.
- Xây dựng các vấn đề học tập phải kích thích được tính tích cực, sáng tạo của sinh viên.
- Giảng bài nói chung, giảng bài các môn lý luận chính trị nói riêng cần có những biện pháp thích hợp để thu hút đa số sinh viên tham gia vào quá trình đối thoại để có thể đa dạng hóa các ý kiến, mặt khác sẽ góp phần tạo ra một không khí sôi nổi, cởi mở trong tranh luận.
- Học tập các môn lý luận chính trị là quá trình tự nhận thức hệ thống lý luận, cách mạng, khoa học của người học, quá trình đó giảng viên có vai trò chỉ đạo, định hướng.
- Với đặc thù các môn lý luận chính trị mang tính trừu tượng cao nên giảng viên cần chú ý sử dụng ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu nhưng như thế không có nghĩa là giảng viên đơn giản hóa những nguyên lý, quy luật bằng ngôn ngữ dân dã.
- Giảng viên phải nắm vững kiến thức lý luận của từng chương, mục, từng bài và toàn bộ nội dung bộ.
- môn mà mình đảm nhiệm, để định hướng, gợi mở cho sinh viên vận dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn có hiệu quả, phù hợp với nội dung lý luận đã chỉ ra.
- Không phải tất cả các nội dung lý luận trong bài giảng đều cần có liên hệ thực tiễn, mà chỉ ở những vấn đề nào quan trọng, cần thiết nhấn mạnh, khó hiểu, hay muốn tăng thêm tính thuyết phục.
- Trong dạy học các môn lý luận chính trị, quá trình phân tích phải có cơ sở lý luận, thực tiễn, có chiều sâu, sinh viên phải hiểu được bản chất vấn đề..
- Quá trình giảng bài những nội dung lý luận chính trị cần có sự khái quát, không kể lể, cũng không quá lệ thuộc về mặt học thuật mà dẫn tới sự căng thẳng, nhàm chán..
- Các khái niệm, phạm trù các môn lý luận chính trị khác với các khái niệm, phạm trù của các khoa học cụ thể, và cũng không đồng nhất với khái niệm thông thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
- Sinh viên khó có thể lĩnh hội được các tư tưởng lý luận chính trị, thậm chí họ cảm thấy như lý luận đó không phù hợp với thực tế cuộc sống, nếu sinh viên không từng bước và không có khả năng nâng trình độ tư duy của mình bằng chính các khái niệm, phạm trù..
- Trong giảng bài các môn lý luận chính trị, việc trang bị vốn tri thức, cập nhật thông tin là điều cần thiết, nhưng cần chú ý trang bị cho sinh viên về mặt phương pháp.
- Vì vậy, trang bị cho sinh viên phương pháp tư duy, phương pháp nhận thức và hành động thực tiễn là hết sức cần thiết.
- Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở cán bộ, đảng viên rằng, học lý luận Mác – Lênin là “phải học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin, học tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà.
- quá trình thực hành giảng, từ nội dung lý luận phải chú ý tới phương pháp, chuyển hóa tri thức lý luận thành tri thức về phương pháp..
- giảng viên phải khai thác tối đa ý nghĩa thực tiễn của các tri thức lý luận đó, có nhiều ví dụ phong phú, đa dạng trên tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, làm cho sinh viên nhận rõ tầm quan trọng của kiến thức lý luận đang lĩnh hội đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình..
- giúp sinh viên tiếp cận được khoa học - kĩ thuật.
- Bên cạnh đó, quá trình giảng dạy các môn lý luận chính trị cần phải đổi mới cách thức kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
- Mặt khác, thông qua từng nội dung của đề thi, đòi hỏi sinh viên phải có sự liên hệ giữa lý luận với thực tiễn đời sống xã hội, thực tiễn hoạt động nghề nghiệp để luận giải các vấn đề đặt ra một cách sâu sắc, có đủ luận cứ, luận chứng khoa học, có cơ sở lý luận, thực tiễn, liên hệ đánh giá thực trạng, đưa ra những đề xuất có tính hợp lí, sáng tạo và có sức thuyết phục cao..
- Cần chú ý bảo đảm tính cân đối trong sử dụng các phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
- Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị là vấn đề mấu chốt, khâu đột phá quan trọng để chuyển từ dạy học chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học..
- Năm là, giảng dạy các môn lý luận chính trị cần bám sát thực tiễn, gắn với đặc thù của từng đối tượng sinh viên.
- Kiến thức các môn lý luận chính trị có mặt trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, từ vấn đề nhỏ nhặt nhất trong sinh hoạt đời thường đến những vấn đề trọng đại của đất nước.
- Vì thế, trong đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị nhất thiết phải chú trọng liên hệ với thực tiễn, bám sát thực tiễn để bổ sung những ví dụ mới, thời sự, sinh động mang hơi thở cuộc sống.
- Bởi lẽ, hệ thống tri thức lý luận chính trị rất rộng lớn, vừa mang tính trừu tượng,.
- Để có được một hình ảnh thực tiễn sinh động, hấp dẫn, mang tính thời sự, tính chính xác cao, phù hợp với lý luận chỉ ra trong bài giảng đòi hỏi giảng viên phải lựa chọn, sàng lọc những ví dụ điển hình.
- để định hướng cho sinh viên vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách chân thực nhất, chính xác nhất, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của thực tiễn.
- Vì vậy, để gắn lý luận với thực tiễn thì người giảng viên cần phải có vốn sống phong phú, thường xuyên xâm nhập thực tế, tích cực khai thác thông tin ở các phương tiện truyền thông để cập nhật tri thức cũng như diễn biến thời sự trong nước và thế giới.
- Theo đó, việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị cần gắn với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, gắn với thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- gắn với nhiệm vụ mà người học sẽ đảm nhiệm trên thực tế, giúp người học biết vận dụng lý luận vào thực tiễn xây dựng đất nước, thực tiễn đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận.
- về lý thuyết, áp đặt thụ động, máy móc lý luận xa rời thực tiễn không phát huy được tính tích cực sáng tạo của người học.
- để cho người học được quyền thảo luận, tranh luận, vận dụng lý luận giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra dưới sự dẫn dắt, định hướng của giảng viên.
- Để gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình giảng dạy có hiệu quả, đòi hỏi giảng viên phải nắm chắc đối tượng sinh viên, bởi vì trong quá trình giảng dạy mỗi đối tượng có nội dung, phương pháp và hình thức giảng dạy khác nhau.
- Người nhấn mạnh: “Đối với Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho.
- Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị đang được đặt ra như một yêu cầu vô cùng cấp thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn cuộc sống đặt ra.
- Để nâng cao được chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị, đòi hỏi người giảng viên phải không ngừng hoàn thiện mình từ việc nâng cao trình độ, cập nhật tri thức mới đến việc phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc tìm kiếm phương pháp giảng dạy thích hợp để khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của sinh viên.
- Hơn nữa, khi giáo dục Việt Nam hiện nay đang chuyển từ tiếp cận kiến thức sang tiếp cận năng lực, khi yêu cầu của việc học tập các môn lý luận chính trị là biết vận dụng những vấn đề lý luận đó vào thực tiễn cuộc sống và công việc thì việc sử dụng nhiều phương pháp dạy học bên cạnh phương pháp thuyết trình là một đòi hỏi tất yếu

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt