« Home « Kết quả tìm kiếm

Tiếp cận văn hoá trong tâm lý học


Tóm tắt Xem thử

- Tiếp cận văn hoá trong tâm lý học Tiếp cận văn hoá trong tâm lý học.
- Lê Đức Phúc Bài này được viết xuất phát từ một quan điểm chung nhất là sự hình thành và phát triển tâm lý bao giờ cũng là kết quả của những sự tương tác giữa gen, văn hoá và môi trường hoạt động, trải nghiệm của con người.
- Các nhà tâm lý học đã có nhiều công trình nghiên cứu, thực nghiệm để chứng minh điều đó.
- Và như vậy, tiếp cận văn hoá đã trở thành một vấn đề quan trọng trong tâm lý học.
- Nhưng, cho đến nay, chúng ta vẫn thấy không chỉ có nhiều quan niệm khác nhau về sự tiếp cận đó, mà còn cảm nhận rất rõ ảnh hưởng của chúng đối với việc đào tạo và nghiên cứu tâm lý học.
- Về khái niệm “tiếp cận” (Approach, tiếng Anh) Nếu đọc sách báo tâm lý học ở Việt Nam, người ta sẽ bắt gặp những cách diễn đạt phổ biến như “phương pháp tiếp cận lịch sử”, “phương pháp tiếp cận hoạt động – nhân cách”, “phương pháp tiếp cận giá trị”, “phương pháp tiếp cận hoạt động – giá trị - nhân cách”.
- Trong từ điển tiếng Việt, tiếp cận được định nghĩa là “từng bước, bằng những phương pháp nhất định, tìm hiểu một đối tượng nghiên cứu nào đó” (1).
- Thực ra, tiếp cận không phải là phương pháp.
- Cách tiếp cận xuyên văn hoá (cross – cultural approach) trong nhân học văn hoá và tâm lý học văn hoá, hay cách tiếp cận liên ngành, không chỉ từ bình diện triết học, đối với các vấn đề của nhận thức luận là hai trong nhiều ví dụ về khái niệm có ý nghĩa phương pháp luận hơn là phương pháp, kỹ thuật này..
- Tiếp cận văn hoá.
- Theo suy nghĩ chung, văn hoá thường được hiểu là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo nên.
- Schweitzer, Jac- Hyeon Choe.v.v… Văn hoá có thể được xác định là phức hợp tâm lý chỉnh thể, được hình thành và phát triển cao độ trong hoạt động của cá nhân, phản ánh dấu ấn của một cộng đồng và là một nhân tố quan trọng bậc nhất của sự phát triển toàn diện nhân cách con người..
- Chính vì tầm quan trọng đó của văn hoá nên từ lâu, các nhà tâm lý học đã nghiên cứu đối tượng của mình theo tinh thần tiếp cận văn hoá.
- Trên lĩnh vực tâm lý học các dân tộc (Voelkerpsychologie), W.
- Wundt nhấn mạnh sự tham gia của cá nhân vào việc tạo ra giá trị văn hoá chung là Volksgeist (tinh thần của nhân dân).
- Với “Lý giải giấc mơ” (1990) và nhất là “Totem und Tabu” (Vật tổ và cấm kỵ), S.Freud không chỉ lưu ý các nhà phân tâm học chú ý tới các chuẩn mực xã hội, quá trình xã hội hoá, mà còn cho rằng con người bắt đầu có năng lực văn hoá khi tình cảm ăn năn, hối hận đã dẫn đến điều cấm loạn luân (Inzerttabu) và cấm ăn thịt động vật được coi là vật tổ (Totemtier).
- Các nhà tâm lý học nhóm, tâm lý học nhân văn, tâm lý học so sánh văn hoá… cũng đều góp phần làm sáng tỏ, cách tiếp cận văn hoá, cho dù còn bộc lộc những điều cần trao đổi hoặc phê phán nào đó..
- Cho đến nay, các nhà tâm lý học đã đề cập tới nhiều cách tiếp cận khác nhau mà theo tôi, có thể khái quát thành các nhóm chung và riêng dưới đây: 1.
- Tiếp cận theo quan điểm tiến hoá và phát triển dẫn đến việc nghiên cứu văn hoá cũng như ảnh hưởng của nó theo hai tuyến liên quan với nhau là bổ dọc và cắt ngang.
- Tiếp cận theo tinh thần của tâm lý học văn hoá, xuất phát từ mối quan hệ tương tác giữa tâm lý và văn hoá.
- Theo đó, có những cách tiếp cận như: Tiếp cận xuyên văn hoá, tiếp cận so sánh văn hoá, tiếp cận liên văn hoá..
- Tuỳ theo vấn đề, mục đích và điều kiện, những cách tiếp cận nói trên lại được xử lý, cụ thể hoá cho phù hợp.
- Moscovicis khi nghiên cứu các biểu tượng xã hội đã sử dụng cách phân tích bộ phận”văn hoá khách quan” là các phương tiện thông tin đại chúng để tìm ra hạt nhân đặc trưng cho văn hoá của các biểu tượng xã hội, cơ sở bổ sung cho những số liệu điều tra ở các cá nhân về “văn hoá chủ quan”.
- Hoặc khi nghiên cứu nhân cách, cách tiếp cận nhân văn như của Carl Rogers đã tập trung hơn vào những sự kiện văn hoá, xã hội thời hiện đại, so với các cách tiếp cận khác chỉ nhấn mạnh đến vai trò của xung năng (Trieb) hay của những tác động thời thơ ấu (Ví dụ, Basic Personality)….
- Tiếp cận văn hoá trong toàn cầu hoá Toàn cầu hoá đem lại nhiều thuận lợi bao nhiêu thì cũng đã và đang đặt ra nhiều thách thức bấy nhiêu.
- Về hoạt động của một trường đại học và đào tạo trên lĩnh vực tâm lý học, ở đây, tôi chỉ tập trung bàn về những yêu cầu mới đối với việc hội nhập theo tinh thần tạo ra những điều kiện, khả năng thích ứng ngày một cao hơn.
- Để hội nhập và cạnh tranh, trường đại học phải trở thành một trung tâm tiếp thu, sáng tạo và truyền văn hoá (transmission), thực sự đại diện cho một nền văn hoá phát triển trong một thế giới được mở ra hơn trước rất nhiều.
- Đào tạo các nhà khoa học trẻ.
- Vấn đề văn hoá hướng ngoại và hướng nội.
- Các quá trình giao lưu văn hoá đang đặt ra một vấn đề phải quan tâm là lý giải mối quan hệ giữa văn hoá hướng ngoại và hướng nội mà Thomas L.
- Xét theo khía cạnh thứ nhất, đó là ảnh hưởng của văn hoá bên ngoài và khả năng tiếp nhận.
- Còn khía cạnh thứ hai khác là ý thức đối với truyền thống văn hoá và dân tộc của mình.
- Tuy nhiên, cách tiếp cận đồng thời, không tách biệt sẽ tạo ra những nhận xét và định hướng hành động sát hợp hơn.
- Thoạt tiên, người ta dễ tán thành ý kiến của tác giả cuốn sách nói trên khi ông nhấn mạnh:”tính mở của văn hoá là vô cùng quan trọng”.
- Và theo tôi, nhờ đó, sự tiếp biến văn hoá (Acculturation) mới diễn ra từ hai phía (nội và ngoại), cũng như cả trong sự tương tác giữa truyền thống và hiện đại.
- Nhận dạng, lựa chọn và tiếp thu tri thức như là các giá trị văn hoá đích thực.
- Tăng cường nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để một mặt, làm phong phú thêm vốn tri thức khoa học nói chung và tâm lý học Việt Nam nói riêng.
- Trình độ khoa học ngày càng cao, bản sắc văn hoá dân tộc và bản lĩnh là những điều kiện không thể thiếu được..
- Tiếp theo, tôi muốn bàn riêng về phương pháp trong văn hoá hướng ngoại và hướng nội.
- Thứ nhất, đó là hiện tượng bỏ qua cái riêng biệt, đặc thù của văn hoá và cũng là của tâm lý, nhân cách con người.
- Việc đề cao cái chung, tuyệt đối hoá luận điểm “cân bằng văn hoá” nhiều khi đã dẫn đến tình trạng chỉ sử dụng “Culture Fair Test”, cho dù phải nghiên cứu cá nhân và nhóm có những đặc điểm tâm lý khác nhau, thuộc nhiều độ tuổi, đang sống và làm việc trong những hoàn cảnh, điều kiện không giống nhau.
- Điều đó chỉ cản trở bước tiến của khoa học, không thể tạo ra các giá trị văn hoá mới, vì là biểu hiện một thứ “Tư duy tiền khoa học, không nghiên cứu sự thay đổi (Variation) mà là nghiên cứu tính đa dạng (Variety.
- Giới hạn của văn hoá và sự thách đố trí tuệ Văn hoá cũng có những giới hạn của nó tính đến một thời điểm nào đó .
- Chẳng hạn, Edgar Morin cho rằng ngày nay phải khắc phục “Sự chia cắt quá mạnh giữa một văn hoá ít hiểu (Culture sous – compréhensive- khoa học- kỹ thuật) và một văn hoá ít giải thích (culture sous- explicative- nhân văn”.
- (8) Tôi xin bổ sung thêm là cần phải tiến đến một văn hoá cải biến hiện thực theo định hướng giá trị chân - thiện - mỹ..
- Với tư cách là những người giảng dạy và nghiên cứu, các nhà tâm lý học chỉ có thể vượt qua sự thách đố trí tuệ bằng việc không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ của mình.
- Ở đây, chuyên môn hoá là bằng chứng đối với một nền văn hoá sâu sắc… Văn hoá khoa học mà không chuyên sâu sẽ là một công cụ không có mũi nhọn, một con dao cùn .
- (9) Và hơn thế, họ phải có năng lực liên văn hoá..
- (7) Gaton Bachelard: sđdm, tr 163 (8) Edgar Morin (2006): Phương pháp 3