« Home « Kết quả tìm kiếm

Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật văn xuôi Sơn Nam


Tóm tắt Xem thử

- NÉT ĐẶC SẮC TRONG PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VĂN XUÔI SƠN NAM.
- Sơn Nam là một nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
- Cảm hứng về văn hóa Nam Bộ chính là hạt nhân phong cách nghệ thuật Sơn Nam.
- Từ đó, nó chi phối, làm nên nét đặc sắc nghệ thuật văn xuôi Sơn Nam.
- Bên cạnh giọng điệu phong phú, đa dạng đan xen lẫn nhau, cách vận dụng thành ngữ, ca dao, dân ca vào tác phẩm một cách nhuần nhuyễn và cách sử dụng ngôn từ đậm sắc phương ngữ Nam Bộ tạo cho văn xuôi Sơn Nam có nét độc đáo riêng biệt giúp nhà văn miệt vườn không lẫn với bất cứ nhà văn nào khác trong dòng văn học dân tộc..
- Từ khóa: phong cách, nghệ thuật, văn xuôi, Sơn Nam Mỗi nhà văn khi cầm bút đều muốn tạo.
- ra cho mình một nét riêng, có phong cách nghệ thuật độc đáo để không thể lẫn với nhà văn khác.
- Đây chính là sự khẳng định giá trị của mỗi nhà văn trên văn đàn cũng như trong dòng chảy của lịch sử văn học..
- Sơn Nam – nhà văn miệt vườn Nam Bộ đã tạo cho mình một chỗ đứng, một vị trí trang trọng trên văn đàn cũng như trong lòng người đọc nhờ dấu ấn sắc nét phong cách riêng, độc đáo của mình..
- Sơn Nam đến với nghệ thuật từ thời trai trẻ.
- Ngay từ khi bắt đầu cầm bút, nhà văn 26 tuổi này đã đạt luôn hai giải thưởng của cuộc thi Văn học do Ủy Ban kháng chiến Nam Bộ tổ chức (1952) cho hai tác phẩm đầu tay: giải nhất cho truyện Bên rừng Cù lao Dung và giải hai cho Tây đầu đỏ.
- Nhiều ý kiến nhận xét về cảm quan nghệ thuật và giọng điệu riêng của Sơn Nam trong các tác phẩm trước 1954.
- viết, một con đường riêng, dần dần Sơn Nam đã khẳng định bản lĩnh nghệ thuật của mình và phát huy được phong cách độc đáo.
- Có thể thấy phong cách nghệ thuật của Sơn Nam được thể hiện ở một số nét đặc trưng cơ bản như những nét đặc sắc trong nghệ thuật văn xuôi của ông..
- Nhà văn đi sâu vào cuộc sống, nắm rõ, hiểu sâu đối tượng miêu tả.
- Sơn Nam còn có thủ pháp dựng truyện, dựng cảnh đặc sắc.
- Nhà văn có một vốn sống phong phú về lịch sử khẩn hoang miền Nam.
- Trong Hát bội giữa rừng, Sơn Nam đã tả cảnh tượng người dân hồ hởi làm sân khấu để xem hát bội.
- Nhà văn đã thành công khi mô tả bức tranh của vùng đất Nam Bộ một thời hoang sơ nhưng thơ mộng bằng những chi tiết, hình ảnh được nhà văn chọn lọc kỹ lưỡng:“Kìa, chạy dài tới chân trời một vùng nước bao la, không bến không bờ.
- Sơn Nam đã sử dụng tài năng của mình để dựng lên một thời hào hùng đi mở cõi của dân tộc.
- Ngay ở thể ký, tài dựng cảnh của nhà văn cũng đặc sắc, đọc Hồi ký Sơn Nam, chúng ta có cảm tưởng như đọc truyện vậy..
- Nghệ thuật kể chuyện của Sơn Nam giúp nhà văn dựng truyện thành công..
- Những câu chuyện kể về những sự việc, những con người bình thường hàng ngày trong hoàn cảnh chiến tranh, dưới ngòi bút của Sơn Nam trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.
- Trong Chim quyên xuống đất, Sơn Nam đứng ở vị trí trần thuật ở ngôi thứ ba với điểm nhìn bên ngoài kể lại hành trình truân chuyên của một trí thức làm công tác bình dân học vụ dưới thời Pháp thuộc.
- Sơn Nam đứng trên nhiều góc độ, lúc thì ông là người dẫn chuyện, có lúc ông kể lại chuyện mình với nhân vật "tôi".
- Hồi ký Sơn Nam có lúc «tự trào» chính bản thân mình khi nhớ lại chuyến đi thực tế ở chiến khu 9: "Nói về sự.
- Sơn Nam không bao giờ lớn tiếng, hô hào triết lý nhưng trong mỗi câu chuyện của ông, bao giờ cũng thấp thoáng một triết lý nhân sinh nào đó để lại cho đời..
- Giọng điệu đan xen nhau tạo nên sự đa dạng và phong phú trong nghệ thuật kể chuyện của văn xuôi Sơn Nam.
- cuộc sống vừa là phương tiện giúp người đọc thâm nhập vào thế giới tinh thần của nhà văn.
- Ngoài ra, giọng điệu nghệ thuật còn là một trong những yếu tố hàng đầu khẳng định sắc diện riêng, góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật nhà văn..
- Như vậy, mỗi nhà văn có một giọng điệu riêng, từ đó hình thành phong cách trần thuật độc đáo của mình.
- Giọng điệu trong văn xuôi Sơn Nam đa dạng: giọng văn chủ đạo của nhà văn trong hầu hết các tác phẩm là giọng điệu đều đều, thong thả, chậm rãi.
- Cũng như cách kể chuyện, giọng điệu trong truyện kể của Sơn Nam thay đổi linh họat.
- Người đọc sẽ nhận ra giọng điệu triết lý trong nhiều sáng tác của Sơn Nam như Bác vật xà bông, Cô út về rừng, Qua hiệu sách… Là người cầm bút từng trải, chứng kiến những bước thăng trầm của lịch sử, của đời tư con người, bằng tác phẩm, Sơn Nam ghi chép những điều trông thấy và gửi gắm bao niềm tâm sự.
- Do vậy, cũng có trường hợp, nhà văn sử dụng nhiều giọng điệu trong cùng một tác phẩm.
- Những giọng điệu đan xen nhau đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong nghệ thuật kể chuyện của văn xuôi Sơn Nam..
- Ngôn từ đậm sắc phương ngữ Nam Bộ.
- thuật do nhà văn sáng tạo trên cơ sở sản phẩm ngôn ngữ của xã hội.
- Như vậy, ngôn từ muốn trở thành ngôn từ nghệ thuật phải qua sự sáng tạo của nhà văn, nghĩa là nhà văn dùng ngôn từ nghệ thuật để sáng tác văn học.
- Sơn Nam cũng vậy, ông viết truyện không chỉ bằng vốn tri thức lịch lãm của một nhà địa phương học, một nhà khảo cứu, am hiểu tường tận “tính nết thổ ngơi, sản vật lịch sử và địa bàn cư trú của nhân dân vùng đất Mũi” mà còn bằng cả tâm hồn của nhà văn nặng lòng với quê hương..
- Đọc Sơn Nam, độc giả có thể nhận thấy được sức hấp dẫn của lối hành văn và ngôn ngữ mà nhà văn thể hiện..
- Đặc điểm nổi bật nhất là Sơn Nam viết văn giản dị như nói chuyện.
- Ngôn ngữ kể chuyện của nhà văn hay ngôn ngữ nhân vật đều giản dị, đậm chất đời thường của người dân Nam Bộ.
- Cũng như các nhà văn Nam Bộ khác, Sơn Nam luôn đặt tên nhân vật của mình bằng những tên thân thuộc, gần gũi như lão Tư Hiếm, ông Hai Muôn, ông Mười Hấu, cô Hai Thêm, anh Hai Nhiệm, cậu Hai Điền, cậu Hai Minh… những cái tên đi kèm với biệt danh, bí danh gắn với quê hương xứ sở dễ nhớ, dễ phân biệt như Ba Hò, Tư Cờ Đỏ, Tư Bình Thủy, Tư Châu Xương… Ngoài ra, Sơn Nam hay dùng những tên gọi thân mật hàng ngày như thằng Lợi, con Bảy, thằng Nhi, thằng Kìm… Đôi khi người đọc còn nhận ra thái độ của tác giả đối với nhân vật khi gọi họ là mụ, con mẻ… Dù nhân vật là người nông dân hay người trí thức thì ngôn ngữ của họ cũng mộc mạc, chân chất..
- Giọng nói của Hai Cọp làm tôi phiền anh quá chừng” [19: 60] hay lời kể chuyện của nhà văn trong Bà Chúa Hòn:.
- Cách hành văn của Sơn Nam trong sáng.
- tả của nhà văn là đi sát với thực tế cuộc sống sinh động, vẽ lên những sự vật, sự việc trong tự nhiên một cách chân thực và cụ thể.
- Đặc biệt, nhà văn phát huy cao độ biện pháp so sánh và ngôn ngữ mang tính tạo hình.
- Chính điều này làm văn chương của nhà văn miệt vườn trở nên mượt mà và mang đậm chất thơ.
- Cách so sánh gần gũi, đời thường, tạo sự thú vị cho cách hành văn của nhà văn.
- Lời văn Sơn Nam mộc mạc, giản dị như văn nói chuyện hàng ngày của người Nam Bộ nhưng cũng nhờ đó mà văn của ông giàu sức biểu cảm, có sức hấp dẫn đặc biệt với người đọc, nhất là độc giả Nam Bộ..
- Đặc điểm thứ hai là Sơn Nam đã dùng lớp từ ngữ của phương ngữ Nam Bộ để kể chuyện hoặc miêu tả.
- Những từ ngữ đặc trưng của vùng miền như lớp từ định danh chỉ xuất hiện ở vùng đất miền Nam chằng chịt kênh rạch trong truyện Sơn Nam như: giáp nước, kinh xáng, xáng múc, xuồng, tắc ráng, nước lớn, nước đứng, nước ròng, ngọn nước, cầu khỉ, cái trấp… Chẳng hạn, “Ngồi trên chòi như ngồi giữa cù lao, ngoài biển” (Ruộng Lò Bom), “chỗ này kêu là giáp nước do Tây đào “kinh xáng” gây ra” (Vẹt lục bình),.
- Những từ ngữ chỉ sự vật được nhà văn sử dụng nhuần nhuyễn và điêu luyện như:.
- (Ông Bang cà ròn)… Ngoài ra, những từ ngữ miêu tả cách sinh hoạt, cách ăn nói của người Nam Bộ cũng thường xuyên xuất hiện nhiều trong tác phẩm Sơn Nam: lặn hụp, rồ rồ, hưỡn binh, tuần hườn, vô doan, rần rộ, thối lui, cà nhắc, bổ tróc, bố ráp, cục cựa, cất, chàng ràng, chém vè, chịu trận….
- (Bác vật xà bông)… Đặc biệt, tác giả sử dụng hệ thống phương ngữ Nam Bộ để kể về những câu chuyện, những vấn đề, những sự kiện gần gũi với cuộc sống hàng ngày do đó truyện Sơn Nam dễ hiểu, dễ tiếp nhận đối với độc giả, nhất là đối với độc giả miền Nam.
- Những từ lườm, xúi, sái, thủng thẳng, nhè… là những từ địa phương Nam Bộ cùng với giọng điệu chậm rãi thong thả khiến cho câu chuyện gần gũi, nó góp phần tạo nên phong cách riêng biệt của nhà văn..
- Những từ ngữ địa phương xuất hiện dày đặc trong tác phẩm Sơn Nam tạo nên một văn phong đặc biệt “viết như nói”.
- Ghi nhận sự thành công của Sơn Nam cho sự phát triển của văn xuôi Nam Bộ trong việc khai thác và sử dụng phương ngữ, xin dẫn lời của nhà nghiên cứu Trần Hữu Dũng.
- Để trang viết của mình đến với công chúng độc giả, Sơn Nam chú ý sử dụng lời ăn tiếng nói của người bình dân Nam Bộ..
- Điều này làm nên đặc điểm thứ ba trong phong cách nghệ thuật văn xuôi Sơn Nam là vận dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao, những câu hò, đối đáp Nam Bộ.
- Sơn Nam dùng thành ngữ để miêu tả quê hương miền Nam thời khẩn hoang.
- Trong hồi ký, nhà văn viết:“Nhìn chung quanh quả là tứ bề hùng vĩ, đồi núi và đầm lầy hữu tình, chung quanh đồi lớn nhỏ là đầm lầy” [15:.
- Do vậy, sử dụng thành ngữ cũng là một đặc điểm riêng biệt của nhà văn vùng đất mới này..
- Bên cạnh việc sử dụng thành ngữ, Sơn Nam còn thành công trong việc sử dụng ca dao hay những câu hò vào những tác phẩm của mình.
- Ở Nam Bộ, để con gái có thể sướng tấm thân, không ai muốn con gái phải đi về vùng đất xa xôi mà nhà văn đã từng mô tả trong các tác phẩm của mình: “Xứ đâu như xứ Cạnh Đền/ Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh như bánh canh” [18: 41] để phải khổ sở, vất vả.
- Không chỉ ca dao, những câu hò Nam Bộ cũng được Sơn Nam sử dụng vào tác phẩm.
- Lời hát được lấy từ nguồn văn học dân gian, những tích chuyện xưa mà Sơn Nam đã thu thập được.
- Ngoài ra, nhà văn dành cả một truyện ngắn Con Bảy đưa đò để viết về hình thức hò đối đáp Nam Bộ trên sông.
- Trở lên trên, bài viết trình bày sự thành công của ngòi bút Sơn Nam trong việc sử dụng thành ngữ, ca dao, dân ca… cho tác phẩm của mình.
- Mỗi câu thành ngữ, một lời hát được vận dụng đúng nơi, đúng chỗ tạo nên nét riêng biệt và độc đáo không lẫn được với bất cứ nhà văn nào.
- Nhìn chung, ngôn ngữ Sơn Nam là ngôn ngữ dung dị, mộc mạc, đậm chất Nam Bộ, cách hành văn trong sáng, rõ ý, vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao, lời hát, câu hò… linh hoạt, sáng tạo đã tạo nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn trong văn xuôi của nhà văn miệt vườn..
- Từ cuộc sống đơn giản, đời thường, nhà văn đã tìm ra cái lớn lao, cái toàn cảnh chuyển động của xã hội.
- Đây chính là phong cách riêng của Sơn Nam trong vấn đề phản ánh lịch sử.
- Bằng sự tài hoa và tinh tế của ngòi bút của nhà “Nam Bộ học”, Sơn Nam liên kết những sự kiện đời thường với con người bình dân tạo thành một bức tranh lịch sử hào hùng làm nổi bật “hào khí Nam Bộ”: Lịch sử khẩn hoang và lịch sử chống ngoại xâm của miền Nam..
- Với bút pháp tài hoa, cách kể chuyện độc đáo với giọng điệu đa dạng, ngôn từ đậm chất địa phương Nam Bộ, tác phẩm của Sơn Nam đã làm cho những câu chuyện bình thường trở nên hấp dẫn.
- Những sinh hoạt đời thường đó được nhà văn khai thác từ góc độ văn hóa khiến cho không những người đọc vùng Tây Nam Bộ yêu thích mà ngay cả độc giả thành phố cũng quan tâm và mến mộ qua bao thế hệ..
- Sơn Nam là ngòi bút có nhiều đóng góp cho nền văn xuôi hiện đại.
- Khảo sát văn xuôi Sơn Nam, chúng ta có thể nói rằng cảm quan văn hóa Nam Bộ là hạt nhân phong cách nghệ thuật Sơn Nam.
- Đó cũng là hướng nhà văn chọn đề tài, khai thác, phản ánh đời sống hiện thực, xây dựng chủ đề, nội dung tư tưởng tác phẩm, sáng tạo thế giới nhân vật, cấu trúc câu văn, sử dụng ngôn ngữ… để từ đó khẳng định phong cách nghệ thuật nhà văn.
- Nhà văn đã tự “tìm thấy mình và độc giả cũng tìm thấy ông như một gương mặt nhà văn độc đáo”.
- Sơn Nam đã tạo dựng cho mình một chỗ đứng trang trọng trên văn đàn cũng như nền văn học dân tộc nhờ dấu ấn phong cách độc đáo của ông..
- Sơn Nam is a writer who made great contributions to Vietnam mordern prose.
- Hoàng Lâm (1991), Trò chuyện với nhà văn Sơn Nam, Tạp chí Văn nghệ .
- Kiên Giang – Hà Huy Hà (2008), Tình nghĩa giáo khoa thư trong tâm hồn nhà văn Sơn Nam, Tạp chí Xưa &.
- Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại – chân dung và phong cách, NXB Trẻ..
- Phan Hoàng Sơn Nam - nhà văn, nhà Nam Bộ học", in trong Phỏng vấn người Sài Gòn, NXB Trẻ..
- Sơn Nam (2006), 4 truyện vừa, NXB Trẻ..
- Sơn Nam (2006), Hương quê, Tây đầu đỏ &.
- Sơn Nam (2006), Vạch một chân trời - Chim quyên xuống đất, NXB Trẻ..
- Sơn Nam (2007), Bà Chúa Hòn, NXB Trẻ..
- Sơn Nam (2007), Sài Gòn xưa - Ấn tượng 300 năm - Tiếp cận với đồng bằng sông Cửu Long, NXB Trẻ..
- Sơn Nam (2008), Đi và ghi nhớ, NXB Văn hóa Sài Gòn..
- Sơn Nam (2008), Xóm Bàu Láng, NXB Trẻ..
- Sơn Nam (2009), Biển cỏ miền Tây và hình bóng cũ, NXB Trẻ..
- Sơn Nam (2009), Dạo chơi – Tuổi già, NXB Trẻ..
- Sơn Nam (2009), Hồi ký, NXB Trẻ..
- Sơn Nam (2011), Hương rừng Cà Mau, tập 1, NXB Trẻ..
- Sơn Nam (2012), Hương rừng Cà Mau, tập 2, NXB Trẻ..
- Sơn Nam (2012), Hương rừng Cà Mau, tập 3, NXB Trẻ.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt