« Home « Kết quả tìm kiếm

Vận dụng phương pháp Sáu chiếc mũ tư duy trong việc ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông


Tóm tắt Xem thử

- Đặt vấn đề.
- Nghề nghiệp không chỉ là hình thức lao động mà còn là phần quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi người, là sự nghiệp cần theo đuổi, là nền tảng để có cuộc sống bình đẳng và được xã hội tôn trọng.
- Việc lựa chọn nghề nghiệp là một trong những bước đi đầu tiên để một người gắn bó với nghề một cách lâu dài và để làm việc có hiệu quả nhất.
- Phải có lòng hăng say nghề nghiệp ta mới có sự gắn bó và làm việc có hiệu quả.
- Vì lẽ đó, việc chọn nghề thực sự vô cùng quan trọng và cần thiết.
- Học sinh (HS) trung học phổ thông (THPT) là lứa tuổi đứng trước sự lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.
- Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, mục tiêu Chương trình giáo dục THPT giúp HS tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới..
- Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều HS lựa chọn không đúng ngành nghề phù hợp với năng lực sở thích của bản thân dẫn đến hệ quả là đi nhầm đường, mãi loanh quanh trong mê cung nghề nghiệp.
- Vậy làm thế nào để HS THPT ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với bản thân? Bài viết này đưa ra một giải pháp giúp HS THPT có thể lựa chọn nghề nghiệp đúng hướng cho mình.
- Đó chính là sử dụng phương pháp “sáu chiếc mũ tư duy” của Edward de Bono..
- Nghề nghiệp: Theo Từ điển Tiếng Việt, nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội [1].
- Theo UNESCO, nghề là những công việc trí óc hoặc chân tay mà người lao động có thể thực hiện để kiếm sống [2]..
- Nghề nghiệp là thuật ngữ để chỉ một hình thức lao động trong xã hội theo sự phân công lao động để tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.
- Cụ thể, nghề nghiệp là tập hợp một nhóm công việc chuyên môn cùng loại, gần giống nhau và dựa trên cơ sở chung với sự tương đồng nhất định nào đó [2]..
- Nghề nghiệp là phần tất yếu và quan trọng của mỗi người vì có nghề là có thu nhập để trang trải cuộc sống..
- Nghề nghiệp chính là sự nghiệp theo đuổi, là nền tảng để mỗi người có cuộc sống bình đẳng và được xã hội tôn.
- Vận dụng phương pháp “Sáu chiếc mũ tư duy”.
- trong việc ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông.
- TÓM TẮT: Học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi đứng trước sự lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.
- Thực tế hiện nay, nhiều học sinh lựa chọn không đúng ngành nghề phù hợp với năng lực sở thích của bản thân dẫn đến hệ quả là đi nhầm đường, mãi loanh quanh trong mê cung nghề nghiệp.
- Bài viết này chúng tôi đưa ra một giải pháp như là một gợi ý giúp học sinh trung học phổ thông có thể lựa chọn nghề nghiệp cho mình một cách đúng đắn.
- Đó chính là sử dụng phương pháp “sáu chiếc mũ tư duy” của Edward de Bono.
- Học sinh sẽ khai thác tìm hiểu thông tin, phân tích mặt tích cực, mặt hạn chế của nghề nghiệp mà mình chọn đồng thời dựa trên cảm xúc, hứng thú và năng lực của bản thân, các em sẽ lựa chọn và ra được quyết định lựa chọn nghề mình thích và có năng lực theo đuổi nó..
- TỪ KHÓA: Sáu chiếc mũ tư duy.
- nghề nghiệp.
- lựa chọn nghề nghiệp.
- Nghề nghiệp gắn bó với mỗi người, tạo nên hình ảnh của mỗi người đối với những người xung quanh..
- Nếu như nghề nghiệp quan trọng bao nhiêu thì sự lựa chọn nghề nghiệp lại càng cần thiết bấy nhiêu..
- KN ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời [3].
- KN giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống [3]..
- KN lựa chọn nghề nghiệp: Là khả năng của cá nhân biết lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân [3].
- Việc lựa chọn nghề nghiệp của HS cần dựa trên một tầm nhìn tổng quan và hệ thống các loại nghề trong điều kiện hiện nay..
- 2/ Những nghề thuộc lĩnh vực tiếp xúc với con người.
- 3/ Những nghề thợ (công nhân).
- 4/ Những nghề trong lĩnh vực kĩ thuật.
- 5/ Những nghề trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật.
- 6/ Những nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
- 7/ Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên.
- 8/ Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt..
- Phương pháp “Sáu chiếc mũ tư duy”.
- Phương pháp sáu chiếc mũ tư duy đã được phát triển và giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới.
- Vậy thế nào là “Sáu chiếc mũ tư duy”? Tác giả sử dụng sáu cái mũ đại diện cho sáu dạng thức của suy nghĩ (xem Hình 1).
- Khi chúng ta tưởng tượng đang đội chiếc mũ trắng, chúng ta chỉ cần suy nghĩ về các thông tin, dữ kiện liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết, tập trung trên thông tin rút ra được, các dẫn liệu cứ liệu và những thứ cần thiết, làm sao để nhận được chúng.
- Một số câu hỏi có thể sử dụng: Chúng ta có những thông tin gì về vấn đề này? Chúng ta cần có những thông tin nào liên quan đến vấn đề đang xét? Chúng ta thiếu mất những thông tin, dữ kiện nào?.
- Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ đỏ, chúng ta chỉ cần đưa ra các cảm giác, cảm xúc, trực giác, những ý kiến không có chứng minh hay giải thích, lí lẽ của mình về vấn đề đang giải quyết;.
- Một số câu hỏi có thể sử dụng: Cảm giác của tôi ngay lúc này là gì? Trực giác của tôi mách bảo điều gì về vấn đề này? Tôi thích hay không thích vấn đề này?.
- Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ vàng, chúng ta sẽ đưa ra các ý kiến lạc quan, có logic, các mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề, mức độ khả thi của dự án.
- Một số câu hỏi có thể sử dụng: Những lợi ích.
- Vai trò của chiếc mũ đen là giúp chỉ ra những điểm yếu trong quá trình suy nghĩ của chúng ta.
- Chiếc mũ đen để dùng cho “sự thận trọng”, nó chỉ ra các lỗi, các điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi của vấn đề hay dự án đang tranh cãi.
- Chiếc mũ đen đóng vai trò hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho dự án của chúng ta tránh được các rủi ro, nó ngăn chúng ta làm điều sai, bất hợp pháp hay nguy hiểm.
- Một số câu hỏi có thể sử dụng: Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra? Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm điều này? Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn?.
- Chiếc mũ xanh lá cây tượng trưng cho sự sinh sôi, sáng tạo.
- Vì vậy, nói đến chiếc mũ tư duy màu xanh lá cây chính là nói đến.
- “Tư duy sáng tạo”.
- Một số câu hỏi có thể sử dụng: Có những cách thức khác để thực hiện điều này không? Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này? Các lời giải thích cho vấn đề này là gì?.
- Chiếc mũ xanh da trời sẽ có chức năng giống như nhạc trưởng.
- Nó sẽ tổ chức các chiếc mũ khác - tổ chức tư duy.
- Chúng ta có thể sử dụng chiếc mũ xanh da trời để tóm tắt, khái quát, kết luận kết quả..
- Hình 1: Phương pháp 6 chiếc mũ tư duy (nguồn Internet) 2.2.
- Thực trạng về lựa chọn nghề của học sinh hiện nay Theo số liệu khảo sát sinh viên với nghề nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, tỉ lệ sinh viên chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%, chỉ 5% HS có hiểu biết về ngành mình học.
- về ngành, nghề đã lựa chọn.
- Một trong những nguyên nhân quan trọng đó chính là công tác định hướng nghề nghiệp cho HS ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.
- Hơn nữa, chính bản thân HS chưa biết là thế nào để chọn được ngành học đúng và phù hợp với bản thân..
- Vận dụng phương pháp “Sáu chiếc mũ tư duy” trong việc ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông.
- Phương pháp tư duy “Sáu chiếc mũ” mặc dù đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực và được ứng dụng trong dạy học nhưng đối với nhiều giáo viên và HS, đây còn là phương pháp mới mẻ.
- Bài viết này sẽ giúp nhà giáo dục, các em HS có hiểu biết khái quát về phương pháp này và biết vận dụng phương pháp đó để ra quyết định lựa chọn nghề đúng và phù hợp cho tương lai của HS.
- Việc vận dụng phương pháp sáu chiếc mũ tư duy trong việc lựa chọn nghề nghiệp của HS được thể hiện ở Bảng 1:.
- Bảng 1: Vận dụng phương pháp “Sáu chiếc mũ tư duy” trong việc lựa chọn nghề nghiệp của HS Chiếc mũ tư duy Vận dụng trong việc ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp.
- Càng biết nhiều nghề, cơ hội lựa chọn càng cao..
- Có thể chọn cả những nghề không phù hợp với năng lực của bạn (Tôi thích)..
- HS trả lời câu hỏi: Những rắc rối, nguy hiểm, khó khăn và nguy cơ nào có thể xảy ra khi chọn nghề này?.
- Khi chọn nghề cần nhận rõ những khó khăn, nguy cơ và nguy hiểm có thể gặp phải.
- Đó có thể là:.
- Khi chọn nghề HS cần nhận thức được giá trị, lợi ích, cơ hội của mỗi ngành nghề.
- Phù hợp với năng lực, sở trường, đam mê của bản thân;.
- Hợp với thực tế của bản thân: Sự phù hợp giữa trí tuệ, sức khỏe… của bản thân với yêu cầu ngành học.
- Theo thống kê, có 15 -20% HS sinh viên ra trường định hướng sai nghề nghiệp dẫn đến chọn việc làm không phù hợp [2].
- Trong khi họ lại là người phù hợp với công việc gắn liền với thiên nhiên..
- HS trả lời câu hỏi: Có những cách thức, giải pháp nào để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp?.
- Giải pháp có thể là:.
- Từ phía bản thân, HS cần phân tích những thuận lợi, khó khăn và cảm xúc của bản thân, suy nghĩ thật kĩ khi lựa chọn nghề nghiệp..
- Tóm lại, để lựa chọn nghề nghiệp một cách đúng đắn và phù hợp, HS cần: Tìm hiểu thông tin các nghề trong xã hội, lựa chọn những ngành nghề phù hợp với mình và mình thích.
- Phân tích những thuận lợi, mặt tích cực cũng như những khó khăn của nghề, cân nhắc, suy nghĩ khi lựa chọn và có thể tìm sự tư vấn của thầy cô và gia đình, cũng như chuyên gia tư vấn nghề..
- Đến đây, HS có thể lọc ra thành các nhóm với thứ tự ưu tiên như sau:.
- Những nghề này hoàn toàn phù hợp với bạn và bạn có thể đăng kí theo đuổi vào một trong bất cứ nghề nào trong danh sách..
- Nhóm 2: Những nghề có năng lực theo đuổi nhưng không thích.
- Tuy nhiên, ở lứa tuổi HS, khi chịu sự tác động, sở thích có thể sẽ thay đổi.
- Do vậy, rất có thể khi tìm hiểu kĩ hơn, bạn sẽ thích thêm những ngành nghề trong nhóm 2 và đưa thêm một nghề về nhóm 1..
- “Sáu chiếc mũ tư duy” là phương pháp đánh giá tác động của một quyết định từ nhiều quan điểm khác nhau..
- Ngoài ra, phương pháp này còn có thể giúp thấy trước những ưu, nhược điểm của một kế.
- Phương pháp này góp phần khai thác tất cả các khía cạnh khác nhau trong việc ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp của HS.
- Từ việc tìm hiểu thông tin, phân tích mặt tích cực, mặt tiêu cực cũng như dựa trên cảm xúc, hứng thú và năng lực của bản thân, HS sẽ lựa chọn và ra được quyết định lựa chọn nghề mình thích và có năng lực theo đuổi nó..
- Chiếc mũ tư duy Vận dụng trong việc ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp.
- Nhóm 3: Những nghề thích nhưng không có năng lực theo đuổi.
- Các nghề trong nhóm này, có thứ tự ưu tiên lựa chọn thấp nhất, tức là cần phải cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định chọn nghề trong nhóm này.
- Nhóm 4: Những nghề không thích và cũng không có năng lực để theo đuổi.
- Những nghề này hoàn toàn không phù hợp với bạn, không nên chọn..
- Các việc tiếp theo: Từ danh sách các nghề phù hợp đã chọn, kết hợp với điều kiện sống của cá nhân với các thông tin về nhu cầu nhân lực, cơ cấu ngành nghề ở địa phương, với những thông tin tuyển sinh từ các cơ sở đào tạo… để chọn ra cho mình những nghề bản thân có thể theo đuổi..
- [11] Trần Thu Hiền Sử dụng phương pháp “sáu chiếc mũ tư duy” hướng dẫn sinh viên sư phạm tiếp cận việc giáo dục học sinh chưa ngoan, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, Kì 2, tr.121 -125.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt