« Home « Kết quả tìm kiếm

Nhớ người "trồng chuối" ban ngày giữa khoa


Tóm tắt Xem thử

- 26 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội Số 291 - 2015 27 Có thể nói ông là một pho từ điển.
- Trong chuyên môn, Lê Đức Niệm sâu sắc ở khá nhiều lĩnh vực, nhưng cuộc sống giáo sư lại là người hồn nhiên, vui tính và cởi mở..
- Lê Đức Niệm sinh ngày 5/2/1932, trong một gia đình có truyền thống cách mạng tại xã Nam Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Ngay từ nhỏ do sớm ý thức được nỗi nhục mất nước nên ông đã thoát ly gia đình đi theo cách mạng.
- Ông được phân công làm phân đội trưởng sinh viên..
- Sau hai năm học tập tại Đại học Văn khoa, năm 1959 Lê Đức Niệm tốt nghiệp và là một trong số sinh viên xuất sắc của khóa I được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy.
- Ông được phân công giảng dạy mônVăn học Trung Quốc tại Khoa Ngữ Văn..
- Đến năm 1963, do yêu cầu phát triển chuyên môn, ông được cử đi nghiên cứu Đường thi tại Đại học Bắc Kinh.
- Năm1966, ông về nước tiếp tục làm việc tại Khoa Ngữ Văn, Trường ĐHTH Hà Nội..
- Ngay từ những ngày mới trở về, ông đã dốc sức cùng các cán bộ trong tổ bộ môn Văn học nước ngoài xây dựng chương trình, biên soạn các bài giảng để nhanh chóng giới thiệu cho sinh viên Việt Nam những tác phẩm đồ sộ của các nền văn học vĩ đại trên thế giới.
- Lê Đức Niệm qua các bài giảng về Kinh Thi, Khuất Nguyên, Đỗ Phủ…Hàng ngàn sinh viên ra trường hiện đang công tác khắp mọi miền của tổ quốc hẳn vẫn còn nhớ giọng đọc thơ hào sảng trầm hùng của ông trong các buổi lên lớp say sưa ở vùng núi sơ tán thuộc huyện Đại Từ Thái Nguyên cũng như trong các lớp học tại giảng đường Hà Nội.
- Sự nhiệt huyết, tấm lòng vô tư, thương mến học trò của ông đã đi vào trái tim của bao nhiều thế hệ học trò Khoa Ngữ Văn xưa và Khoa Văn học sau này..
- Các thế hệ học trò nhớ mãi những hình ảnh đậm nét của hơn nửa thế kỷ mà ông đã khắc dấu trên các chặng đường gian nan của Khoa Văn học.
- lúc nào ông cũng một lòng lo lắng đến sự nghiệp của Khoa, của trường, lo đến việc đào tạo các thế hệ mai sau.
- Lê Đức Niệm không chỉ là một người thầy uyên bác mà còn là một dịch giả uyên thâm, một đại từ điển gia giàu kinh nghiệm.
- Lê Đức Niệm đã nhận được các phần thưởng cao quí của Đảng và Nhà nước, của Bộ, của Trường như: Huân chương LĐ hạng Ba, Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Huy chương vì sự nghiệp Công đoàn, Huy chương Vì Sự nghiệp Giáo dục, Nhà giáo ưu tú, Kỷ niệm chương của ĐHQG Hà Nội, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng….
- Lê Đức Niệm là một người sống giản dị, nhưng hết sức nhiệt thành..
- Trong tư cách là một đảng viên, một công dân ông còn là một tấm gương tiêu biểu cho tính tiên phong, cho tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ dám làm.
- Suốt mấy chục năm công tác tại khoa, ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như: Chủ nhiệm bộ môn văn học nước ngoài, Chủ nhiệm bộ môn Văn học Phương Đông, Thư ký Công đoàn khoa Ngữ Văn, Phó Chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn, Bí thư chi bộ, Bí thư Đảng bộ Khoa Ngữ Văn, Ban Chấp hành Đảng ủy trường ĐHTH HN… Ở cương vị nào, ông cũng dốc lòng, dốc sức hoàn thành nhiệm vụ.
- Lê Đức Niệm đã sát cánh cùng các cán bộ Khoa Ngữ Văn trước đây và Khoa Văn học sau này đào tạo hàng ngàn cử nhân văn khoa, hàng chục thạc sĩ, tiến sĩ.
- Ông đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp văn chương, cho sự nghiệp đào tạo con người.
- Ông là một tấm gương sáng cho tinh thần lao động quên mình, cho tinh thần tự học, tự đào tạo để vươn lên cũng như nghị lực vô song đấu tranh trước nguy nan của bệnh tật..
- Lê Đức Niệm.
- Trẻ và khoẻ là cái món ai cũng thích, cũng háo hức… nên câu nói của giáo sư Lê Đức Niệm nặng ký lắm..
- Mọi người lắc đầu không tin, vì thời điểm đó, bụng ông đã khá to.
- Giáo sư Niệm lộn ngược người trên bàn lớn đã lâu mà không chịu xuống, mặt mỗi lúc một đỏ lựng lên.
- Ông đã không xuống lại còn nhún nhẩy, quay người đi cả bốn góc độ để tận hưởng cái thú của những chiều không gian khác nhau.
- Con người giáo sư Lê Đức Niệm là thế!.
- Thật là một bậc kỳ tài!.
- Sự quý mến của ông làm cho tôi và ông vẫn còn giữ được mối quan hệ mật thiết mãi cho tới sau này, khi ông đã về hưu.
- "…Ông được đưa về làm thư ký cho một hợp tác xã nông nghiệp.
- Số phận run rủi thế nào mà những năm tháng đó, Lê Đức Niệm lại được ăn, ở sinh hoạt cùng Đặng Tiểu Bình .
- Cũng chính vì thế mà giáo sư Niệm hiểu khá sâu về cuộc "Đại cách mạng văn hoá"Lúc về nước, ông có nhiều buổi nói chuyện thời sự về sự biến lịch sử to lớn này.
- Có thể nói ông là một pho từ điển sống, là nhân chứng lịch sử rất quí giúp cho những ai muốn hiểu biết thêm về một số nhà lãnh đạo lớn nhất Trung Hoa..
- Trong chuyên môn, Lê Đức Niệm sâu sắc ở khá nhiều lĩnh vực, nhưng cuộc sống giáo sư lại là người hồn nhiên, vui tính và cởi mở nên cũng có người hiểu lầm cho ông là nông nổi.
- Tuy nhiên, khi ông làm Phó Chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn, Bí thư Chi bộ…bao giờ ông cũng lấy việc nghĩ tốt cho mọi người và biểu dương, khích lệ làm điều căn bản..
- Lê Đức Niệm còn là người rất dễ ngủ..
- Vào những năm trước và sau thập kỷ 80, thầy trò Khoa Ngữ Văn cùng với toàn trường và nhiều trường khác đổ xuống công trường đào sông Tô Lịch.
- Chỉ riêng giáo sư Niệm là súc miệng xong đã ngáy pho pho bên cán cuốc.
- Vào khoảng sau năm Văn khoa thứ hai mươi tám, ông được cử làm Phó Chủ nhiệm Khoa.
- Thấy cảnh sống của tôi chật chội, khổ sở, thỉnh thoảng giáo sư Niệm có đãng qua thăm hỏi, động viên..
- Ngàn lần cảm ơn giáo sư Lê Đức Niệm.
- Nhưng trong khoa Ngữ Văn đợt ấy, người được chuyển đi đầu tiên là gia đình thầy Đỗ Hồng Chung, giáo viên dạy môn Văn học Nga.
- Sau đó đến gia đình Giáo sư Nguyễn Lai… Tôi là bậc hậu thế, còn lâu mới đến lượt.
- Nhưng về tinh thần thì giáo sư Niệm đã cho tôi no nê một trời hy vọng..
- Lê Đức Niệm chuyển về khu đô thị Linh Đàm.
- May mắn, ông đã khỏi bệnh rồi sống thêm được gần 5 năm nữa..
- Tuy vậy, tôi vẫn luôn nhớ đến những kỷ niệm sâu sắc của thời gian khổ mà ông là một trong những động lực thúc đẩy làm cho tôi phấn đấu vươn lên.