« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA TẬP ĐOÀN GIỐNG XOÀI TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- Với kỹ thuật điện di protein (bằng phương pháp SDS-PAGE) và điện di ADN (primer CAP 5A) đã nhận diện được cây lai và cây phôi tâm của 6 giống xoài: Trung Quốc, Martin, Cát Vân Đen, Cát Hòa Lộc, Phim Xẻng Măng, Namdorkmai.
- Kết quả điện di protein cũng cho thấy các giống: (1) Giống xoài Bưởi, Đu Đủ, Hòn và Thơm thuộc loài Mangifera odorata.
- (2) Giống xoài Cát, Cát Chu, Lai, Cát Hòa Lộc, Tượng và Bắc thuộc loài Mangifera indic.
- (3) Giống xoài Thanh Ca thuộc loài Mangifera mekongensis..
- của các giống xoài..
- Hầu hết các giống xoài đang trồng trong sản xuất đều thuộc dạng đa phôi, trong số các phôi này chỉ có một phôi hữu tính, còn lại là các phôi vô tính.
- Trước đây việc nhân giống xoài bằng hột đã được áp dụng rộng rãi, song với phương pháp nhân giống này đã cho một tỉ lệ giống xoài lai và trên thực tế ở các vườn xoài lâu năm đã xuất hiện nhiều cây có dạng hình khác nhau.
- Việc nhận diện các cây xoài vô tính và cây hữu tính ở giai đoạn cây con từ trước đến nay vẫn chủ yếu dựa vào dạng cây lớn, nhỏ.
- Để có một kết luận khoa học hơn, bước đầu chúng tôi ứng dụng phương pháp điện di protein trên lá xoài nhằm mục đích: tìm hiểu tính đa dạng di truyền của một số giống xoài đang trồng phổ biến ở ĐBSCL và nhận diện cây vô tính, cây hữu tính so với cây mẹ..
- 2 PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện.
- Mẫu lá xoài con được thu tại các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang để đánh giá tính đa dạng di truyền, bao gồm 12 giống xoài là: Cát Chu, Thanh Ca, Thơm, Cát Hòa Lộc, Bưởi, Đu Đủ, Cát, Bắc (Battambang), Tượng, Lai, Hòn.
- Mẫu lá xoài non được thu ở vườn thực nghiệm giống cây trồng, khu II, Đại Học Cần Thơ để theo dõi hiện tượng đa phôi bao gồm 6 giống xoài là: Trung Quốc, Martin, Cát Vân Đen, Cát Hòa Lộc, Phim Xẻng Măng, Namdorkmai..
- 2.2 Phương pháp.
- 2.2.1 Các bước trong qui trình phân tích protein lá xoài - Nghiền mịn lá với TCA 10%, -20 o C/ 30 phút..
- 2.2.2 Các bước trong qui trình ly trích ADN trên lá xoài.
- Cuối cùng là thao tác chạy gel và xử lý kết quả..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
- Qua kết quả điện di protein trên năm vị trí lá xoài /cây của năm giống xoài: Falun, Cát Hòa Lộc, Trung Quốc, Úc, Namdorkmai (Hình1) chúng tôi ghi nhận như sau:.
- Ở những vị trí khác nhau trên cùng một cây, các băng protein đều biểu hiện giống nhau..
- Kết quả này là một bằng chứng chứng minh được rằng phương pháp điện di protein bằng kỹ thuật SDS - PAGE có tính ổn định rất cao, lấy mẫu ở bất kỳ vị trí nào trên cây cũng đại diện cho cá thể được nghiên cứu..
- Hình 1: Phổ điện di protein lá xoài Cát Hoà Lộc, so sánh 5 vị trí khác nhau /cây.
- 3.2 Nhận diện cây đa phôi.
- 3.2.1 Nhận diện cây đa phôi bằng phương pháp điện di protein.
- Bảng 1: Chiều cao và đường kính thân của những hột có xuất hiện cả cây lai và cây giống mẹ qua kết quả điện di.
- Cây phôi tâm Cây lai.
- Ghi chú: PXM là Phim Xẻng Măng, CHL là Cát Hòa Lộc, CVĐ là Cát Vân Đen, NDM là Namdorkmai..
- Đánh giá phổ điện di protein của một mẫu vật nghiên cứu là đánh giá gián tiếp về sự biểu hiện toàn bộ kiểu gen, hay nói cách khác là biểu hiện ADN của nó.
- Vì vậy, nếu là cây phôi tâm thì protein của cây con hoàn toàn giống với cây mẹ.
- Ngược lại, cây lai thì lại xuất hiện protein khác với cây mẹ cho biểu hiện kiểu gen dị hợp.
- Qua nhận diện trên phổ điện di chúng tôi phân loại cây phôi tâm và cây lai hữu tính biểu hiện qua kiểu hình tương ứng theo chiều cao và đường kính thân của các giống được trình bày trong Bảng 1..
- Qua phân tích thống kê trên chiều cao và đường kính thân của giống Phim Xẻng Măng, Cát Vân Đen, Cát Hòa Lộc, Namdorkmai cho thấy giữa cây phôi tâm và cây lai khác biệt không ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%, chỉ có giống Martin là khác biệt có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5% (tức là ở giống này những cây cao, đường kính thân lớn lại là cây lai).
- Riêng chỉ có giống xoài Trung Quốc chỉ có 1 cây/hột nên chưa có thể kết luận được.
- Từ đó ta có thể kết luận rằng giữa cây lai và cây phôi tâm không có khác biệt nhau về kích cỡ bên ngoài..
- Qua kết quả số liệu ở Bảng 1 cho thấy cây lai xuất hiện ở cả cây lớn và cây nhỏ.
- Hơn nữa, chiều cao cũng như đường kính thân giữa cây lai và cây phôi tâm lại khác biệt không ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%.
- Do đó, dùng phương pháp điện di để nhận diện cây lai sẽ có tính chính xác và khoa học hơn..
- 3.2.2 Kiểm nghiệm cây đa phôi bằng kỹ thuật điện di DNA (CAPS-PCR).
- Để khẳng định tính chính xác giữa hai kỹ thuật trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sự khác biệt giữa cây phôi tâm và cây lai hữu tính ở mức độ phân tử ADN..
- Qua phân tích chạy điện di DNA của 4 giống: Namdorkmai, Cát Hòa Lộc, Trung Quốc, Phim Xẻng Măng (Hình 3) trên 5 primer khác nhau (CAP 1A, CAP 3A, CAP 3B, CAP 5A, CAP 12A) cho thấy CAP 5 có khả năng phân biệt được cây vô tính và cây hữu tính của những cây trên cùng một hột.
- Mặt khác, kết quả này lại trùng hợp với kết quả điện di protein.
- Do đó cho phép chúng tôi khẳng định rằng phương pháp điện di protein có kết quả khá chính xác để phân biệt, nhận diện ra cây lai.
- Đây là một phương pháp rất khả thi để ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp ngày nay..
- Hình 5: Nhận diện cây đa phôi bằng phương pháp điện di ADN.
- Hình 2: Phổ điện di ADN lá xoài non phân biệt cây đa phôi.
- cây lai.
- Kết quả Hình 3 được ghi nhận như sau:.
- Trong đó, cây lai (giếng 2) khác biệt so với cây mẹ (giếng 1) ở vị trí 911bp..
- Giếng 4, 5, 6 và 7 là giống Cát Hòa Lộc.
- Trong đó, cây lai (giếng 7) khác biệt so với cây mẹ (giếng 4) ở vị trí 1.208 bp.
- Cây phôi tâm (giếng 5 và giếng 6) không khác biệt với cây mẹ..
- Trong đó, cây lai (giếng 9 và giếng 10) khác biệt so với cây mẹ ở vị trí 1.328 bp..
- 3.3 Phân nhóm giống xoài nhờ marker protein.
- Rao et al, 1992 cho rằng khi chạy điện di protein mỗi loài đều có băng protein điển hình..
- Sự hiện diện của loài khác có thể được phân biệt bởi trọng lượng phân tử và vị trí của các polypeptide điển hình của loài.
- Theo phân loại của Phạm Hoàng Hộ (2000) thì xoài Thơm thuộc loài Mangifera odorata..
- Qua kết quả điện di protein ở Hình 3 cho thấy xoài Thơm và xoài Đu Đủ có các dãy băng chính hiện diện giống nhau, chỉ có biến dị chút ít.
- Do đó, bước đầu có thể kết luận xoài Đu Đủ cũng thuộc loài Mangifera odorata..
- Kết quả điện di ở Hình 3 và 5 cho thấy xoài Bưởi, xoài Hòn cũng thuộc loài Mangifera odorata..
- Hình 3: Phổ điện di protein lá xoài giữa các loài khác nhau.
- 1 - 2: Thanh Ca (M.
- Hình 4: Phổ điện di protein lá xoài 1-8.
- Hình 5: Phổ điện di protein lá xoài.
- Cũng từ kết quả điện di ở hình 3 cho thấy các giống xoài Bắc, xoài Cát Chu, xoài Cát, xoài Tượng là có xuất hiện các dãy băng giống nhau.
- Phạm Hoàng Hộ (2000) cho rằng xoài Tượng thuộc loài Mangifera indica.
- Vì vậy, chúng tôi cho rằng xoài Bắc, xoài Cát Chu, xoài Cát cũng thuộc loài Mangifera indica.
- Giống xoài Lai rất giống xoài Cát ở các dãy băng đặc biệt, chỉ khác nhau chút ít.
- Qua phân tích 42 cây xoài Cát Hòa Lộc chúng tôi nhận thấy sự hiện diện các băng không đồng nhất với nhau nhưng các băng đặc biệt thì rất giống với xoài Tượng.
- Từ đó cho thấy đây là giống thuộc loài Mangifera indica nhưng do ảnh hưởng của gốc ghép nên có sự khác biệt như trên (Võ Công Thành et al, 2001)..
- Xoài Thanh Ca là loài Mangifera mekongensis (Phạm Hoàng Hộ, 2000).
- Kết quả phân tích điện di cũng cho kết quả phù hợp với cách phân loại trên..
- 4 KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận.
- Từ những kết quả phân tích trên cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau:.
- Đánh giá xoài cây con phôi tâm và xoài cây con lai dựa theo kiểu hình chiều cao cây và đường kính thân có mức độ chính xác không cao..
- Giống xoài Bưởi, Đu Đủ, Hòn và Thơm thuộc loài Mangifera odorata..
- Giống xoài Cát, Cát Chu, Lai, Cát Hòa Lộc, Tượng và Bắc thuộc loài Mangifera indica..
- Giống xoài Thanh Ca thuộc loài Mangifera mekongensis (Phạm Hoàng Hộ, 2000) là một loài riêng biệt so với hai loài trên..
- Trong kỹ thuật điện di ADN, primer CAP 5 phân biệt được xoài cây đa phôi..
- Ứng dụng kỹ thuật điện di protein để nhận diện và phân nhóm giống xoài phục vụ cho sản xuất...
- Tìm qui trình phân tích các tiểu đơn vị protein trên lá xoài..
- Sổ tay qui trình phân tích trên lá buckwheat.