« Home « Kết quả tìm kiếm

Tác động của tài nguyên giáo dục mở đến việc xây dựng và phát triển nền giáo dục mở


Tóm tắt Xem thử

- Giáo dục mở bao gồm tri thức mở, chính phủ mở, truy cập mở, dữ liệu mở, mã nguồn mở và văn hóa mở, có nguồn gốc từ thế kỷ XVII dựa theo tư tưởng của John Amos Comenius - Ông đã đề xuất tiếp cận Giáo dục mở (GDM) như một mục tiêu cốt lõi..
- Từ những năm 1960-1970 thuộc thời kỳ hậu chiến, trên thế giới diễn ra cuộc khủng hoảng giáo dục, khi hệ thống giáo dục đáp ứng chậm nhu cầu giáo dục đại học trong thời đại kinh tế và khoa học.
- lập các hệ thống giáo dục từ xa và mở trên toàn cầu.
- Hiện nay, sự ra đời của GDM với tư cách là một bộ phận không thể thiếu của giáo dục chính thống, đặc biệt là giáo dục đại học.
- đồng thời, nó có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của các trường đại học đã theo mô hình GDM từ những năm 1970 [Wikipedia, 2021b]..
- Trên thế giới hiện nay, đã và đang có nhiều cơ sở giáo dục đại học ở nhiều quốc gia tiến hành xây dựng và phát triển GDM dựa trên nền tảng giáo dục truyền thống, nổi bật như: Đại học Mở ở Anh.
- Đại học Athabasca và Đại học Thompson Rivers - Học tập Mở (Thompson Rivers University.
- TÁC ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC MỞ.
- Tóm tắt: Giáo dục mở đang là xu hướng phát triển của nền giáo dục trên thế giới hiện nay.
- Việc xây dựng và phát triển nền tảng giáo dục mở cũng chịu sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, điều đó đòi hỏi những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục cần phải tận dụng thành quả của internet và công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
- Trong đó, tài nguyên giáo dục mở là một trong những yếu tố cấu thành nên nền giáo dục mở.
- Bài viết trình bày các quan điểm, khái niệm, đặc trưng của giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở.
- Đặc biệt, nhóm tác giả phân tích làm rõ yếu tố tài nguyên giáo dục mở tác động như thế nào đến việc xây dựng và phát triển nền giáo dục mở..
- Từ khoá: Giáo dục mở.
- tài nguyên giáo dục mở.
- giáo dục..
- Trương Bảo Đức, ThS Nguyễn Hồng Minh Trường Đại học Hà Nội.
- Đại học Mở Catalonia ở Tây Ban Nha;… Đây là những quốc gia có các cơ sở giáo dục rất thành công khi triển khai theo mô hình hệ thống GDM..
- Để cấu thành nên một nền GDM, cần rất nhiều yếu tố: tư duy, chính sách xây dựng và phát triển, cơ chế vận hành quản lý, nguồn tài chính, đất đai, nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên GDM, chương trình đào tạo,… Trong đó, tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) là một trong những yếu tố quan trọng, tất yếu để xây dựng và phát triển nền giáo dục mở (GDM)..
- Bài viết nhằm làm sáng tỏ vai trò và những tác động ảnh hưởng của tài nguyên GDM đến việc xây dựng và phát triển nền GDM..
- Những vấn đề chung về giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở.
- Khái niệm và đặc điểm của giáo dục mở.
- Hiện nay, có rất nhiều các quan điểm, khái niệm khác nhau về thuật ngữ “Giáo dục mở”.
- TS Lê Thị Mai Hoa- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề cho rằng:.
- “Giáo dục mở được hiểu là mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục cho mọi người so với giáo dục chính quy thông thường qua nhiều phương thức đào tạo, bằng nhiều nguồn tư liệu từ tài nguyên giáo dục mở và môi trường học tập khác nhau, các khóa học mở.
- Giáo dục mở được coi như một triết lý với các hoạt động thực hành có hiệu quả tích cực, được kỳ vọng tập trung vào người học, linh hoạt liên thông giữa các yếu tố bên trong và ngoài hệ thống, tạo cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người.
- Từ “mở” trong “giáo dục mở” có hàm ý: dỡ bỏ bớt các rào cản - hạn.
- chế cơ hội tham dự của người học cũng như công nhận kết quả học tập tại cơ sở giáo dục” [Lê Thị Mai Hoa, 2021]..
- Website Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam nêu: “Giáo dục mở là một thuật ngữ mô tả mô hình/hệ thống giáo dục được thiết kế để mở rộng sự tiếp cận việc học tập so với giáo dục chính quy (truyền thống, thông thường) bằng nhiều biện pháp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh sự phát triển nguồn học liệu giáo dục mở (trên nền tảng công nghệ hiện đại) trong mọi môi trường học tập với nhiều hình thức khác nhau” [Nguyễn Hồng Sơn, 2017]..
- Website Văn phòng Công nghệ Giáo dục (OET) của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đã nói về GDM như sau: “Chúng tôi tin rằng các cơ hội giáo dục nên dành cho tất cả người học.
- Tạo ra một hệ sinh thái giáo dục mở liên quan đến việc cung cấp tài liệu học tập, dữ liệu và cơ hội giáo dục mà không bị giới hạn bởi luật bản quyền, rào cản truy cập hoặc các hệ thống độc quyền thiếu khả năng tương tác và hạn chế trao đổi thông tin tự do” [Office of Educational Technology, 2021]..
- Theo trang web Opensource.com: “Giáo dục mở là một triết lý về cách mọi người nên sản xuất, chia sẻ và xây dựng dựa trên tri thức” [Opensource.com, 2021]..
- dạy - học trực tuyến và từ xa, sử dụng tài nguyên giáo dục mở (TNGDM.
- bản quyền nguồn tài nguyên học liệu,… phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
- và kết quả học tập được công nhận tại cơ sở giáo dục.
- Trên thực tế, đặc điểm chung của GDM là tạo điều kiện, cơ hội cho người dạy và người học tiếp cận tri thức thông qua các tài nguyên giáo dục mở, sách giáo khoa mở, học bổng mở,… Mở rộng sự hội nhập quốc tế, liên kết hợp tác với mọi người từ khắp nơi trên thế giới vượt qua các rào cản về khoảng cách địa lý, thời gian, văn hóa,….
- Từ đó, cho phép người dạy và người học sao chép, sửa đổi, sáng tạo nên những tài nguyên mới..
- Theo Hiệp hội Giáo dục mở (The Open Education Consortium - OEC): “Trên thực tế, chia sẻ có lẽ là đặc điểm cơ bản nhất của giáo dục: giáo dục là chia sẻ kiến thức, hiểu biết và thông tin với người khác, qua đó kiến thức, kỹ năng, ý tưởng và hiểu biết mới có thể được xây dựng” [Open Education Consortium, 2021].
- Khái niệm và đặc trưng của tài nguyên giáo dục mở.
- Trong những năm gần đây, trên thế giới và tại Việt Nam, thuật ngữ Tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) đã không còn xa lạ đối với người dạy, người học.
- Theo Học viện công nghệ Massachusetts - MIT: “Khái niệm tài nguyên giáo dục mở được hiểu là tập hợp có tổ chức các bài giảng, lịch học, danh mục tài liệu tham khảo, bài tập về nhà, bài thi, bài thí nghiệm… được phép truy cập, sử dụng lại, dịch và sửa đổi chúng một cách tự do (miễn phí) cho mục đích giảng dạy, học tập và nghiên cứu thông qua internet”.
- [Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2015, p.
- Định nghĩa của Hewlett Foundation: “Tài nguyên giáo dục mở là nguồn lực dùng để giảng dạy, học tập và nghiên cứu tồn tại trong phạm vi/miền công cộng (sử dụng chung) hoặc được lưu hành theo giấy phép sở hữu trí tuệ cho phép sử dụng miễn phí và tái sử dụng theo mục đích bởi những người khác.
- Tài nguyên giáo dục mở bao gồm tất cả những khoa học, tài liệu học tập, các mô-đun, sách giáo khoa, video thời gian thực, bài kiểm tra, phần mềm và những công cụ, tài liệu, công nghệ được sử dụng để hỗ trợ cho việc tiếp cận tri thức” [Wickline, 2013]..
- UNESCO đã đưa ra định nghĩa: “Tài nguyên giáo dục mở có thể được coi là bất cứ tài liệu giáo dục nào nằm trong phạm vi/miền công cộng hoặc được phát hành theo một giấy phép mở, bất cứ ai cũng có thể sao chép, sử dụng, sửa đổi và chia sẻ một cách hợp pháp các tài liệu này.
- Tài nguyên giáo dục mở bao gồm 3 đặc trưng sau:.
- Thứ nhất, TNGDM là nguồn tài nguyên học thuật phục vụ mục tiêu và hoạt động giáo dục.
- đồng thời, nó thúc đẩy sự phát triển nền giáo dục nói chung và việc xây dựng nền GDM nói riêng, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt.
- Thứ hai, TNGDM là nguồn tài nguyên miễn phí - đây là đặc trưng mà người sử dụng rất quan tâm.
- Một nguồn tài nguyên giáo dục phải được định dạng mở để có thể sửa đổi, cập nhật để tạo ra các tài liệu mới.
- Vai trò của tài nguyên giáo dục mở.
- đối với việc xây dựng và phát triển giáo dục mở.
- TNGDM sẽ giúp cho người dạy và người học làm được điều đó..
- Khác với nền giáo dục truyền thống, nền GDM là sự chia sẻ về kiến thức.
- Với sự chia sẻ này, TNGDM sẽ tạo nên một môi trường giáo dục rất hiện đại, giàu về tri thức với tính mở của mình..
- Nền giáo dục truyền thống và nền GDM đều luôn đặt người học làm trung tâm.
- TNGDM giúp cho người dạy và người học truy cập sử dụng nhiều nguồn tài nguyên miễn phí, giúp cho nền GDM giảm được chi phí cho việc đầu tư về học liệu.
- Trong nền GDM, người dạy và người học phải luôn không ngừng sáng tạo trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
- Nền giáo dục phát triển theo hướng mở đòi hỏi người dạy và người học phải không ngừng học hỏi, sáng tạo ra tri thức trong đó có các TNGDM.
- Đối với nền giáo dục truyền thống, sử dụng những nguồn học liệu: sách, báo, tạp chí,… dưới dạng bản in với những rào cản, vướng mắc về vấn đề bản quyền tạo nên sự khó khăn cho người dạy và người học.
- Ở bất cứ mô hình giáo dục nào, việc kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đào tạo nói chung, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo và kiểm định chất lượng thư viện nói riêng đều là vấn đề rất quan trọng nhằm đánh giá được chất lượng đào tạo của một cơ sở giáo dục.
- Tài nguyên giáo dục mở trong việc xây dựng và phát triển nền giáo dục mở.
- Học liệu là yếu tố không thể thiếu trong nền giáo dục nói chung và GDM nói riêng..
- Mở đầu cho việc đưa các TNGDM để phục vụ đào tạo đó là đầu năm 1999, Đại học Tubingen của Đức đã công bố các bài giảng video lên trên internet.
- và xây dựng từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX để phục vụ cho việc đào tạo tiến tới xây dựng GDM tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học..
- Từ đây, nhiều trường đại học đã quan tâm đến việc xây dựng và phát triển MOOCs bằng việc cung cấp các chương trình đào tạo kiểu MOOC.
- điển hình cuối năm 2011, Đại học Stanford đã cung cấp 3 khóa học trực tuyến miễn phí mỗi khóa học có khoảng 100 nghìn học viên tham gia.
- Ngày 2 tháng 5 năm 2012, Đại học Harvard phối hợp với MIT đã cho ra mắt edX, đây được coi là mối quan hệ đối tác mang tính chuyển đổi trong giáo dục trực tuyến.
- Hiện nay, edX là một trong những nhà cung cấp các khóa học trực tuyến mở đại chúng ở bậc đại học lớn nhất trên thế giới.
- Nó giúp cải thiện môi trường giáo dục, mở ra cơ hội để xây dựng một nền giáo dục hiện đại - GDM.
- Đúng như Chủ tịch MIT Susan Hockfield khẳng định rằng: “EdX đại diện cho một cơ hội duy nhất để cải thiện giáo dục trong khuôn viên của chính chúng tôi thông qua học tập trực tuyến, đồng thời tạo ra một con đường GDM táo bạo cho hàng triệu người học trên toàn thế giới” [Harvard University, 2012]..
- Trung Quốc đã tổ chức liên kết các trường đại học lớn lại với nhau, trong đó có Đại học Mở Trung Quốc đã triển khai sử dụng các TNGDM ở Trung Quốc.
- đồng thời, Chính phủ đã thành lập Viện Nguồn lực mở cho Giáo dục (CORE) để điều phối các hoạt động này.
- Đặc biệt, năm 2004 Chính phủ Hàn Quốc công bố sách trắng Giáo dục Thích ứng trong Kỷ nguyên thông tin 2004 ghi nhận các chính sách quốc gia, các kết quả ban đầu và các định hướng tương lai của e-learning [Vũ Hữu Đức &.
- Như vậy, việc đưa các tài liệu bài giảng lên internet, việc xây dựng và phát triển MOOC đã cho thấy của các quốc gia nói chung và các trường đại học nói riêng đã có ý thức xây dựng, phát triển và sử dụng nguồn TNGDM trong hoạt động giảng dạy học tập và nghiên cứu để đi theo hướng của nền GDM.
- Chính vì các quốc gia hay các trường đại học này đã quan tâm xây dựng và ứng dụng mạnh mẽ TNGDM vào hoạt động đào tạo, nên họ đã và đang đi đúng hướng theo một nền giáo dục hiện đại, có một nền giáo dục phát triển theo đúng nghĩa mở.
- công của MOOC có thể sẽ làm thay đổi cấu trúc của nền công nghiệp giáo dục đại học tương lai” [Nguyễn Hồng Sơn, 2017].
- Thực tế cho thấy rằng, các quốc gia nói chung và các cơ sở giáo dục đại học nói riêng đã xây dựng được TNGDM đều là những quốc gia có nền giáo dục phát triển theo hướng GDM như: Mỹ, Đức, Hàn Quốc,… và các trường đại học: Đại học Tubingen, Học viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Harvard,….
- Tại Việt Nam hiện nay, có một số nguồn TNGDM để phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu như: Trang thông tin điện tử Tạp chí Khoa học Việt Nam Trực tuyến-VJOL (https://vjol.info.vn/) và các nguồn học liệu mở của một số trường đại học: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội,… Trước đây cũng có một số nguồn TNGDM khác nhưng hiện nay không còn truy cập được nữa: Mạng giáo dục Edunet (http://edu.net.vn/media.
- Đây là một bài toán đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam, để phát triển nền GDM Việt Nam phải xây dựng được nguồn TNGDM dùng chung cho các cơ sở giáo dục, có các nhà cung cấp MOOC.
- ở một phạm vi hẹp hơn là các cơ sở giáo dục tự xây dựng và phát triển TNGDM để phục vụ hoạt động đào tạo của mình..
- Khi nhắc đến sứ mạng phát triển GDM và từ xa ở Việt Nam, không thể không nhắc đến hai cơ sở giáo dục đại học: Trường Đại học Mở Hà Nội và Trường Đại học Mở Tp.
- Tuy nhiên, cho đến nay hai cơ sở giáo dục đại học này vẫn chưa xây dựng được TNGDM do chưa được đầu tư xứng đáng với sứ mạng đã được đề ra, nên đã phát triển.
- chậm hơn cho với nhiều trường đại học mở trong khu vực và trên thế giới.
- Năm 2018, một sự kiện nổi bật đó là Trường Đại học Mở Hà Nội đã xây dựng Kho Tài nguyên Giáo dục mở (https://oer.hou.edu.vn/) nhằm cung cấp hàng trăm khóa học miễn phí để phục vụ cộng đồng.
- Từ khi xây dựng được kho TNGDM, Trường Đại học Mở Hà Nội đã có thêm được nguồn tài nguyên phục vụ cộng đồng nói chung và người học của trường nói riêng, đồng thời nâng cao vị thế của trường trong tiến trình phát triển của nền giáo dục theo hướng mở..
- Để thực hiện mục tiêu xây dựng nền GDM tại Việt Nam, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo các cơ sở giáo dục tại Việt Nam, đã đề cập về vấn đề này, đặc biệt là các trường đại học cần phải đẩy mạnh xây dựng TNGDM để phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của cộng đồng nói chung và người dạy, người học của các trường đại học nói riêng.
- Từ đó, phát triển môi trường giáo dục và đào theo hướng mở sẽ trở nên thuận lợi và thực tế hơn, đáp ứng yêu cầu của nền GDM..
- Từ những vấn đề nêu trên, có thể thấy rằng một đất nước hay một cơ sở giáo dục muốn phát triển theo hướng GDM cần phải xây dựng được TNGDM.
- Đây là một trong những yếu tố quan trọng và bắt buộc, vì TNGDM có tác động rất lớn đến việc xây dựng và phát triển nền GDM.
- nghệ mở để người dạy và người học tiếp cận sử dụng được dễ dàng..
- Giáo dục mở đã và đang là xu hướng tất yếu trong thời đại toàn cầu hóa và công nghiệp 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và internet.
- Phát triển giáo dục mở góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo.
- Hệ thống giáo dục mở.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2015).
- Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam.
- Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt