« Home « Kết quả tìm kiếm

“Sức mạnh mềm” trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ thời kỳ Narendra Modi


Tóm tắt Xem thử

- “Sức mạnh mềm” trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ thời kỳ Narendra Modi.
- Tóm tắt: Sau khi trở thành Thủ tướng Ấn Độ (năm 2014), ông Narendra Modi đã có những điều chỉnh quan trọng trong chính sách đối ngoại, trong đó các nguồn lực sức mạnh mềm trở thành công cụ chính sách đối ngoại thiết yếu của nước này.
- Thông qua các giá trị văn hóa truyền thống, Ấn Độ mong muốn kết nối người dân ở khu vực Nam Á và Đông Á, đồng thời mở rộng ảnh hưởng ra toàn thế giới, qua đó tạo dựng vị thế “cường quốc mới” cho Ấn Độ trên trường quốc tế.
- Bài viết tập trung làm rõ nhận thức về sức mạnh mềm trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ và quá trình triển khai các nguồn lực sức mạnh mềm truyền thống của Ấn Độ (Yoga, Y học cổ truyền, Phật giáo) trong các hoạt động đối ngoại của chính quyền Modi cùng những đánh giá bước đầu..
- Từ khóa: Sức mạnh mềm, Chính sách đối ngoại, Ấn Độ, Narendra Modi.
- Sức mạnh mềm và sức mạnh mềm Ấn Độ 1 Theo cách hiểu khái quát nhất, sức mạnh của quốc gia bao gồm các hợp phần:.
- Sức mạnh cứng của một quốc gia có thể được nhận biết tương đối rõ ràng, thông qua những con.
- Trong khi đó, sức mạnh mềm là khả năng có được thứ mình muốn thông qua sự hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị và các chính sách (đối nội và đối ngoại) của một quốc gia (Nye, 2004: 5).
- Theo đó, một quốc gia được coi là thành công trong việc xây dựng sức mạnh mềm khi dựa trên sức hấp.
- Hiện nay, sức mạnh mềm là một công cụ quan trọng trong việc thực thi chính sách đối ngoại của một quốc gia.
- Ấn Độ có nền văn minh Ấn Hà (Indus) phát triển rực rỡ, là nơi khai sinh ra hai tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo (Hindu) và Phật giáo (Kugiel, 2016: 66).
- Qua quá trình phát triển, văn hóa Ấn Độ đã kết tinh lại thành “bản sắc Ấn Độ” (Indian identity),.
- “tinh thần Ấn Độ” (Indian spirit).
- Cũng như nhiều nền văn hóa lớn khác trên thế giới, văn hóa Ấn Độ trong lịch sử đã tiếp nhận, đồng hóa nhiều yếu tố văn hóa bên ngoài, đồng thời cũng tỏa rộng ảnh hưởng của mình ra nhiều khu vực trên thế giới.
- Dấu ấn của những nền văn hóa Ấn Độ giáo và Phật giáo vẫn còn được thể hiện rõ nét trong văn hóa của các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á.
- Thực tế, sự lan tỏa các giá trị của nền văn hóa Ấn Độ mang sắc thái hòa bình, không có chức năng.
- Như vậy, có thể thấy, từ rất sớm, Ấn Độ thông qua con đường lan tỏa các giá trị văn hóa đã xây dựng cho mình một hình ảnh thân thiện trong nhận thức của nhiều quốc gia trên thế giới.
- Bước vào thế kỷ XXI, Ấn Độ đang cho thấy một sự trỗi dậy (rising) ấn tượng về.
- Trong bối cảnh đó, Ấn Độ hết sức coi trọng việc xây dựng nguồn lực sức mạnh mềm và xem đây là cơ sở quan trọng để tiếp cận với thế giới..
- Cựu Ngoại trưởng Ấn Độ Yashwant Sinha trong một bài phát biểu từng đề cập về sức mạnh mềm của Ấn Độ, đó là nền văn hóa, tôn giáo và triết học ưu việt, có ảnh hưởng sâu rộng và lâu đời từ thời cổ đại (Chacko .
- Nhiều người cho rằng, các giá trị dân chủ của Ấn Độ cũng có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
- Trong Phong trào Không liên kết (NAM), Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru có vai trò và ảnh hưởng lớn đến các quốc gia thành viên nói riêng và các nước thuộc thế giới thứ ba nói chung..
- Tương tự, các “đặc trưng” văn hóa của Ấn Độ như Bollywood, Yoga và ẩm thực cũng nhận được sự yêu thích của nhiều người ở các quốc gia khác nhau trên thế giới.
- Dựa vào những lợi thế trên, Chính phủ Ấn Độ đưa các nguồn lực sức mạnh mềm vào trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại từ khá sớm.
- Từ thời Thủ tướng Nehru trở đi, các liên kết lịch sử văn minh và các liên kết lịch sử khác đã được nhấn mạnh nhiều trong các hoạt động đối ngoại của Ấn Độ (Malone .
- Nhưng rõ nhất phải kể đến thập niên đầu thế kỷ XXI, với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của mình, Ấn Độ chú trọng đẩy mạnh.
- các nguồn lực sức mạnh mềm trong việc thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng và rộng hơn là các nước ở châu Á..
- Xét về bản chất, chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ khi giành độc lập (năm 1947) đến nay luôn thể hiện sắc thái hòa bình (Vinod, Deshpande .
- Đây chính là đặc điểm khiến Ấn Độ luôn nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trong quan hệ quốc tế.
- Nhiều học giả cho rằng, những thành công của Ấn Độ trong việc xây dựng các mối quan hệ chiến lược và kinh tế với các nước Đông Nam Á và lớn hơn là Đông Á thông qua Chính sách hướng Đông (Look East Policy) đầu những năm 1990 phần lớn là do các chiến lược “sức mạnh mềm” của quốc gia này (Haokip .
- Thông qua việc nhấn mạnh các liên kết văn hóa và văn minh, Ấn Độ đã thành công trong việc kết nối với các nước Đông Nam Á.
- Ấn Độ đã miễn lệ phí thị thực cho các nhà sư Thái Lan đi hành hương đến Ấn Độ, hoặc trợ giúp khôi phục đền thờ Ankgor Wat ở Campuchia, cũng như đẩy mạnh các quan hệ Phật giáo với Việt Nam…, điều này đã giúp Ấn Độ tạo ra ảnh hưởng vượt trội hơn so với Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á (Das, 2013).
- Việc chú trọng khai thác các giá trị văn hóa và văn minh của Ấn Độ trong các hoạt động đối ngoại được xem là một lợi thế trong việc thúc đẩy “sức mạnh mềm” của nước này ở nước ngoài..
- Việc đưa các nguồn lực sức mạnh mềm vào chính sách đối ngoại của Ấn Độ đã được thúc đẩy mạnh mẽ dưới thời kỳ lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi..
- Các nguồn lực sức mạnh mềm truyền thống trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ thời Narendra Modi.
- Trước khi ông Narendra Modi lên nắm quyền, Ấn Độ từ lâu dường như đã không thể hoặc không sẵn sàng để trở thành một người.
- với Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ thông qua một loạt chuyến thăm song phương, đồng thời tích cực tăng cường sự hiện diện của Ấn Độ tại các diễn đàn đa phương, nhất là các cuộc họp nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICs), G-20 và Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
- Đặc biệt, Thủ tướng Modi hết sức chú trọng đến nguồn lực sức mạnh mềm của Ấn Độ và quyết tâm khai thác để tạo dựng vị thế và hình ảnh tích cực của quốc gia này trên trường quốc tế.
- Có thể thấy, Chính phủ Modi chủ yếu dựa vào văn hóa và các giá trị chính trị (dân chủ) để thúc đẩy sức mạnh mềm của Ấn Độ.
- Tư tưởng chủ đạo trong chính sách đối ngoại mới của Thủ tướng Modi hướng đến mục tiêu cuối cùng là đưa Ấn Độ đạt được vị thế cường quốc thế giới, một thế lực toàn cầu thay vì chỉ là một người quan sát “tầm trung” (Pardesi, 2015)..
- Trong quá trình làm mới hình ảnh Ấn Độ trong con mắt của các quốc gia trên thế giới, các nguồn lực sức mạnh mềm vốn được.
- Các nguồn giá trị sức mạnh mềm bắt đầu được ông Modi chú ý và lồng ghép vào trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ.
- Kế thừa và rút kinh nghiệm từ những người tiền nhiệm, chính quyền Modi đang áp dụng những bước đi mới với sự phát triển cách tiếp cận gắn kết và thể chế hóa đối với việc sử dụng sức mạnh mềm làm tăng hiệu quả của nó trong chính sách đối ngoại quốc gia (Maini, 2016).
- Bên cạnh mục tiêu đưa Ấn Độ vươn lên mạnh mẽ để trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới, Thủ tướng Modi còn có tham vọng biến Ấn Độ thành một quốc gia lãnh đạo tư tưởng toàn cầu, giống như một vị giáo trưởng tinh thần của thế giới.
- Như vậy, ông Modi đang đẩy mạnh việc quảng bá những giá trị cổ xưa của Ấn Độ trên nền tảng kết hợp với những giá trị văn hóa hiện đại để có thể hồi sinh hình ảnh quốc tế của Ấn Độ trong cộng đồng quốc tế.
- Từ mục tiêu trên, Chính phủ Ấn Độ đã thường xuyên triển khai các chiến lược quảng bá sức mạnh mềm, quyền lực mềm thông qua ngoại giao công chúng nhằm tăng cường danh tiếng và lập trường toàn cầu của nước này.
- Một vài sáng kiến của Chính phủ Ấn Độ thực hiện trong những năm qua đặt.
- mục tiêu “xây dựng thương hiệu” Ấn Độ trên quy mô quốc tế để thu hút đầu tư cũng như nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ 1.
- Thông qua diễn đàn quốc tế này, Ấn Độ đã vận động cho Ngày Quốc tế Yoga vào ngày 21/6 hằng năm.
- 177 quốc gia, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, đã ủng hộ đề nghị này của Thủ tướng Ấn Độ Modi.
- Ngày Quốc tế Yoga đầu tiên diễn ra ngày có khoảng 35.000 người, trong đó có cả Thủ tướng Modi, đã tham gia đồng diễn Yoga tại đại lộ Rajpath ở Thủ đô New Delhi, Ấn Độ (Gautam, Droogan, 2017: 10).
- lực lượng vũ trang Ấn Độ cũng tham gia với nhiều hình thức khác nhau.
- Trong các vùng núi hẻo lánh, người ta đã chứng kiến những người lính Ấn Độ.
- Các sáng kiến này nhằm mục đích nâng cao vị thế của Ấn Độ và thúc đẩy sự phát triển Ấn Độ cả trong nước lẫn quốc tế (Xem: Kugiel .
- Hải quân Ấn Độ triển khai sáng kiến “ Yoga Across Oceans” với hình ảnh các thủy thủ của Hải quân Ấn Độ tập Yoga kéo dài từ vùng biển Địa Trung Hải xuống biển Đông (Lahiri, 2017: 41).
- Sự tham gia của lực lượng vũ trang trong ngày này là một động thái thông minh của chính quyền Modi, thể hiện hình ảnh về một quân đội Ấn Độ hòa bình, qua đó gia tăng thiện cảm quốc tế cho Ấn Độ..
- Cũng giống như Yoga, Thủ tướng Modi cũng đầu tư quảng bá về Ayurveda - y học cổ truyền Ấn Độ.
- Ông Modi cho rằng, nền y học cổ truyền của Ấn Độ cũng đầy bản sắc và có sức lan tỏa lớn.
- Để quảng bá Ayurveda có hiệu quả, chính quyền Modi thành lập Bộ AYUSH 1 để thể chế hóa nguồn tài trợ cho di sản cổ xưa này của Ấn Độ cũng như giúp Ayurveda đạt được cùng một địa vị cao như y học cổ truyền Trung Quốc..
- Trong quá trình triển khai các nguồn lực sức mạnh mềm trong đối ngoại, Thủ tướng Modi cũng đã thử nghiệm sử dụng nhân tố Phật giáo để tăng cường quan hệ với các quốc gia láng giềng và Đông Á.
- Ông Modi chủ trương nhấn mạnh các liên kết tâm linh và triết học của Ấn Độ thông qua Phật giáo với phần còn lại của châu Á.
- Là quê hương của Phật giáo, Ấn Độ có nhiều thuận lợi để sử dụng tôn giáo này trong việc liên kết các quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo ở châu Á.
- Có thể nói, chủ trương của ông Modi khi sử dụng Phật giáo làm hạt nhân tạo sự liên kết, gắn bó giữa Ấn Độ với các quốc gia Phật giáo khác trong khu vực được xem là một sự sáng tạo cần thiết..
- Sự gắn kết thông qua Phật giáo được Ấn Độ triển khai một cách khéo léo trong các quốc gia láng giềng lân cận như: Nepal, Sri Lanka và Bhutan.
- Trong chuyến thăm Sri Lanka, ông Modi đã gợi lên mối liên hệ Phật giáo Ấn Độ cổ xưa, có niên đại từ đế chế Mauryan dưới thời Ashoka.
- Ông cũng đã đưa ra một lựa chọn chiến lược khi đến thăm Thủ đô Anuradhapura và Jaya Sri Mahabodhi của Sri Lanka, vốn là nhân chứng cho các mối quan hệ Ấn Độ - Lankan bền vững trong lịch sử (Silva, 2015).
- Ngoài ra, Thủ tướng Modi cũng khánh thành Trung tâm Văn hóa Jaff na do Ấn Độ tài trợ và thăm đền Mahabodhi.
- Ở khu vực Đông Á, trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, ông Modi đã trồng lại cây bồ đề mà Ấn Độ đã gửi tặng quốc gia này trước đó..
- Điều này tạo ra mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn giữa hai nước, dẫn đầu là dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Hàn Quốc, giúp Ấn Độ cải thiện cơ sở hạ tầng và giúp xây dựng các thành phố thông minh.
- Ngoài ra, việc xây dựng mối quan hệ thân thiện với Hàn Quốc cũng giúp chính quyền của Thủ tướng Modi thu hút các công ty Hàn Quốc đầu tư vào khu vực sản xuất của Ấn Độ để tăng cường sáng kiến “Make in India”, tăng cường hợp tác quốc phòng và chuyển giao công nghệ giữa hai nước với các mục tiêu khác.
- Ở trong nước, Bộ Nội vụ Ấn Độ đã chính thức công bố sẽ tài trợ cấp nhà nước cho lễ kỷ niệm Vesak hằng năm.
- Đồng thời, Chính phủ Ấn Độ cũng tiến hành thành lập một Trung tâm thờ Đức Phật và học tập tại New Delhi (Sharma, 2014a).
- Tháng 9/2014, Chính phủ Ấn Độ đã chính thức mở cửa Đại học Nalanda, một trung tâm nghiên cứu và giảng dạy kiểu mẫu toàn cầu tại thị trấn.
- 1 Sự cạnh tranh của Ấn Độ với Trung Quốc đối với việc sử dụng ảnh hưởng của Phật giáo đã tăng mạnh kể từ khi ông Modi lên nắm quyền.
- hành hương Phật giáo Rajgir ở bang Bihar, Ấn Độ.
- Với những gì đã có trong lịch sử, Ấn Độ tin rằng Đại học Nalanda có thể nổi lên như là một công cụ hữu hiệu của.
- “sức mạnh mềm” ở hai cấp: cho khu vực châu Á trong mối quan hệ với phương Tây và Ấn Độ trong quan hệ với châu Á (Muni, 2010).
- Ngày Ấn Độ đã khởi xướng và tổ chức ngày Buddha Purnima Diwas để chào mừng sự ra đời của Đức Phật.
- Chính phủ Ấn Độ cũng lựa chọn phát hành visa cho du khách Phật tử đến thăm đất nước này để thúc đẩy du lịch tôn giáo..
- Mặc dù Đức Phật sinh ra tại Lumbini thuộc Nepal ngày nay, tuy nhiên sự giác ngộ, giảng đạo và phần lớn các hoạt động truyền bá Phật giáo lại diễn ra ở Ấn Độ.
- Ngày nay ở Ấn Độ còn rất nhiều cảnh quan, di tích Phật giáo, là những điểm du lịch thu hút các tín đồ Phật giáo thế giới.
- Chính phủ Ấn Độ đã rất tích cực sử dụng các nguồn lực du lịch Phật giáo như một phần chiến dịch quảng bá thương hiệu của đất nước.
- Năm 2004, Chính phủ Ấn Độ đã tài trợ Hội nghị quốc tế về Phật giáo và Du lịch tâm linh (New Delhi) có sự tham dự của Tổng thống Ấn Độ và có sự hiện diện của Dalai Lama.
- Chính phủ Ấn Độ đã tăng cường nỗ lực để nâng cấp cơ sở hạ tầng cho du lịch (Agrawal, Choudhary.
- Hiện nay, Ấn Độ đang thực hiện các kế hoạch nhằm biến nước này trở thành một nơi hành hương của Phật tử thế giới.
- Kapilavastu, biên giới Ấn Độ và Nepal - nơi Đức Phật đã trải qua những năm đầu trước khi bắt đầu cuộc hành trình dài đến giác ngộ (Sharma, 2014b).
- “con đường du lịch Phật giáo”, ông Modi muốn sử dụng các giá trị của Phật giáo Ấn Độ để tăng cường quan hệ với Nhật Bản, Myanmar và Nepal bằng cách nhấn mạnh các liên kết tâm linh và triết học của Ấn Độ với phần còn lại của châu Á, đặc biệt là với Trung Quốc (Mohan, 2015)..
- Nhìn chung, Phật giáo còn được Ấn Độ nhìn nhận là một công cụ trung tâm để tái cân bằng quyền lực ở Đông Á, nơi cả Trung Quốc và Ấn Độ tranh giành ảnh hưởng địa chính trị.
- Trong khi sự cạnh tranh về kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang tăng, thì Phật giáo có thể làm dịu các mối quan hệ song phương hoặc giúp Ấn Độ giành đòn bẩy bằng cách hỗ trợ cho các nước Đông Á..
- Thông qua các nhân tố văn hóa truyền thống nêu trên, Thủ tướng Modi hy vọng những nỗ lực này sẽ đưa Ấn Độ lên vị trí tại hàng đầu trong nền chính trị quốc tế, đảm bảo an ninh, có bạn bè, đầu tư và công nghệ nước ngoài..
- các nguồn lực sức mạnh mềm của chính quyền Thủ tướng Modi đã thành công trong việc thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo thế giới.
- Chính phủ đương nhiệm vừa chú trọng đầu tư xây dựng nền kinh tế của Ấn Độ phát triển, vừa đẩy mạnh phát huy ảnh hưởng của Ấn Độ ra bên ngoài bằng các nguồn lực văn hóa truyền thống đã cho thấy rõ sự sáng tạo xen lẫn tính thực dụng của quốc gia này.
- Điều nhận thấy rõ ràng nhất là việc chính quyền của Thủ tướng Modi đã bước đầu thành công khi vận dụng các tiềm năng sức mạnh mềm của Ấn Độ vào chính sách đối ngoại của mình.
- Dưới thời Thủ tướng Modi, Ấn Độ đã sử dụng một cách có hệ thống và hiệu quả các nguồn tài nguyên con người và văn hóa giàu có để tạo dựng uy tín, thương hiệu và sự lan tỏa các giá trị của Ấn Độ, điều mà các chính quyền trước đây chưa làm được.
- Tuy nhiên, nhiều học giả lại đang hoài nghi về ảnh hưởng của sức mạnh mềm trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, do tình hình chính trị trong nước của nước này, và sự không nhất quán trong việc thực hiện chính sách đối ngoại.
- Nhiều người nhìn thấy những nỗ lực hiện tại để kết hợp sức mạnh mềm trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ dường như tập trung nhiều vào “quản lý hình ảnh quốc gia hơn là xây dựng mối quan hệ lâu dài” (Mukherjee, 2014).
- Trong khi Ấn Độ đã cố gắng triển khai chiến lược sức mạnh mềm ở khu vực Nam Á thông qua các sáng kiến khu vực như Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) hoặc Khu vực Mậu dịch Tự do Nam Á (SAFTA), nhưng những thành công của nước này vẫn.
- còn nhiều tranh cãi khi có người cho rằng Ấn Độ chỉ giới hạn trong việc thu hút các nhà đầu tư và tạo ra một hình ảnh tích cực cho Ấn Độ chứ chưa chú trọng đến xây dựng mối liên kết với các quốc gia ở Nam Á.
- Hơn nữa, Ấn Độ vẫn còn nhiều căng thẳng nội bộ như xung đột về tôn giáo, sắc tộc, bạo lực giới, nghèo đói…, điều đó có thể ngăn cản việc phát triển một chiến lược sức mạnh mềm phù hợp và thống nhất..
- Đây là những vấn đề mà chính quyền Modi cần tính đến trong quá trình triển khai các nguồn lực sức mạnh mềm vào trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt