« Home « Kết quả tìm kiếm

Thiết kế tài liệu dạy học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục theo module với sự hỗ trợ của E-learning cho sinh viên Trường Đại học Tân Trào


Tóm tắt Xem thử

- Thiết kế tài liệu dạy học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục theo module với sự hỗ trợ.
- Trong giai đoạn hiện nay, với việc ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu mới nhất của khoa học - kĩ thuật hiện đại vào giảng dạy, việc thiết kế bài học từ lối truyền thống đã và đang dần chuyển sang các cách tiếp cận mới mang lại hiệu quả cao hơn.
- Nó là cách thức hiện đại của việc cấu trúc hay tổ chức biên soạn nội dung DH sao cho chương trình đào tạo trở nên mềm dẻo hơn, dễ dàng thích hợp hơn với việc tổ chức học tập vừa đa dạng, luôn biến động..
- Vì vậy, việc thiết kế tài liệu DH môn Phương pháp nghiên cứu khoa học GD (PPNCKHGD) theo module cho SV các trường đại học với sự hỗ trợ của E-learning là cần thiết..
- Thiết kế tài liệu DH môn PPNCKHGD theo module cho SV sư phạm các trường đại học với sự hỗ trợ của E-learning là một trong những hành động thực hiện chủ trương ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào DH ở các trường đại học hiện nay, qua đó giúp SV hình thành một số kĩ năng giao tiếp nhờ sử dụng các phương tiện viễn thông và công nghệ thông tin hiện đại nhằm mục đích học tập.
- Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Tân Trào, Tuyên Quang, Việt Nam..
- Nội dung nghiên cứu 2.1.
- Thiết kế tài liệu dạy học theo module.
- Có nhiều nghiên cứu về module DH, chúng tôi quan niệm: Module DH là một chương trình học tương đối độc lập, có khả năng lắp ráp hoặc tháo gỡ với nhau tùy theo mục đích sử dụng, được cấu trúc một cách đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu, hứng thú, năng lực của người học, chứa đựng cả mục tiêu, định hướng kết quả học tập, nội dung chiến lược DH, chiến lược kiểm tra đánh giá kết quả học tập và hỗ trợ người học, chúng gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất trọn vẹn [1], [2].
- Nó là cách thức hiện đại của việc cấu trúc hay tổ chức biên soạn, nội dung DH sao cho TÓM TẮT: Thiết kế tài liệu dạy học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục theo module cho sinh viên sư phạm các trường đại học với sự hỗ trợ của E-learning là một trong những hành động thực hiện việc đổi mới dạy học và chủ trương ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường đại học hiện nay.
- Bài viết đề cập tới một số khái niệm công cụ có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đề xuất quy trình và bước đầu khái quát cấu trúc tài liệu dạy học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục theo module với sự hỗ trợ của E-learning cho sinh viên Trường Đại học Tân Trào..
- TỪ KHÓA: Thiết kế tài liệu dạy học.
- dạy học theo module.
- phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục..
- Thân module chứa đựng đầy đủ nội dung DH, kèm theo những chỉ dẫn cần thiết về cách học, giúp cho SV chiếm lĩnh được nội dung và hình thành được phương pháp tự học.
- nội dung và phương pháp học tập.
- Để xây dựng tài liệu theo module trước hết phải tuân thủ các yêu cầu: Đặc điểm nội dung kiến thức học phần PPNCKHGD.
- Tài liệu phải phối hợp logic khoa học và logic quá trình nhận thức.
- Tài liệu có tác dụng hướng dẫn tự học.
- Hình thức thiết kế tài liệu phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố: Có lời giới thiệu về module;.
- có nội dung cần thực hiện.
- Thiết kế tài liệu dạy học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục theo module với sự hỗ trợ của E-learning Có nhiều cách tiếp cận thiết kế module DH: Thứ nhất, những module có thể viết dựa trên giáo trình đã có, khi đó những module này liên hệ chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào những giáo trình đã có.
- Về mối quan hệ giữa module và giáo trình có ba trường hợp tương ứng với các cách tiếp cận thiết kế module DH:.
- Đối với những học phần đã có giáo trình chính, module DH được thiết kế dựa trên nội dung của giáo trình, ở đây module DH có vai trò như một tài liệu học tập bổ trợ cho giáo trình chính.
- Module này có thể được sử dụng như một tài liệu học tập chính.
- Cuối cùng là những module được viết để bổ sung cho giáo trình đang có nhằm làm phong phú thêm một số nội dung.
- Ví dụ như các thao tác kĩ năng, các dạng bài tập thực hành, các nội dung nâng cao… Trong trường hợp này, những module này là tài liệu tham khảo, tài liệu đọc thêm cho giáo trình chính..
- Khi thiết kế module DH, cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Nguyên tắc về tính độc lập của nội dung DH phản ánh tính trọn vẹn và tích hợp của module.
- Thiết kế module DH học phần PPNCKHGD là việc cấu trúc hay tổ chức biên soạn nội dung DH môn PPNCKHGD theo cấu trúc module DH sao cho chương trình môn học trở nên mềm dẻo hơn, dễ dàng thích hợp hơn với việc tổ chức học tập vừa đa dạng, vừa luôn biến động trong các môi trường học tập.
- Các bước thiết kế bao gồm: Xác định số lượng module DH, đặt tên module, xác định mục tiêu, số tiết, xác định điều kiện DH, thiết kế nội dung DH, thiết kế hệ thống kiểm tra đánh giá người học, thiết kế hệ thống hỗ trợ người học..
- Thiết kế tài liệu DH môn PPNCKHGD theo module cho SV với sự hỗ trợ của E-learning là hoạt động biên soạn nội dung DH môn Phương pháp nghiên cứu khoa học GD theo cấu trúc module DH, từ bước xác định số lượng module DH, đặt tên module, xác định mục tiêu, số tiết, xác định điều kiện DH, thiết kế nội dung DH, thiết kế hệ thống kiểm tra đánh giá người học, đến thiết kế hệ thống hỗ trợ người học, sau đó toàn bộ tài liệu sẽ được tải lên trang elearning của giảng viên cùng hệ thống bài giảng trực tuyến để người học có thể học tập mọi lúc, mọi nơi.
- Quy trình thiết kế tài liệu dạy học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục theo module cho sinh viên sư phạm các trường đại học với sự hỗ trợ của E-learning.
- Để đảm bảo chất lượng và việc thiết kế tài liệu có hiệu quả, việc thiết kế tài liệu phải tuân thủ theo đúng quy trình.
- Dựa trên một số nghiên cứu về quy trình thiết kế tài liệu theo module như quy trình của Trần Chí Độ [3], Nguyễn Thị Ngà [4], Trần Trung [7], Trần Lương [5], chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế tài liệu học phần PPNCKHGD theo module như sau:.
- Giảng viên cần phải nghiên cứu các định hướng phát triển năng lực của SV thông qua môn học, các phương pháp và hoạt động DH tác động đến việc phát triển năng lực của SV, xác định cách tiếp cận phát triển là cách tiếp cận cốt lõi để xây dựng module DH.
- Đồng thời, phải phân tích kĩ chương trình học phần hiện có về mục tiêu, nội dung.
- Bước này có định hướng rất quan trọng về mặt phương pháp luận, vì nó xác định những tư tưởng chính và cấu trúc nội dung.
- Khi thiết kế cần phải xây dựng trước một đề cương, trong đó nêu lên mục đích, yêu cầu chương trình và nội dung khoa học của các chương mục đó, cần nêu lên những điểm mới, những đặc điểm của tài liệu viết cho SV..
- Bước 3: Thiết kế module DH.
- Xác định nội dung học tập người học cần phải chiếm lĩnh, từ đó xác định các phương pháp, hoạt động DH cụ thể để đạt được kết quả đầu ra đó.
- Xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, trong đó chỉ rõ nội dung nào kiểm tra đánh giá trực tiếp, nội dung nào SV trả bài qua E-learning..
- Bước 4: Biên tập tài liệu.
- Tài liệu sau khi được xây dựng cần được biên tập, trong quá trình biên tập cần chú ý: Những vấn đề chung như tài liệu có thỏa mãn những mục đích, yêu cầu đã đề ra không? Cấu trúc có đảm bảo tính thống nhất, cân đối không? Hệ thống tri thức có chính xác không? Hệ thống phương pháp có đảm bảo giúp SV tự học và học tập qua E-learning không? Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao khi biên tập tài liệu..
- Bước 5: Tổ chức thực nghiệm, thẩm định tài liệu..
- Một tài liệu được coi là có hiệu quả và chất lượng nếu nó được thẩm định bằng một hội đồng khoa học, có nhận xét, phản biện.
- Bước 6: Hoàn thiện tài liệu.
- Tài liệu được sửa chữa, hoàn thiện nhiều lần trên cơ sở những góp ý của các chuyên gia..
- Bước 7: Tài liệu được tải trên trang E-learning của giảng viên cùng với hệ thống bài giảng trực tuyến tương ứng, trong đó thể hiện rõ hệ thống hướng dẫn học tập, tự học, tự nghiên cứu, bài tập, thảo luận, hạn trả bài, cách thức trả bài của SV..
- Bước 8: Tổ chức giảng DH phần PPNCKHGD bằng tài liệu biên soạn theo module với sự hỗ trợ của E-learning, qua đó rút ra được những ưu điểm, hạn chế, những điểm cần sửa chữa bổ sung và tiếp tục sửa chữa, bổ sung hoàn chỉnh tài liệu..
- Thiết kế tài liệu dạy học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục theo module cho sinh viên sư phạm các trường đại học với sự hỗ trợ của E-learning.
- Khái quát về môn Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học Trường Đại học Tân Trào, Tuyên Quang.
- Học phần PPNCKHGD dùng cho hệ đào tạo giáo viên tiểu học, Trường Đại học Tân Trào gồm có 30 tiết, trong đó 14 tiết lí thuyết, 16 tiết thảo luận, ôn tập, bài tập, 60 tiết tự học tự nghiên cứu.
- Học phần giúp người học hiểu những kiến thức cơ bản về khoa học, nghiên cứu khoa học, PPNCKHGD, logic tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học GD.
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức để tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học GD.
- Có ý thức học tập nghiên cứu trau dồi tích lũy kiến thức và kĩ năng nghiên cứu khoa học GD.
- Nhìn chung, học phần PPNCKHGD là một học phần tương đối khó, bởi vì SV lần đầu tiên tiếp cận với nghiên cứu khoa học nên còn bỡ ngỡ và cảm thấy rất trừu tượng, khó nắm bắt, khó thực hành kĩ năng nghiên cứu khoa học..
- Mục tiêu cụ thể của học phần về kiến thức: Hiểu được những kiến thức cơ bản về cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học GD (khoa học, nghiên cứu khoa học, những cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học GD).
- Hiểu được những kiến thức về các giai đoạn thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học GD (chuẩn bị, thực hiện, hoàn thành một công trình nghiên cứu khoa học GD).
- Hiểu về việc đánh giá một công trình nghiên cứu khoa học GD (các tiêu chí đánh giá, các phương pháp đánh giá).
- Về kĩ năng: Về kĩ năng cứng: Có khả năng sử dụng một số phương pháp để tiến hành nghiên cứu một đề tài khoa học GD cụ thể.
- Có khả năng xây dựng được tên một đề tài nghiên cứu khoa học GD, lập đề cương nghiên cứu, kế hoạch nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu một nội dung cụ thể dưới sự hướng.
- dẫn của giảng viên, biết cách thu thập và xử lí thông tin khoa học, trình bày nội dung nghiên cứu bằng văn bản khoa học.
- tích cực, chủ động trong học tập và nghiên cứu..
- Bồi dưỡng hứng thú, lòng say mê nghiên cứu khoa học..
- Về nội dung học phần PPNCKHGD gồm có 4 chương:.
- Chương 1: Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học GD.
- Chương 3: Các giai đoạn thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học GD;.
- Chương 4: Đánh giá một công trình nghiên cứu khoa học GD.
- Căn cứ vào các nội dung trên, chúng tôi sẽ tiến hành thiết kế tài liệu DH môn PPNCKHGD theo module với sự hỗ trợ của E-learning nhằm tăng cường hoạt động cá nhân hóa của người học và ứng dụng công nghệ vào giảng dạy..
- Cấu trúc tài liệu theo module môn Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.
- Tài liệu theo module học phần PPNCKHGD được chia thành các module tương ứng với các phần kiến thức (các chương).
- Mỗi module lại được chia thành các tiểu module, mỗi tiểu module được sắp xếp sao cho có tính trọn vẹn và độc lập tương đối của đơn vị kiến thức trong module và có thời lượng tương ứng khoảng từ 2 đến 3 tiết giảng dạy trên lớp, có nội dung phù hợp với hình thức giảng dạy trực tuyến E-learning, phù hợp với đối tượng sử dụng, tạo thành một chuỗi của một vấn đề chung giúp SV lĩnh hội được tốt vấn đề cần nghiên cứu..
- Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi khái quát cấu trúc tài liệu theo module môn PPNCKHGD với sự hỗ trợ của E-learning như sau:.
- Dựa trên học phần PPNCKHGD có thể thiết kế tài liệu gồm 4 module, trong đó bao gồm 15 tiểu module:.
- Module 1: Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học GD.
- Tiểu module 1: Khoa học và nghiên cứu khoa học;.
- Tiểu module 2: Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học GD..
- Tiểu module 1: Khái niệm phương pháp nghiên cứu khoa học và khái quát hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học;.
- Tiểu module 2: Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết;.
- Tiểu module 3: Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn;.
- Tiểu module 4: Phương pháp thống kê trong nghiên cứu khoa học GD..
- Module 3: Các giai đoạn thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học GD gồm:.
- Tiểu module 1: Xác định đề tài nghiên cứu;.
- Tiểu module 2: Xây dựng đề cương nghiên cứu;.
- Tiểu module 3: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu;.
- Tiểu module 4: Giai đoạn thực hiện công trình khoa học.
- Tiểu module 5: Giai đoạn hoàn thành công trình khoa học.
- Tiểu module 6: Cách viết và công bố một bào báo khoa học.
- Module 4: Đánh giá một công trình nghiên cứu khoa học GD gồm:.
- Tiểu module 2: Phương pháp đánh giá;.
- Tiểu module 3: Cách đánh giá và xếp hạng bài báo khoa học..
- Qua các nghiên cứu cho thấy, module DH là một đơn vị DH tương đối độc lập, có khả năng thay đổi linh hoạt nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau về hứng thú, năng lực, điều kiện của người học, chứa đựng cả mục đích, nội dung, phương pháp DH và định hướng kết quả học tập do đó rất phù hợp để sử dụng trong việc thiết kế tài liệu học tập để tiến hành giảng dạy trực tuyến.
- Xuất phát từ thực tiễn của xã hội, việc thiết kế tài liệu DH theo module và tiến hành giảng dạy qua E-learning là điều hết sức cần thiết.
- Trên cơ sở này, các trường đại học cần phải đổi mới các tài liệu DH cho SV và tăng cường ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào giảng dạy như đào tạo trực tuyến, DH online… để góp phần nâng cao chất lượng GD đào tạo đại học, đáp ứng yêu cầu xã hội trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0..
- Tài liệu tham khảo.
- [1] Trần Lương, (2016), Tổ chức dạy học theo module học phần Giáo dục học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học sư phạm, Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội..
- [4] Nguyễn Thị Ngà, (2010), Xây dựng và sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn theo module phần kiến thức cơ sở hoá học chung - chương trình trung học phổ thông chuyên Hóa học góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội..
- hỗ trợ của tài liệu hướng dẫn theo module, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tr.
- [6] Từ Đức Văn, (2012), Thiết kế và tổ chức dạy học môn Giáo dục học dựa theo lí thuyết module cho sinh viên đại học sư phạm, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol.57, No.4, p.170-176..
- [7] Trần Trung Thiết kế tài liệu phương pháp dạy

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt