« Home « Kết quả tìm kiếm

Thời gian và không gian trong một tập truyện ngắn Hàn Quốc


Tóm tắt Xem thử

- Đây đích thực là cái làm nên sự khác biệt mà Oh Jung-hee nói trong thư gửi độc giả Việt Nam.
- Bà cho người đọc với tiếp cận những sự kiện tưởng như vặt vãnh, đặt họ vào những bối cảnh tưởng như không có gì đáng nói để họ tự do tư duy, tự do cảm nhận theo cách của họ.
- Trong Dòng sông lửa, người đọc bắt gặp cuộc sống tẻ nhạt của một đôi vợ chồng trong căn hộ 37 mét vưông trên tầng 6 một khu chung cư xập xệ.
- Thật kỳ lạ là chính sự tẻ nhạt ấy lại gợi trí tò mò, lôi cuốn người đọc.
- Truyện Ván bài lúc hoàng hôn cũng đặt người đọc vào không khí tẻ nhạt và nhàm chán, tăm tối và bế tắc không kém.
- Sự nghèo nàn cùng với những tệ nạn và những bi kịch của một cộng đồng pha tạp trong Xóm người Hoa được Oh Jung-hee miêu tả khá thực.
- Oh Jung-hee khác người ở chỗ dường như bà nói về Đêm nhiều hơn Ngày, nói về Tối nhiều hơn Sáng.
- Oh Jung-hee thật sâu sắc, thật tinh tế trong khi trình bày những sự kiện, những khoảnh khắc để người đọc tự khám phá ra những điều rõ rệt và mới mẻ từ chính trong những cái còn tăm tối, mịt mờ và xưa cũ..
- Anh ta đang âm thầm chuẩn bị một cuộc đốt phá nào đó chăng? Không, và nếu có thật như vậy thì tác giả của Ván bài lúc hoàng hôn không còn là Oh Jung-hee nữa! Anh mang theo diêm là mang theo khát vọng đổi thay.
- Đến đây thì người đọc có thể hình dung được điều tất yếu sẽ đến với anh: anh phải tự thay đổi chính mình...
- Ở Ván bài lúc hoàng hôn, khoảnh khắc Oh Jung-hee đánh thức người đọc thoát khỏi cái u ám, cái bế tắc lại là khi người đàn bà lớn tuổi cảm nhận được ánh mắt trong veo, hút hồn, xuyên màn đêm của một tù nhân trẻ tuổi.
- Nhân vật mà Oh Jung- hee quan tâm nhiều hơn trong Xóm người Hoa là một cô bé mới lớn.
- Oh Jung-hee không nói ra điều đó và cũng không lý giải về nó.
- Người đọc tự cảm nhận được nó qua những bước chân ít dần của cô bé từ điểm xuất phát tới nơi cất giữ kỷ vật về bà (Cô giấu những mảnh vỡ từ chiếc nhẫn ngọc bích của bà ở công viên.
- Và, một lần nữa cô bé bắt người đọc phải trả lời hộ cô vì sao “Nơi góc tường tăm tối, tôi gọi mẹ bằng tiếng gọi nghẹn ngào trong nỗi tuyệt vọng không sao lý giải được”..
- Đến Chiếc gương đồng, Oh Jung-hee lặng lẽ bắt người đọc phải tìm lấy mối liên hệ giữa những hồi ức lộn xộn, những việc làm ngớ ngẩn của đôi vợ chồng già với chiếc kính vạn hoa lung linh sắc màu, với câu hát trong trẻo và hành động tinh nghịch của đứa bé hàng xóm.
- Qua hình ảnh này ta càng thấy khả năng quan sát tinh tế và sâu sắc của Oh Jung-hee.
- Tập truyện ngắn Ván bài lúc hoàng hôn thu hút người đọc trên nhiều phương diện, theo nhiều cách cảm thụ nhưng phải thừa nhận rằng sự khác lạ về thời gian và không gian trong tác phẩm đã tạo nên một “lực hấp dẫn” riêng.
- Dường như Oh Jung-hee không muốn dùng thời gian của ngày và ánh sáng chói lóa để sự kiện và nhân vật xuất hiện.
- Qua nét bút độc đáo, qua dụng ý nghệ thuật này, người đọc có thể liên tưởng tới sự vận động, chuyển hóa của vạn vật theo triết lý Âm - Dương kỳ ảo.
- Phải chăng nhà văn muốn gửi bức thông điệp rằng trong Đêm có Ngày, trong Tối có Sáng, trong Đơn côi có Sẻ chia…? Cũng qua đó người đọc có thể hình dung tới sự lóe sáng của đất nước và con người Hàn Quốc vào đêm trước của một kỷ nguyên mới (Hầu hết bối cảnh của tập truyện là rơi vào thời kỳ Hàn Quốc vừa ra khỏi cuộc chiến tranh thương đau).
- Có lẽ Oh Jung-hee không trách rằng sự liên tưởng, hình dung ấy của người đọc là thô thiển, bởi vì, như một người nào đó đã nói, đại ý: Không có nhà văn nào lại trải nghiệm cuộc đời trong cô độc