« Home « Kết quả tìm kiếm

Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Thừa Thiên Huế tiềm năng, thực tiễn và giải pháp


Tóm tắt Xem thử

- Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 82.
- DU LỊCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE Ở THỪA THIÊN HUẾ TIỀM NĂNG, THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP.
- TS.Trần Hữu Thùy Giang – Giám đốc sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 1.
- Du lịch chăm sóc sức khỏe là loại hình không mới.
- Nhìn lại lịch sử phát triển của loại hình này, có thể thấy ngay từ thời cổ đại, Hy Lạp và La Mã đã là những trung tâm y tế phục vụ cho việc nghỉ dưỡng kết hợp điều trị, nơi có những khu spa với suối nước khoáng nóng và các phòng tắm cực kỳ nổi tiếng.
- Đến thế kỷ 21, du lịch chăm sóc sức khỏe đã không ngừng phát triển và trở thành một loại hình thu hút khách du lịch khá lớn 2 .
- Nguyên nhân chính của sự phát triển này là do chi phí điều trị tại các điểm đến du lịch thấp hơn và phương pháp điều trị có hiệu quả hoặc hiện đại hơn tại các nước bản địa.
- nhiều điểm đến kết hợp việc khám, chữa bệnh đi kèm với các gói dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng tiện ích, đẳng cấp..
- Trong khoảng 10 năm trở lại đây, cùng với du lịch ẩm thực, du lịch chăm sóc sức khỏe đã phát triển nhanh và trở thành một trong những loại hình được chú trọng xây dựng và phát triển.
- Riêng ở châu Á, có thể thấy Singapore và Thái Lan đang trở thành những điểm đến du lịch hàng đầu về chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh.
- Không chỉ có khách du lịch trong khu vực mà còn rất nhiều khách du lịch từ Mỹ, châu Âu đã lựa chọn hai nước này bởi trình độ, tay nghề của các bác sỹ cao.
- Thêm vào đó, họ còn cung cấp chất lượng dịch vụ lưu trú, nghỉ dưỡng phù hợp đi kèm với dịch vụ tư vấn sức khỏe toàn diện, bệnh nhân được chăm sóc và điều trị trong một môi trường thân thiện và chuyên nghiệp..
- Đây là nền tảng cơ bản để định hình và phát triển những dịch vụ chất lượng cao và đa tiện ích - trong đó có các sản phẩm du lịch kết hợp làm đẹp, khám chữa bệnh và nghỉ dưỡng… Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng loại hình du lịch này vẫn chưa được quan tâm phát triển.
- Thực trạng phổ biến khi nói đến du lịch y tế nhiều người cho rằng đó là hành trình của người Việt ra nước ngoài khám chữa bệnh cho những.
- 2 Du lịch chăm sóc sức khỏe (du lịch y tế) có ba dạng chủ yếu: 1) Du lịch y tế nội địa (domestic medical tourism).
- 2) Du lịch y tế quốc tế (cross-border medical tourism).
- và 3) Du lịch y tế.
- đây là loại hình dành riêng cho những người có mối liên hệ về bản sắc văn hóa hoặc mối liên hệ gia đình tại nước đến để du lịch y tế..
- Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 83.
- Bên cạnh đó, việc khai thác các tiềm năng và thế mạnh của y tế vào du lịch vẫn còn bỏ ngỏ.
- chưa phát huy hết các giá trị và đặc biệt là tư duy về lý thuyết lẫn mô hình hoạt động chưa bắt kịp thực tiễn phát triển của các nước, thông tin quảng bá dành cho loại hình này rất hạn chế, trong đó có điểm đến Thừa Thiên Huế..
- Tiềm năng và thực tiễn khai thác du lịch chăm sóc sức khỏe ở Thừa Thiên Huế.
- Từng là thủ phủ xứ Đàng Trong, kinh đô nước Đại Việt dưới triều Tây Sơn, kinh đô Việt Nam dưới triều Nguyễn… Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày truyền thống về y học bao gồm cả Đông y và Tây y với nguồn nhân lực y tế mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Nét đặc sắc trong lịch sử phát triển của Đông y ở vùng đất này là nền Đông y phục vụ cung đình với trình độ y dược phát triển mà đỉnh cao là Thái Y viện triều Nguyễn.
- Với ý nghĩa phục dựng tinh hoa Đông y Huế nói chung và tinh hoa y thuật cung đình nói riêng, Hội Đông Y tỉnh Thừa Thiên Huế và công ty Đại Nam Thái Y Viện đã cho ra mắt Đại Nam Thái Y Đường tọa lạc tại số 02 Đoàn Thị Điểm, phường Thuận Thành, thành phố Huế vào ngày 9/10/2019.
- Đây không chỉ là điểm đến dành cho du khách tham quan, mà còn là nơi để điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe dành cho mọi người.
- Hiện nay, ngoài Đại Nam Thái Y Đường, tỉnh Thừa Thiên Huế còn có bệnh viện Y học Cổ truyền, các trung tâm đào tạo ứng dụng y học cổ truyền như: Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa, Tuệ Tĩnh đường Hải Đức, các phòng khám Đông y nổi tiếng như phòng khám chữa bệnh của Lương y Lê Quý Ngưu ở phường An Cựu.
- Mặc khác, xét về khía cạnh khí hậu và thổ nhưỡng, Thừa Thiên Huế có môi trường sinh thái đa dạng cho phép cung cấp nguồn dược liệu phong phú, đa dạng và quý hiếm.
- Các hệ động vật, thực vật và khoáng vật từ rừng núi đến đồng bằng bao hàm không ít dược liệu giá trị, có tác dụng chữa bệnh cao..
- Ngoài ra, hệ thống Tây y ở Thừa Thiên Huế cũng là một điểm sáng ở khu vực miền Trung và cả nước với hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị hoàn chỉnh;.
- đặc biệt có Bệnh viện Trung ương Huế là Bệnh viện Tây y đầu tiên của Việt Nam với lịch sử phát triển gần 120 năm (hiện là 1 trong 4 bệnh viện hạng đặc biệt của.
- Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 84.
- Việt Nam).
- có Trường Đại học Y Dược Huế với lịch sử phát triển gần 60 năm, là 2 đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cùng với các thiết chế của Trung tâm Y tế chuyên sâu và mạng lưới y tế trong tỉnh phát triển đồng bộ.
- Mạng lưới y tế địa phương được đầu tư xây dựng và phát triển khá toàn diện theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hoá, từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, góp phần giảm tải cho tuyến trên.
- Điều này đã được minh chứng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian vừa qua..
- Bên cạnh đó, Huế còn có 02 nguồn nước khoáng nóng và đã được khai thác, hình thành các khu nghỉ dưỡng phục vụ cho sức khỏe và du lịch như Kawara Mỹ An Onsen Resort (huyện Phú Vang), Khu nghỉ dưỡng Alba Thanh Tân (huyện Phong Điền.
- Với tác dụng chữa bệnh của nước suối khoáng nóng là tác dụng tổng hợp của ba liệu pháp (thủy trị liệu, nhiệt trị liệu và khoáng trị liệu), mang lại lợi ích cho sức khỏe như thư giãn, giảm stress, lưu thông máu, tăng hô hấp, đặc biệt là cơ, xương khớp.
- đã thu hút lượng khách lớn không chỉ từ người dân trong tỉnh mà còn khách du lịch thập phương..
- Về nguồn nhân lực trong ngành, Thừa Thiên Huế là địa bàn có số lượng lương y, bác sĩ khá nổi trội trong tương quan so sánh với các địa phương, là nơi đào tạo hàng nghìn y, bác sĩ cho mọi miền Bắc, Trung, Nam.
- Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2020 Bệnh viện Trung ương Huế có 3.144 cán bộ làm việc trong đó có 09 Giáo sư và Phó Giáo sư.
- Về mặt chính sách, có thể thấy kết hợp du lịch với nghỉ dưỡng và chữa bệnh đã được đề cập nhiều ở Thừa Thiên Huế.
- Đáng chú ý là Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 26/3/2012 của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và cả nước giai đoạn và tầm nhìn đến năm 2020 đã đưa ra mục tiêu là phục hồi Thái Y viện triều Nguyễn để nghiên cứu phổ biến các bài thuốc cổ truyền đã sử dụng trong cung đình phục vụ.
- Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 85.
- nhu cầu khám chữa bệnh của khách du lịch và nhân dân.
- Ngày Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cũng đã tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư (mở rộng), nhiệm kỳ để bàn, thảo luận và thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có tờ trình về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á, giai đoạn và tầm nhìn đến năm 2030.
- Nghị quyết chuẩn bị ban hành cũng nhấn mạnh về việc khai thác loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch y tế, du lịch khám chữa bệnh để phát huy tiềm năng và lợi thế của một trung tâm y tế chuyên sâu..
- Mặc dù đã có nhiều giải pháp đề ra, nhưng nhìn tổng thể đến nay việc khai thác các thế mạnh của du lịch chăm sóc sức khỏe/ du lịch y tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chưa phát huy được hiệu quả, tiềm năng và thế mạnh như mong đợi.
- Ngoài bệnh viên Trung ương Huế mỗi năm (trước 2020) phục vụ khám chữa bệnh cho khoảng 5,000 du khách Lào và một số khách du lịch quốc tế, một số cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh thu hút khá đông khách ngoại tỉnh đến châm cứu, điều trị nhưng cách vận hành, khai thác và quảng bá chưa chuyên nghiệp, chưa kết hợp được việc nghỉ dưỡng và điều trị.
- Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là chính sách cho du lịch y tế nhất là các khâu quảng bá cho mô hình du lịch - chữa bệnh tại Thừa Thiên Huế vẫn chưa có.
- Hầu hết du khách trong và ngoài nước còn biết ít đến dịch vụ du lịch chữa bệnh.
- thiếu các cơ sở dịch vụ du lịch y tế, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp, bài bản, đặc biệt là Tây y, Đông y.
- việc tìm kiếm các dịch vụ khám và chữa bệnh từ công ty lữ hành gần như rất khó khăn.
- Đây là bài toán đặt ra cho ngành du lịch, cho lĩnh vực du lịch y tế trong thời gian tới trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biễn hết sức phức tạp trên phạm vi trong nước và thế giới, trong đó nhu cầu nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe được ưu tiên hàng đầu..
- Đây là thế mạnh của ngành để xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo nếu được đầu tư, quan tâm đúng mức.
- Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 86.
- lãng phí của nguồn nhân lực - không tận dụng được đội ngũ lương y lành nghề để phát triển nền y học cổ truyền.
- Theo đánh giá của những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, nhân lực ngành y học cổ truyền đang thiếu rất trầm trọng, do đó nhiều trường đang tiến hành đào tạo chuyên ngành y học cổ truyền , thúc đẩy sự phát triển của ngành, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong tương lai..
- Hướng khai thác hiệu quả du lịch chăm sóc sức khỏe tại Thừa Thiên Huế..
- Theo kết quả khảo sát của Sở Du lịch, chi tiêu của du khách ở Thừa Thiên Huế tập trung cho các hoạt động: tham quan, thưởng thức ẩm thực.
- du khách ít quan tâm đến việc chi tiêu cho hoạt động mua sắm, chăm sóc sức khỏe hay trải nghiệm các làng nghề truyền thống.
- Tuy nhiên các khoản chi cho các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe rất ít, chiếm dưới 5% trong cơ cấu chi tiêu.
- một trung tâm du lịch có đầy đủ các điều kiện để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, khám chữa bệnh.
- Để những tiềm năng, tinh hoa này của vùng đất Cố đô có thể trở thành những sản phẩm, hay cao hơn nữa là loại hình du lịch chữa bệnh, du lịch y tế rất cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, của các cấp, các ngành..
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong khai thác phát triển các loại hình hình du lịch ở khu vực Đại Nội, trong đó có sản phẩm du lịch y học cổ truyền.
- Gấp rút phục hồi Thái y viện phục vụ cho phát triển du lịch 3.
- Đề xuất kêu gọi đầu tư nhằm hoàn thiện một số cơ sở, điểm đến du lịch kết hợp khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp, đẳng cấp dựa trên lợi thế, nền tảng sẵn có của hệ thống y học Đông, Tây y của tỉnh nhà..
- Trong thời kỳ công nghệ 4.0 mọi thứ đều có thể thay đổi, ứng dụng công nghệ thông minh có thể phá bỏ rào cản về ngôn ngữ, công nghệ có thể kết nối hệ thống y tế toàn quốc vào các dịch vụ phụ trợ cần thiết để đưa du lịch y tế Thừa Thiên Huế trở mình.
- Tỉnh đang nỗ lực để xây dựng đô thị thông minh, đây là điều kiện và cơ hội rất tốt cho y tế Thừa Thiên Huế từng bước tiếp cận khách du lịch thông qua ứng dụng hỗ trợ.
- Các cơ sở khám, chữa bệnh.
- Ra đời dưới triều Thanh vào năm 1669, đến năm 1723, Đồng Nhân Đường được giao trọng trách chữa bệnh cho vua quan triều đình, đồng thời chủ trì việc thờ cúng thủy tổ nghề y.
- Từ 1992, hầu hết các tour du lịch đến Bắc Kinh đều được hướng dẫn viên đưa đến Đồng Nhân Đường để nghe quảng cáo, xem mạch và… mua thuốc..
- Hội thảo Phát triển Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 87.
- Sở Du lịch nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách, định hướng dịch vụ và sản phẩm để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch gấp rút nghiên cứu kết nối tour và sớm đưa vào khai thác loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch y tế, du lịch khám chữa bệnh.
- tính toán phù hợp địa điểm lưu trú và giá theo thời gian, gợi ý các tour du lịch nghỉ dưỡng, ẩm thực phù hợp hành trình.
- Bên cạnh việc mở những tour du lịch khám chữa bệnh bằng đông y như châm cứu, luyện khí công thì cần liên kết để khai thác và thực hiện những tour du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh tại những khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Tân, Mỹ An.
- những nơi có tài nguyên nhiên nhiên, khí hậu và nguồn nước khoáng có khả năng trị bệnh, đặc biệt là những bệnh của người già để xây dựng thành những khu nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm phục vụ không chỉ khách du lịch trong nước mà cả khách du lịch quốc tế..
- Các hội y học cổ truyền, các thầy thuốc đông y, các nhà dược học đông y phối hợp với doanh nghiệp du lịch nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền cũng như các thuốc trị bệnh dân tộc không chỉ điều trị tại chỗ cho người bệnh mà còn bán như môt hàng lưu niệm cho khách tham quan.
- Phối kết hợp trong việc hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện sản phẩm du lịch y tế, phát huy hiệu quả các điểm đến khám chữa bệnh y học phục vụ phát triển du lịch..
- Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các cơ sở nghỉ dưỡng và chữa bệnh.
- Phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch khám, chữa bệnh là xu thế tất yếu và hướng đi đúng đắn của Thừa Thiên Huế trong tương quan lợi thế so sánh của tỉnh nhà.
- Việc kết hợp Đông y và Tây y vào khai thác du lịch và xem đó là một trong những loại hình, sản phẩm du lịch đặc sắc sẽ không chỉ góp phần làm phong phú thêm sản phẩm, thu hút du khách, kéo dài thời gian lưu trú, tăng doanh thu từ khách du lịch mà quan trọng hơn, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực Đông Nam Á, giai đoạn và tầm nhìn đến năm 2030./.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt