« Home « Kết quả tìm kiếm

Đặc trưng ngôn ngữ ngoại giao của Hồ Chí Minh


Tóm tắt Xem thử

- Đặc trưng ngôn ngữ ngoại giao của Hồ Chí Minh.
- Tóm tắt: Bài viết phân tích đặc trưng ngôn ngữ ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Đó là thế giới ngôn ngữ bình dị mà vô cùng tinh tế, lịch duyệt và thấm đẫm chất nhân văn.
- Chính đặc trưng ấy đã góp phần thể hiện bản cách và tầm mức văn hóa ngoại giao ở Người..
- Từ khóa: Hồ Chí Minh.
- ngôn ngữ.
- ngoại giao.
- văn hóa.
- Việt Nam..
- Ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng góp phần định diện nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.
- Trong lĩnh vực ngoại giao, ngôn ngữ là thước đo hàm lượng văn hóa của mỗi nhà ngoại giao.
- Ngôn ngữ tạo tác cho hoạt động của những nhà ngoại giao và rồi qua đó, chính ngôn ngữ sẽ cùng “trưởng thành” với họ..
- Hồ Chí Minh trong 30 năm sống và hoạt động cách mạng ở nước ngoài đã đi qua 28 nước thuộc bốn châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ;.
- Do đó hơn ai hết, Người am tường sâu sắc văn hóa và ngôn ngữ của nhiều nước lớn trên thế giới như Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc, Đức, Mỹ....
- Vốn tri thức sâu rộng và sự tôi luyện trong thực tiễn hoạt động quốc tế đã góp dựng nên đặc trưng ngôn ngữ ngoại giao của Hồ Chí Minh..
- Những đặc trưng cơ bản trong ngôn ngữ ngoại giao của Hồ Chí Minh.
- Trong suy nghĩ của không ít người, ngôn ngữ ngoại giao là một loại ngôn ngữ bậc cao được dùng trong cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều nền văn hóa của hai hay nhiều quốc gia trên thế giới.
- ngữ ngoại giao bao giờ cũng phải trau chuốt, mềm mại, tinh tế.
- Song, khi tiếp cận với ngôn ngữ ngoại giao của Hồ Chí Minh, chúng ta lại thấy một đặc trưng hoàn toàn khác.
- Đó là một thứ ngôn ngữ rất bình dị, hàm súc, dễ hiểu nhưng cũng không kém phần tinh tế và lịch duyệt.
- Sự gần gũi ấy không chỉ được toát lên từ phong thái mà còn toát lên từ chính ngôn ngữ và thái độ sử dụng ngôn ngữ rất mộc mạc, chân tình ở Người.
- Chính những người dân Việt Nam và Ấn Độ đã đoàn kết đấu tranh giành lại tự do, độc lập cho Tổ quốc mình - đó mới là những người anh hùng” [1, tr.83]..
- Một lần khác, vào năm 1967, khi tiếp hai vị trí thức có tên tuổi của Mỹ đến Việt Nam để thăm dò một giải pháp cho cuộc chiến tranh, Hồ Chí Minh đã mời họ uống trà và.
- [2, tr.251 - 252].
- Chỉ một câu nói thật hàm súc nhưng Người đã gửi gắm đến cho chính khách Mỹ bao thông điệp ngoại giao của mình.
- Ngôn từ ngoại giao tinh gọn ấy còn được Hồ Chí Minh sử dụng trong không ít lần Người giao thiệp với đại diện Trung Quốc.
- Vào ngày sinh lần thứ 74 của Mao Trạch Đông, 26 tháng 12 năm 1967, trên trang nhất Nhật báo đã đăng bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bằng chữ Hán.
- “Vạn thọ vô cương” là khẩu hiệu chung mà nhân dân Trung Quốc dùng để chúc tụng, tôn kính lãnh tụ nước mình và Hồ Chí Minh với vốn kiến thức lịch sử - văn hóa uyên thâm về đối tượng giao tiếp (Trung Quốc) đã mượn câu chúc ngắn gọn ấy để bày tỏ sự tôn kính của mình dành cho lãnh tụ nước bạn.
- Không chỉ ngắn gọn, hàm sức và dễ hiểu trong ngôn ngữ nói mà trong văn thư đối ngoại, Người cũng trình bày hết sức gọn gàng theo một trình tự lô gích rõ ràng, mạch lạc với những lý lẽ hiển nhiên và những chứng cứ khách quan, cụ thể, chính xác để bày tỏ lập trường cũng như nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.
- Đó cũng là tính chủ đích trong ngôn ngữ ngoại giao Hồ Chí Minh..
- 10 năm 1945 về việc đề nghị để Việt Nam tham gia Ủy ban tư vấn của Viễn Đông.
- Sau khi đề cập “tầm quan trọng về chiến lược và kinh tế của Việt Nam” và nguyện vọng.
- “được hợp tác với những nền dân chủ khác trong việc tạo lập và củng cố nền hòa bình và phồn vinh trên thế giới”, Hồ Chí Minh đã viện dẫn những cơ sở pháp lý hiển nhiên cả ở trong nước và quốc tế để bác bỏ sự có mặt của Pháp và khẳng định tính hợp lý về sự có mặt của Việt Nam tại Ủy ban này..
- Thứ ba, theo Hiến chương Đại Tây Dương và bản Hiệp ước hòa bình sau đó, và do thiện chí cùng với lập trường kiên định về nền dân chủ, Việt Nam có đủ điều kiện cử đại diện vào Ủy ban tư vấn [2, tr.259 - 260].
- Một sự biện giải ngắn gọn mà chân xác, đanh chắc, đủ để khẳng định tính pháp lý về sự có mặt của Việt Nam ta tại Ủy ban này..
- Một lần khác, khi trình bày quan điểm của mình về sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, Hồ Chí Minh chỉ viết ngắn gọn rằng: “Con sói thống trị cuối cùng đã bị loài thú ăn thịt phát xít Nhật nuốt chửng”.
- Do sử dụng văn hóa dân tộc, ngôn ngữ ngoại giao của Hồ Chí Minh có sự linh hoạt đến tuyệt vời, thích hợp với từng hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp..
- Với vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa, tâm lý, ngôn ngữ và phong tục tập quán của nhiều dân tộc ở cả Phương Đông và Phương Tây, Hồ Chí Minh quả thực đã tìm được những ngôn từ giao tiếp phù hợp với từng hoàn cảnh, với từng đối tượng cụ thể trong mối quan hệ đa dạng và không kém phần phức tạp thời đại bấy giờ.
- Điều đó làm nên tính linh hoạt trong ngôn ngữ ngoại giao Hồ Chí Minh, tránh được bệnh công thức, xơ cứng hay còn gọi là hiện tượng.
- “Ngôn ngữ gỗ” thường gặp trong ngôn từ chính trị.
- Khi nhận xét về ứng xử của Hồ Chí Minh với nước Pháp, Phrítxơ Glaobaophơ (một nhà hoạt động quốc tế người Áo, cùng công tác với Nguyễn Ái Quốc tại Mátxcơva đầu những năm 1920 - người đã từng có dịp quan sát các hoạt động ngoại giao của Người trong thời gian thương lượng ở Pháp năm 1946) đã phải thừa nhận rằng: “Dưới ánh đèn chiếu của các phóng viên nhiếp ảnh.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu phát biểu với giọng nói nhẹ nhàng bằng thứ tiếng Pháp rất chính xác và có thể nói là rất điêu luyện.
- Phía Việt Nam nghiêm chỉnh và cố tìm cách tách khỏi nước Pháp bằng con đường hòa bình, trên cơ sở thương lượng” [3, tr.46].
- Có lẽ với ông, tuy đã được đi nhiều, tiếp xúc nhiều nhưng thật hiếm gặp nhà ngoại giao nào lại có phong thái bình dị mà tinh tế và đầy linh hoạt, thông minh trong việc sử dụng ngoại ngữ như Hồ Chí Minh..
- Trong chuyến thăm Liên Xô vào tháng 7 năm 1955, để bày tỏ lòng yêu mến và kính trọng đối với lãnh tụ Lênin, Hồ Chí Minh đã ghi trong sổ vàng lưu niệm tại điện Kremli bằng một thứ tiếng Nga rất thành thục: “Lênin, người thầy dạy vĩ đại của cách mạng vô sản.
- Trong dịp đón đoàn cấp cao Lào thăm Việt Nam tháng 3 năm 1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu bật điểm tương đồng về địa - chính trị mà theo Người là nền tảng xây đắp mối quan hệ hữu nghị lâu dài giữa hai nước: “Hai dân tộc Việt và Lào sống bên nhau trên cùng một dải đất, cùng có chung một dãy núi Trường Sơn.
- Khi đặt chân đến Ấn Độ (tại Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương, Ấn Độ được cử làm Chủ tịch Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát việc thi hành Hiệp định Giơnevơ) vào tháng 2 năm 1958, bằng sự am tường về văn hóa, lịch sử của nơi này, Hồ Chí Minh đã rất tự tin bày tỏ niềm xúc động và sự cảm phục vô cùng của mình dành cho đất nước và con người nơi đây..
- Nền văn hóa và đạo Phật của Ấn Độ đã truyền sang Việt Nam từ thời cổ..
- Đặc biệt, ngôn ngữ ngoại giao của Hồ Chí Minh còn thể hiện rõ nét tinh thần khoan dung, vị tha, hòa hiếu.
- Đó cũng là giá trị ưu trội của văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa ngoại giao Việt Nam nói riêng từ xưa đến nay.
- Trong thư gửi cho ông J.Xanhtơni (người đối thoại của Cộng hòa Pháp trong suốt thời gian dài) Hồ Chí Minh viết rằng: “Bạn thân mến,… Tôi tin chắc rằng, cũng như tôi, ông rất tiếc công việc chung vì hòa bình của chúng ta đã bị phá huỷ bởi cuộc chiến tranh anh em này....
- Bức thư ấy chỉ là một trong số vô vàn những bức thư, những bài viết, những lời nói mang đậm tinh thần khoan dung văn hóa mà Hồ Chí Minh đã gửi đến cho những người đại diện của nhà nước Cộng hòa Pháp hay Cộng hòa Mỹ.
- Điều đáng nói ở đây là tinh thần khoan dung, hòa hiếu ấy đã được nâng lên thành một thông điệp nhất quán, xuyên suốt trong suốt sự nghiệp ngoại giao của Người..
- Tháng 10 tháng 1954, trong khi đạo binh Pháp đang rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam theo Hiệp định Giơnevơ thì ông Xanhtơni, một nhà ngoại giao Pháp kỳ cựu, đã quay trở lại Hà Nội với tư cách là Tổng đại diện của Chính phủ Pháp.
- Ông rất hồi hộp khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp kiến.
- Chí Minh là đại diện) sẽ tiếp kẻ bại trận ra sao? Âu đó cũng là tâm lý chung của những người Pháp sau cuộc chiến khi có dịp đặt chân đến Việt Nam.
- Ngày 12 tháng 1 năm 1967, Axmôrơ và một số nhân vật quan trọng trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đến Hà Nội để thăm dò thái độ của ta trên một vài vấn đề mà họ quan tâm..
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thân tình, cởi mở đón tiếp họ và thẳng thắn chia sẻ những ý kiến của mình.
- Chúng tôi chìa bàn tay hữu nghị ra với bất kỳ quốc gia nào thừa nhận Việt Nam là một nước tự do và độc lập [6, tr.20 - 21.
- Ắt hẳn sự khoan hồng và lòng nhân ái, độ lượng tuyệt vời của Hồ Chí Minh sẽ mãi là nỗi ám ảnh, day dứt khôn nguôi trong lòng họ.
- Quả thật đúng như Xanhtơni, người đại diện cho chính phủ Pháp đảm trách việc đàm phán với chính phủ Hồ Chí Minh trong những năm đã từng nhận xét:.
- “Hồ Chí Minh đã đánh đắm cả chế độ thực dân nhưng vẫn là bạn của nước Pháp” và.
- “chưa bao giờ tôi có thể nhận thấy nơi các chương trình của Cụ Hồ Chí Minh một dấu vết nào, dù rất nhỏ sự công kích, đa nghi hoặc chế giễu” [7, tr.80].
- Đó cũng là thắng lợi lớn lao hơn hết thảy mà Người bằng phong thái và ngôn ngữ ngoại giao của mình đã làm được để góp phần xây đắp nên tượng đài bất diệt về tinh thần hòa hiếu tuyệt vời của văn hóa ngoại Việt Nam trong tâm thức bè bạn thế giới..
- Tìm hiểu ngôn ngữ ngoại giao của Hồ Chí Minh, chúng ta còn nhận thấy: trong bầu không khí thân tình, cởi mở với bạn bè, đồng chí, không ít lần Người bày tỏ tình cảm hữu nghị thắm thiết bằng thơ ca.
- 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cất lên những vần thơ đầy xúc động: “Nhớ nhung trong lúc chia tay/Tấm lòng lưu luyến cùng bay theo Người/Người về Tổ quốc xa khơi/Chúc Người thắng lợi, chúc người bình an” [1, tr.49]..
- Tại buổi lễ tiễn Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ nhân dịp Ngài sang thăm Việt Nam ngày 16 tháng 5 năm 1963, Hồ Chí Minh đã mượn 4 câu thơ để kết thúc lời phát biểu của mình:.
- Năm năm sau đó (tháng 3 năm 1968), trong bài phát biểu tiễn phái đoàn cấp cao Lào về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cất lên những vần thơ với hình ảnh ví von đầy sinh động để ngợi ca mối quan hệ hữu nghị Việt - Lào: “Thương nhau mấy núi cũng trèo/Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua/Việt Lào, hai nước chúng ta/Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” [1, t.12, tr.346]..
- đẹp, cái hay của ngôn ngữ dân tộc để làm nên bản sắc văn hóa ngoại giao của mình..
- Những vần thơ ngoại giao ấy tuy rất hàm súc nhưng chúng thay cho bao thông điệp ngoại giao mà Người muốn gửi gắm..
- Những bức thông điệp đậm chất thơ, giàu tính nhạc ấy dễ đi vào lòng người hơn hết thảy mọi thứ ngôn ngữ ngoại giao khác!.
- Một hiện tượng khá thú vị nữa trong ngôn ngữ ngoại giao Hồ Chí Minh mà chúng ta không ít lần bắt gặp chính là hiện tượng song ngữ trong cùng một bài nói hay viết.
- Ví như, trong tờ báo Nhân dân, số ra ngày 4 tháng 11 năm 1956, Hồ Chí Minh đã mượn bút danh C.B để viết Thư gửi Tổng thống Mỹ.
- Với bút danh C.B, Người đã đóng vai là một công dân Việt Nam bình thường, thẳng thắn tố cáo tội ác và âm mưu thâm độc của Mỹ.
- [1, t.12, tr.88]..
- Cũng với phong cách ấy, trong cuối diễn văn tại cuộc mit tinh của nhân dân Niu Đêli, một lần nữa hai thứ ngôn ngữ Việt - Ấn lại được Người vận dụng song hành: “Việt Nam - Hinđi bhai bhai!” (Nghĩa là: “Việt Nam - Ấn Độ là anh em.
- [1, tr.42].
- Sự song hành của hai thứ ngôn ngữ Việt - Ấn trong một câu nói phải chăng là minh chứng cho sự gắn kết song hành của hai nước anh em?.
- Đây là biểu hiện sinh động cho sự tinh tế trong ngôn ngữ ngoại giao Hồ Chí Minh!.
- “Bung” với nghĩa là “anh cả” để thêm một lần nữa đưa cuộc đón tiếp ngoại giao trở về.
- Ở trên, chúng ta đã cùng nhau khảo sát chất văn hóa trong ngôn ngữ viết và nói của nhà ngoại giao Hồ Chí Minh.
- Nhưng bên cạnh những lớp ngôn ngữ ấy, chúng ta còn tìm thấy những tầng “ngôn ngữ ẩn” ngầm chứa trong từng nghĩa cử ngoại giao bình.
- Không biện giải bằng những ngôn từ ngoại giao, chỉ với một động thái nhỏ, Người đã gửi gắm trong đó bức thông điệp hòa bình, phản đối chiến tranh của cả dân tộc Việt Nam.
- Một lần khác, cũng trong cuộc họp báo tại Pari năm 1946, khi cuộc họp vừa kết thúc, nhân trên bàn có trang trí lọ hoa hồng rất đẹp, Hồ Chí Minh đứng dậy tặng chị FlanCoise de Corrèze một bông hồng vì chị là nhà báo nữ đáng kính.
- Một lần khác, nhân chuyến thăm Ấn Độ vào tháng 2 năm 1958, Hồ Chí Minh đã đem từ Hà Nội sang một vòng hoa và một cây Đại để đặt và trồng ở nơi kỷ niệm Thánh Găngđi.
- Ngài cũng đưa vòng hoa và cây đào để kỷ niệm ông cụ thân sinh Tổng thống Ấn Độ - người mà Hồ Chí Minh đã có dịp gặp gỡ ở thủ đô Bỉ năm 1927 trong Hội nghị quốc tế chống chủ nghĩa thực dân..
- Những nghĩa cử ấy như một thứ “ngôn ngữ.
- Cũng trong chuyến thăm Ấn Độ đó, một lần nữa Người lại mượn ngôn ngữ không lời để gửi gắm thông điệp dân chủ, bình đẳng đến đất nước và con người nơi đây.
- Bấy giờ, tại cuộc chào mừng ở Đêli, ông Thị trưởng và Thủ tướng Nêru mời Hồ Chí Minh ngồi vào một ghế sơn son thếp vàng trên đài chủ tịch..
- Quần chúng nhất loạt đứng cả dậy hoan hô “Hồ Chí Minh jindabad!” (Hồ Chí Minh muôn năm).
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xóa bỏ một hình thức lễ tân bằng một cử chỉ rất dân chủ....
- Dân chủ, bình đẳng - đó không chỉ là khát vọng của người dân Việt Nam mà còn là ước mong cháy bỏng của nhân dân Ấn Độ và nhân loại yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
- Những nét đặc sắc trong ngôn ngữ ngoại giao của Hồ Chí Minh đã góp phần định hình nên một phong cách ngoại giao.
- rất riêng ở Người, nâng ngôn ngữ ngoại giao Việt lên một tầm cao mới.
- Từ ngôn ngữ ngoại giao của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy tỏa ra một thứ văn hóa, không chỉ là thứ văn hóa vốn có của Phương Đông hay Phương Tây mà là một nền văn hóa của tương lai [9, tr.26 - 27] đúng như nhà báo Xô viết Ôxíp Mandenxtam đã từng liên tưởng..
- [2] Nguyễn Dy Niên (2008), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội..
- [5] Dương Trung Quốc (2009), “Hàm lượng văn hóa trong ngoại giao”, Ngoại giao văn hoá vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế, phục vụ hoà bình, hội nhập và phát triển bền vững, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, Hà Nội..
- [6] Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (1996), Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, t.10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- [7] Xanhtoni (1988), Thập giá và lưỡi gươm, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh..
- [8] Nguyễn Thanh Tú (2012), Hồ Chí Minh và những mạch nguồn ngôn ngữ văn hóa, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt